“Cơm có thịt” - ấm áp những tấm lòng sẻ chia với trẻ em vùng cao

Để đảm bảo tỉ lệ đi học chuyên cần của học sinh vùng cao, ngoài nỗ lực giáo dục, vận động, còn cần có sự khích lệ, động viên thiết thực cho các em từ những điều giản dị nhất như những bữa cơm có thịt, đầy đủ dưỡng chất.
1-1700732729.png

Chương trình Tết sớm Pa Cheo tại Bát Xát, Lào Cai vào tháng 1.2023

Câu chuyện giữa giáo dục và dinh dưỡng

Năm 2020, Ngân hàng Thế giới (WB) đã xếp Việt Nam là 1 trong 34 quốc gia trên thế giới đang đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng. Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng từng nhận định, tại vùng núi phía Bắc và nhiều vùng dân tộc thiểu số khác, có hơn 70% trẻ em chưa được ăn đúng, ăn đủ. Mặc dù tỉ lệ suy dinh dưỡng toàn quốc đã được cải thiện trong những năm gần đây, tỉ lệ thấp còi ở trẻ em là người dân tộc thiểu số (31,4%) vẫn cao gấp 2 lần nhóm trẻ là người Kinh. Cùng với đó, tỉ lệ trẻ em là người dân tộc thiểu số thiếu cân cũng lớn hơn gấp 2,5 lần (21%) so với trẻ em là người Kinh (8,5%).

2-1700732733.png

Những em bé Pa Cheo đón Têt sớm 2023 với món quà từ các nhà tài trợ

Một thực trạng phổ biến có thể thấy là học sinh vùng cao đi học thường phải tự chuẩn bị đồ ăn, hoặc mang chính những nguyên liệu có sẵn từ gia đình mình đến trường để chế biến. Do điều kiện kinh tế khó khăn, đường sá xa xôi và nhận thức còn hạn chế, nhiều gia đình vùng sâu vùng xa không cho con đi học đầy đủ, thậm chí sẵn sàng để con nghỉ học. Vì vậy, nguồn dinh dưỡng bữa ăn bán trú tại trường của các em không được đảm bảo cả về lượng và chất. Đối với nhiều em học sinh dân tộc thiểu số, được ăn mì tôm ở trường học đã là một điều đặc biệt, so với những bữa ăn hàng ngày ở nhà chỉ có rau.

3-1700732733.jpg

Cô giáo tại điểm trường Lùng Pủng, Hà Giang chuẩn bị bữa ăn cho các em học sinh

Bên cạnh các chính sách của Chính phủ như Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, câu chuyện khuyến học và nâng cao dinh dưỡng cho trẻ em vùng cao không phải là riêng của ngành giáo dục. Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, đã có những tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đã quan tâm và chung tay đóng góp với nhiều hoạt động ý nghĩa và thiết thực. Trong đó, có thể nhắc đến Quỹ Trò nghèo vùng cao, tiền thân là chương trình từ thiện mang tên “Cơm Có Thịt”, một quỹ xã hội từ thiện với những hoạt động đầu tiên từ năm 2011.

Nối dài thêm yêu thương cộng đồng từ những bữa cơm có thịt

Mục tiêu quan trọng nhất của chương trình “Một triệu bữa cơm có thịt” là các em học sinh vùng cao đi học nhiều và đều hơn, chuyên cần hơn, giáo viên vùng cao ít mất công sức đi vận động học sinh trở lại lớp. Vào thời điểm hiện tại, có hơn 100 trường vùng cao, chủ yếu ở phía Bắc với trên 10.000 em nhỏ đang nhận được tiền hỗ trợ cải thiện bữa ăn bán trú từ chương trình, cùng các hoạt động hỗ trợ thiết thực khác.

4-1700732733.png

Chương trình Một triệu bữa cơm có thịt khởi động vào tháng 9.2023 tại trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Măng Cành

Trong năm học 2023-2024 này, Quỹ Trò nghèo vùng cao đã nhận được khoản tài trợ tương đương một triệu bữa cơm có thịt từ sự đồng hành của thương hiệu CHIN-SU. Ông Nguyễn Anh Tú - Phó chủ tịch hội đồng quản lý quỹ kiêm Giám đốc Quỹ Trò nghèo vùng cao cho biết: “Chương trình ‘Một triệu bữa cơm cho học sinh nghèo vùng cao’ là một dấu ấn, một sự khởi đầu vô cùng ý nghĩa và thiết thực về sự chung tay chia sẻ của doanh nghiệp Việt vì cộng đồng. Hôm nay Cơm có thịt bắt đầu lan tỏa rộng khắp tại các tỉnh vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên… với sự chung tay của nhãn hàng CHIN-SU. Cảm ơn CHIN-SU đã cảm thông, thấu hiểu và đồng hành cùng Trò nghèo vùng cao với chương trình: ‘Một triệu bữa cơm có thịt cho học sinh nghèo vùng cao”.

PV

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin