10 vụ cướp biển nổi tiếng thời hiện đại

Somalia được xem là một trong những quốc gia nuôi dưỡng “cướp biển” lớn nhất thế giới. Phần lớn ngư dân nơi đây đang tuyệt vọng khi sống tại một trong những xứ nghèo nhất hành tinh.

Phi vụ 20 triệu USD tiền chuộc

Khoảng tháng 11/2008, một toán cướp biển Somali đã bắt cóc một tàu chở hàng của Ukraine ở ngoài khơi duyên hải Somali 200 hải lý. Hãy tưởng tượng xem đám cướp biển sửng sốt đến thế nào trên con tàu trị giá 30 triệu USD với rất nhiều xe tăng, súng phóng lựu và các loại vũ khí hạng nặng khác. Toán cướp quyết định trao đổi để lấy 20 triệu USD tiền mặt.

3.1

Cuối cùng, thông qua đàm phán, con tàu hàng được phóng thích cùng với thủy thủ đoàn và hàng hóa. Somalia được xem là một trong những quốc gia nuôi dưỡng “cướp biển” lớn nhất thế giới. Phần lớn ngư dân nơi đây đang tuyệt vọng khi sống tại một trong những xứ nghèo nhất hành tinh.
Bị cướp biển bắn hạ

Hồi tháng 12/2001, công dân New Zealand, Sir Peter Blake, người từng 2 lần chiến thắng America's Cup, đã bị bắn hạ bởi một băng cướp biển nổi tiếng với tên gọi “Thủy Thử” (Chuột Nước) ngay tại thành phố Macapa, một nơi hẻo lánh ở Brazil.

Khi Peter Blake về nhà sau buổi ăn tối trên du thuyền cùng các thuyền viên thì 8 tên đội mũ bảo hiểm đã chặn lại, lôi ông lên thuyền cao su và bắt đầu đe dọa. Blake rút súng bắn hạ 1 tên cướp biển trước khi bị các tên còn lại triệt hạ. Blake đang đi du lịch cùng với 14 thủy thủ đoàn (gồm cả con gái của ông), ông cũng chả rõ những kẻ tấn công mình là ai. Truyền thông Brazil nhấn mạnh: “Đám cướp biển không hay biết nạn nhân mà chúng thủ tiêu là ai. Trong mắt chúng, khách du lịch đi tàu to thì ắt là giàu”. Những kẻ tấn công Peter Blake cuối cùng bị tóm và bị phạt tội giết người.

Cướp biển ở Nam Cực

Tổ chức vũ trang chống đánh cá voi mang tên Sea Shepherd đã đâm thủng một tàu săn cá voi của Nhật Bản vào năm 2013. Tổ chức này cũng xua đuổi những tàu đánh cá ở Nam Cực, quấy rối ngư dân và thực hiện các hành động cực đoan để bảo vệ thú có vú.

3.2

Thẩm phán Alex Kozinski của Tòa án Mỹ nói về tổ chức cướp biển Sea Shepherd: “Khi tiếp cận các tàu đánh cá lớn, thành viên của tổ chức này sẽ thả xuống biển những thùng axit, dùng dây chão bằng kim loại làm hỏng bánh lái và cánh quạt nước; hoặc thả bom khói hay những cái móc phát hỏa; cũng như chiếu ánh sáng lazer cực mạnh vào những tàu khác. Vì lẽ đó, ngay cả khi quý vị không có ý đồ xấu, cũng sẽ bị vạ lây”.

Chuyên săn khách du lịch

Những chiếc du thuyền sang trọng đi ngang qua vùng biển Caribe thường chở theo đầy ắp du khách giàu có cũng là mục tiêu béo bở cho những băng cướp biển địa phương. Tháng 12/2008, một tốp khách đi nghỉ hè neo đậu chiếc du thuyền dài 21,3m ngay hải cảng Chateaubelair thơ mộng, thì có 3 gã trang bị súng và các vũ khí khác leo lên boong.

3.3

Sau khi vét nữ trang, tiền mặt, máy ảnh, điện thoại di động trị giá hàng ngàn Mỹ kim, những tên cướp đòi thuyền trưởng 2 điều kiện: lái tàu ra khơi và nổ tung bởi lựu đạn. Một trong số các nạn nhân là mẹ của 3 đứa con đến từ Cleveland (tiểu bang Ohio, Mỹ), nhớ lại: “Khi chúng đứng trước mặt tôi, chúng hô “có bao nhiêu tiền đưa hết ra đây?”. Chúng tôi đã làm như cái máy, để bảo vệ tính mạng mình. Còn sống là còn tất cả, ở quê nhà tôi còn 3 đứa con”.

Tấn công tàu như kiếm sĩ

Trong khi cướp biển hiện đại đã trang bị những loại vũ khí mới nhất, thì những tên “ăn hàng lẻ” lại dùng vũ khí thời xưa, như vụ tấn công một con tàu ở gần Georgetown ở Guyana vào tháng 5/2016. Tay cầm đoản đao, 5 gã đàn ông đổ bộ lên boong một tàu cá, trói nghiến 4 thủy thủ, quẳng thuyền trưởng xuống biển và cướp đi 2 động cơ tàu. Viên thuyền trưởng may mắn trôi dạt trên biển và được cứu sống bởi một tàu đánh cá khác, nhưng số phận 4 thuyền viên không có diễm phúc như thế: 3 người mất tích, 1 người cuối cùng tìm thấy đã chết.

3.4
Hành khách choảng cướp biển

Tàu du lịch Seabourn Spirit khi đang đi cách ngoài khơi duyên hải Somali khoảng 100 dặm trong hành trình từ Ai Cập đến Mombasa (Kenya) thì bị tấn công bởi 2 tàu cướp biển Somali. 302 hành khách chủ yếu là khách Mỹ tỏ ra khiếp vía khi chiếc tàu bị “xơi” đạn từ vũ khí tự động và súng phóng lựu. Hành khách Edith Laird đến từ Seattle rùng mình nhớ lại:

“Con gái chúng tôi nhìn thấy cướp biển từ phòng ngủ của nó. Có ít nhất 3 quả lựu đạn đập trúng con tàu, một quả rơi trúng cabin tàu”. Phản xạ cực kỳ nhanh, các thủy thủ cùng khách đi tàu liền cầm lấy bất kỳ thứ gì trong tay họ làm vũ khí, sử dụng thiết bị âm thanh trên tàu để làm cho bọn cướp kinh hoảng và cuối cùng bọn chúng cũng tháo lui.

3.5

Cùng chống cướp biển

Nạn cướp biển của cướp biển Somali là nỗi ám ảnh tại Vịnh Aden. Tháng 4/2017, khi chiếc tàu buôn OS 35 đang trên đường từ Malaysia đến Yemen đã bị cướp biển tấn công, liền có lực lượng hải quân Ấn Độ và Trung Quốc liên minh, giải cứu thành công 19 thủy thủ người Philippines bị mắc kẹt ở khoảng dưới của tàu.

3.7

Bằng cách sử dụng máy bay trực thăng Ấn Độ và tàu chiến Trung Quốc, họ đã ngăn cản bọn cướp biển và hộ tống tàu buôn OS 35 đến hải cảng an toàn. Theo Cục Hàng hải quốc tế (IMB), cướp biển Somali đã bắt cóc hàng trăm con tin, thu hoạch ước tính 160 triệu USD tiền chuộc và làm tổn thất nền kinh tế thế giới tới 7 tỷ USD.

Thủy thủ bị cướp biển đòi tiền chuộc

Hơi ngạc nhiên một chút khi mà 2 thủy thủ Mỹ gồm thuyền trưởng và kỹ sư trưởng lại bị bắt cóc, đòi tiền chuộc bởi cướp biển Nigeria. Trên chiếc tàu chở dầu gắn cờ Mỹ C-Retriever, 2 thủy thủ này bị tách rời khỏi thủy thủ đoàn. Mặc dù chính phủ Mỹ có một chính sách chống lại các yêu sách đòi tiền chuộc liên quan đến bắt cóc công dân Mỹ, họ cũng phải tham gia đàm phán.

3.8

Một cựu điệp viên FBI nhấn mạnh: “Nếu quý vị bắt cóc người Mỹ, hãy xem đó là niềm tự hào, song cũng gánh chịu nhiều áp lực nặng nề”. FBI và Bộ Ngoại giao Mỹ cuối cùng cũng đảm bảo phóng thích cho 2 công dân Mỹ bằng cách ủy thác cho một bên thứ 3 ẩn danh (có lẽ là đại diện của một công ty bảo hiểm) trao 2 triệu USD tiền chuộc mạng.

Âm mưu ngụy trang tàu của cướp biển tàu Malacca

Eo biển Malacca nằm giữa 2 quốc gia là Malaysia và Indonesia, là tuyến vận tải tàu biển trọng yếu, cũng là một trong những vùng biển nguy hiểm nhất thế giới. Tháng 5/2014 đã diễn ra một vụ tấn công ở eo biển Malacca được cho là kết quả “phối hợp” của cướp biển địa phương. Màn đêm vừa đổ, 10 tên có vũ trang đã tiếp cận tàu chở dầu Orapin 4 bằng xuồng cao tốc và làm nổ tung cầu chuyển dầu. 14 thuyền viên trên tàu Orapin 4 bị nhốt ở khoang dưới, hệ thống thông tin liên lạc bị vô hiệu hóa.

3.9

Kế đó, đám cướp biển phủ lên con tàu này dòng chữ đọc “Rapi” nhằm đánh lạc hướng. Khi tàu Orapin 4 bị tuyên bố “mất tích” trong tín hiệu cảnh báo vô tuyến, chiếc “Rapi” giả mạo vẫn không bị các tàu khác trong khu vực tỏ ra hoài nghi. Trong thời gian đó, bọn cướp biển đã rút sạch 3.700m3 tấn nhiên liệu, trị giá 1,9 triệu USD sang một con thuyền khác.

Tội phạm Peru hóa thân thành cướp biển Phi châu

3.10

Peru thì chả liên quan gì tới cướp biển, thế nhưng bọn cướp biển ở đây thì lại bị cuốn hút bởi những bài viết của truyền thông quốc tế về giới hải tặc ở Somali và Nigeria trong các vùng biển Phi châu, thế là cướp biển đã ra đời ở Nam Mỹ. Một băng tội phạm tên là “Hải tặc đại dương” đã tấn công một chiếc tàu đánh cá ngừ của Nhật Bản là Kenyu Maru II khi neo đậu cách hải cảng Callao độ 3 hải lý. Băng cướp đã bắt giữ 15 ngư dân, trói chân tay rồi cướp sạch mọi tài sản. Khi rời đi, chúng cũng không quên “thó” luôn cả thiết bị thông tin liên lạc của con tàu.../.

Theo Bao Phapluat

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin