Tiểu sử tỷ phú Trương Gia Bình - Vị Phó Giáo sư đứng sau tập đoàn FPT

Chậm rãi và chắc chắn, hành trình làm giàu của đại gia Trương Gia Bình không phi thường, may rủi mà là kết quả của tháng năm lao động kiên trì, theo đuổi ước mơ…

Ông Trương Gia Bình sinh năm 1965 tại xứ Nghê, từ năm lên 2 ông đã cùng gia đình chuyển ra Hà Nội sinh sống. Tuổi thơ của ông gắn liền với những con số, Thời phổ thông, ông là học sinh chuyên toán Chu Văn An Hà Nội, tốt nghiệp khoa Toán cơ. Nhờ học hành xuất sắc, ông đã giành được học bổng du học tại Nga và đã đạt được bằng Cử nhân Toán của Đại học Tổng hợp Lomonosov vào năm 1979. Đến năm 1982 ông tiếp tục nhận bằng Tiến sỹ Toán Lý tại Đại học Tổng hợp Lomonosov. Một năm sau, ông Trương Gia Bình bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp Moscow.

Năm 1982, thanh niên Trương Gia Bình khi này 26 tuổi, đã quyết định về lại quê hương Việt Nam. Ông làm tại Viện Cơ học thuộc Viện khoa học Việt Nam. Sau đó, từ năm 1983 - 1985, ông là nghiên cứu viên cao cấp thuộc Viện toán học Steclov thuộc viện Hàn Lâm khoa học Xô Viết, Nga. Năm 1989, ông trở thành nghiên cứu viên tại Viện Max-Plant tại Gottinggen, CHLB Đức. Ông Trương Gia Bình được nhà nước phong tặng danh hiệu Phó giáo sư năm 1991. Từ năm 1995 đến nay ông Bình giữ chức chủ nhiệm Khoa Quản trị kinh doanh-HSB, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

Bước vào thương trường

Năm 1988, ông Trương Gia Bình bước sang tuổi 32, cùng nhiều nhà khoa học và kỹ sư khác, trong đó có tiến sĩ Nguyễn Thành Nam sáng lập nên Công ty Công nghệ Thực Phẩm với số tiền vay mượn từ GS Vũ Đình Cự. Ông nghĩ Việt Nam là một nước nông nghiệp phát triển theo hướng này sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, vào năm 1995 nhận thấy tin học ngày càng phát triển ông Bình quyết định chuyển hướng phát triển mạnh lĩnh vực công nghệ. Đến năm 2002 công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT.

Có thể nói thêm, hiện nay, FPT là tập đoàn Công nghệ Hàng đầu Việt Nam, với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là CNTT và Viễn thông, FPT đã cung cấp dịch vụ tới 63/63 tỉnh thành tại Việt Nam và không ngừng mở rộng hoạt động trên thị trường toàn cầu với sự hiện diện tại 19 quốc gia.

Trương Gia Bình là một người học chuyên toán nhưng lại giỏi văn, mê triết. Có lẽ những tố chất đó giúp ông trở thành một người lãnh đạo như hiện nay. Ham học hỏi giúp ông vận dụng tư duy logic đưa ra những lý lẽ thuyết phục người khác “trong cứng có mềm, trong mềm có cứng”.

Tháng 9/1988, ông Trường Gia Bình chính thức giữ chức Chủ tịch Công ty Công nghệ Thực Phẩm. Từ năm 1988 - 2002, ông nắm vai trò Tổng Giám đốc Công ty FPT Tiếp theo, từ năm 2002 – 2013 ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần FPT và là thành viên HĐQT tập đoàn FPT. Năm 2017, FPT tiếp tục bổ nhiệm ông Trương Gia Bình làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2017-2022.

Năm 2006, Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT chính thức lên sàn chứng khoán, chỉ trong vòng nửa tháng giá cổ phiếu của FPT tăng 46 lần so với mệnh giá ban đầu. Giá trị của công ty trên thị trường tăng 28 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,75 tỷ đôla vào thời điểm đó. Tài sản của đội ngũ lãnh đạo trong FPT cũng nhờ vậy mà tăng lên nhanh chóng.

Cũng nhờ thế mà năm 2006 ông Trương Gia Bình đứng đầu danh sách top 100 người giàu nhất trên sàn chứng khoán với khối tài sản ước tính khoảng 2,4 nghìn tỷ đồng, tương đương 150 triệu USD.

Tháng 9/2017, Chủ tịch FPT tuyên bố rút dần ở mảng thương mại để đầu tư tập trung vào công nghệ chứ không phải kết hợp giữa thương mại và công nghệ. Vì vậy, nhóm công ty liên quan nhiều đến thương mại thì FPT sẽ không sở hữu cổ phiếu đa số nữa

Năm 2018, ông Trương Gia Bình trở thành thành viên HĐQT Công ty TNHH Giáo dục FPT (FPTEDU), Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học FPT. Cũng trong năm này, ông Bình trở thành thành viên HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB)

Năm 2019, FPT đã ký hợp đồng tư vấn chuyển đổi số cho DPD group, công ty sở hữu mạng lưới chuyển phát lớn thứ 2 châu Âu. Việc ký hợp đồng tư vấn chuyển đổi số với Minh Phú là bước tiến tiếp theo khẳng định cho vị thế của FPT

Kết quả kinh doanh 10 tháng đầu năm 2019 của FPT: Doanh thu và lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 19,8% và 26,5% so với cùng kỳ, lần lượt đạt 22.000 tỷ đồng và gần 4.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 10 tháng đạt 3.351 tỷ đồng, tăng 26% so cùng kỳ năm 2018

11 tháng đầu 2019: FPT có lợi nhuận trước thuế đạt 4.439 tỷ đồng, tăng 24,3% so với cùng kỳ, hoàn thành 100% kế hoạch năm. Doanh thu FPT đạt 24.533 tỷ đồng, tăng 19,7% so với cùng kỳ. Công ty báo lãi sau thuế 3.734 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ.

Tiến ra quốc tế

Tháng 9/2017, FPT ký thỏa thuận hợp tác đầu tư với nhà đầu tư chiến lược Synnex Technology International Corporation (Synnex) – lớn thứ 3 thế giới về phân phối sản phẩm công nghệ, viễn thông và linh kiện điện tử. Synnex đầu tư sở hữu 47% vốn điều lệ tại FPT Trading – được định giá tổng trên 80 triệu USD. FPT nhận được 932 tỷ đồng bao gồm tiền nhận được từ Synnex và lợi nhuận giữ lại của FPT Trading.

Đến năm 2018, FPT tiến ra nước ngoài, thuê một công ty hàng đầu của Mỹ để tư vấn. Tuy nhiên, lời khuyên của các nhà cố vấn chỉ mang về cho FPT những thất bại cay đắng tại Silicon Valley hay Bangalore (Ấn Độ) và Singapore. FPT đứng trước quyết định có nên tiếp tục nữa hay không.

Ngôn ngữ là rào cản rất lớn vì FPT chỉ có 2 người biết nói tiếng Anh, công ty quyết định chọn Nhật Bản làm thị trường “tiến quân. Dần dần, FPT chiếm trọn tình yêu của Nhật Bản. Ông Ogawa, cựu CEO của Hitachi Software đã bất ngờ đồng ý làm CEO cho FPT Software tại đây

Tháng 12/2019, ông Gia Bình đứng thứ 23 trong danh sách những người giàu nhất Sàn Chứng khoán Việt Nam. Nhìn lại sự nghiệp của ông Trương Gia Bình, sự thành công đến với đời ông một cách chậm rãi và chắc chắn như lẽ tất yếu của những tháng năm lao động kiên trì, theo đuổi ước mơ bằng cả trái tim.

Theo nguoiduatin.vn

Nguồn bài viết: https://www.nguoiduatin.vn/tieu-su-ty-phu-truong-gia-binh-vi-pho-giao-su-dung-sau-tap-doan-fpt-a493555.html

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin