Chống tham nhũng ở lĩnh vực tư truy tài sản quan chức

28/10/2016 14:50

Quy chế, luật rồi thì phải thực hiện theo luật không phải cứ thích là kiểm tra được người ta được.

Xung quanh những tranh cãi liên quan đến việc đưa chống tham nhũng ở khu vực tư vào Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN), nhiều chuyên gia cho rằng rất dễ bị lạm quyền. Liên quan đến vấn đề này báo Pháp luật TP HCM đã có cuộc trao đổi với Cục trưởng Cục PCTN (Thanh tra Chính phủ) Phạm Trọng Đạt.

 Cục trưởng Cục PCTN (Thanh tra Chính phủ) Phạm Trọng Đạt
Cục trưởng Cục PCTN (Thanh tra Chính phủ) Phạm Trọng Đạt)

Công tư có sự đan xen thúc đẩy tham nhũng

. Phóng viên: Điều kiện và căn cứ nào chúng ta tiến hành, lấy ý kiến của các chuyên gia doanh nghiệp đưa chống tham nhũng ở khu vực tư nhân vào Luật PCTN?

+ Cục trưởng Cục PCTN Phạm Trọng Đạt: Trên thế giới nhiều nước đã đề cập vấn đề này và họ cũng đã thực hiện tốt việc PCTN ở lĩnh vực này. Và thực tế cho thấy PCTN giữa tư và công có sự xen kẽ và phối hợp với nhau. Thực ra những quan chức có vụ lợi, có vụ việc “ẩn ý” hay gợi ý đối với tư nhân. Trong khi đó ở lĩnh vực công thì có luật, có cơ chế giám cụ thể trong khi đó tư nhân hiện nay chưa có.

Tôi lấy ví dụ, chẳng hạn như lấy công quỹ của Nhà nước đi biếu xén 1.000 đồng cũng vi phạm tuy nhiên ở lĩnh vực tư nhân thì họ chuyển tài sản, biếu xén để có được dự án này nọ thì không kiểm soát được. Vì thế cần phải đưa chống tham nhũng tư vào luật và phải được quan tâm điều này.

Nói đưa vào luật lạm quyền, nhũng nhiễu doanh nghiệp, cá nhân tôi khẳng định không có việc lạm quyền. Quy chế, luật có rồi thì phải thực hiện theo luật không phải cứ thích là kiểm tra người ta được. Xin nói thêm ở đây, đưa tư nhân vào quản lý giám sát đưa vào hoạt động đúng quỹ đạo của pháp luật, đặc biệt là việc chống tham nhũng ở khu tư từ đó sẽ hạn chế được tham nhũng ở lĩnh vực công.

. Vậy quá trình thực hiện PCTN ở lĩnh vực công rút ra những kinh nghiệm, cơ sở nào để nói rằng chống tham nhũng “phải đi bằng hai chân” thưa ông?

+ Ông Phạm Trọng Đạt: Chúng tôi căn cứ trong quá trình phòng chống Luật PCTN mà việc này chúng ta cũng đã thực hiện 10 năm nay. Tất nhiên ở đây về mặt tổng kết nó còn có những khoảng trống cần phải điều chỉnh, sửa đổi một cách cụ thể. Tôi nói thế này, thực tế trong quá trình trao đổi, làm việc giữa công và tư nó xuất hiện ở ẩn ý, ví dụ như tư nhân để có được dự án hoặc là được ưu tiên thực hiện các dự án thì phải đút lót, hối lộ…

Vì thế, ở lĩnh vực tư cần phải giám sát bằng luật và phải giám sát bằng được từ đó nó sẽ hạn chế ở lĩnh vực công. Chúng ta không thể nói chống tham nhũng ở lĩnh vực công chưa xong còn chống tư thì đó là không hiểu bản chất. Dù tư và công là tách bạch nhưng nó có sự đan xen lẫn nhau thúc đẩy tham nhũng.

Là quan chức phải chấp nhận ràng buộc về PCTN

. Nhưng thưa ông, hiện nay chúng ta đã có nhiều biện pháp chống tham nhũng ở lĩnh vực công, chẳng hạn như kê khai tài sản hiện nay lên đến 1 triệu người nhưng chúng ta đã và đang làm gì để giám sát tài sản biến động đó mà bản thân họ là những người làm trong lĩnh vực công?

+ Ông Phạm Trọng Đạt: Đúng rồi, kê khai tài sản hiện nay không phải là ở diện rộng hay hẹp mà quan trọng là có giám sát được tài sản đó hay không, biến động của tài sản đó ra sao. Việc kê khai tài sản quan chức và kể cả con cái, vợ con của các thành viên, người thân vì các thành viên này vì nó có thể có liên quan đến các doanh nghiệp tư, mở công ty riêng...

Trong quá trình thực tiễn, những người thân thiết phải được kê khai đầy đủ từ đây sẽ quản lý, giám sát được. Là quan chức thì chấp nhận ràng buộc về PCTN còn không chấp nhận kê khai kiểu đó thì đừng làm quan chức nữa.

Việc đưa vào luật hay bất cứ vấn đề nào thì phải được kiểm nghiệm nhưng ở đây thấy rõ lỗ hổng, thấy sự xuất hiện tham nhũng ở lĩnh vực tư là một thực tế. Nếu chỉ công thôi mà bỏ tư ra thì sẽ rất khó vì thế công tư có móc nói với nhau. Khi đưa vào thực hiện, có thời gian tổng kết và chỉnh sửa còn nếu sợ thì làm sao giải quyết tổng thể được, làm sao chống tham nhũng được.

. Một số các chuyên gia đưa ra nhận định chống tham nhũng ở lĩnh vực công chưa được, làm sao chống ở lĩnh vực tư, ông đánh giá như thế nào về nhận định này?

+ Ông Phạm Trọng Đạt: Không thể thế được, bởi vì lĩnh vực công có cơ chế giám sát cụ thể là Đảng, Quốc hội, cơ quan nhà nước, nhân dân giám sát và có quy định trong luật cụ thể rồi nhưng ở lĩnh vực tư thì chưa có ai giám sát.

Phải khẳng định rằng giữa công và tư có sự móc nối với nhau để thực hiện hành vi, tham nhũng hối lộ. Không tách tư với công và dù có đưa chống tham nhũng ở lĩnh vực tư thì không ảnh hưởng gì đến chống tham nhũng ở lĩnh công. Việc đưa vào luật không gây ảnh hưởng hay cản trở kinh tế của tư nhân, anh làm tốt thì nhất định doanh nghiệp của anh phát triển.

Theo Plo

Bạn đang đọc bài viết "Chống tham nhũng ở lĩnh vực tư truy tài sản quan chức" tại chuyên mục Diễn đàn - Luật gia. Mọi chi tiết xin liên hệ số hotline (0915.999.467) hoặc gửi email về địa chỉ (toasoan@phaply.vn).

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin