Thực hiện phân công, phối hợp giữa các nhánh quyền lực và yêu cầu từ cuộc sống

(Pháp lý) - Pháp chế xã hội chủ nghĩa là chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội, ở đó mọi cán bộ, công chức – viên chức Nhà nước và người dân cần thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. Trong phạm vi bài viết, tác giả sẽ phân tích việc thực thi phân công, phối hợp giữa các nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp) theo tinh thần pháp chế và yêu cầu từ cuộc sống.

Thực hiện quyền lập pháp và yêu cầu từ cuộc sống

Ở nước ta, quyền lập pháp là của Quốc hội. Quốc hội do dân bầu ra. Do vậy, có thể được hiểu quyền lập pháp do người dân trực tiếp tạo ra và trao vào tay các vị công bộc đại diện cho mình. Công dân - chủ thể tạo ra quyền lực tối cao của một đất nước sẽ trao đi thông qua hoạt động bầu cử nhằm yêu cầu Nhà nước trở lại phụng sự cho mình.

Theo tôi, quyền lực này được kiểm soát bằng chính nhiệm kỳ 05 năm khi trúng cử từ các cuộc bầu cử, qua kiểm tra và giám sát các lời hứa khi vận động, qua kiể

Quang cảnh một phiên họp tổ tại một kỳ họp Quốc hội
Quang cảnh một phiên họp tổ tại một kỳ họp Quốc hội)

m định các việc mà các vị đại biểu dân cử đã và chưa làm được... Chắc chắn rằng, ở mức độ trao quyền, nếu không sử dụng đúng đắn quyền lực gốc được trao, thì các Đại biểu Quốc hội sẽ bị mất tín nhiệm từ Nhân dân và quyền lực ấy sẽ bị lấy lại vào cuối nhiệm kỳ.

Để thực hiện quyền được phân công, cơ quan lập pháp là Quốc hội cần ban hành ra hành lang pháp lý là các đạo luật chặt chẽ. Hay nói chính xác hơn là Quốc hội cần ban hành ra các đạo luật chung nhằm bịt kín các lỗ hổng pháp lý, hạn chế việc các cá nhân ở các cơ quan hành pháp, tư pháp lợi dụng kẽ hở của luật để tham nhũng.
Về việc giám sát quyền lập pháp, theo quy định tại Hiến pháp về nhiệm kỳ của Quốc hội sẽ tạo điều kiện cho người dân có thể lấy lại quyền lực đã trao cho các đại biểu, cho cơ quan quyền lực tối cao, cũng là sự ngăn chặn, sự chối bỏ khi người đại biểu bị tha hóa từ trong một số cơ quan Nhà nước hoặc Đại biểu hoạt động không hiệu quả, không vì lợi ích của dân.

Thực hiện quyền hành pháp, quyền tư pháp trong tình hình mới

Quyền hành pháp chủ yếu do Chính phủ thực hiện. Trong thời gian gần đây, có thể thấy Chính phủ Việt Nam đã nêu rõ mục tiêu chiến lược là:“Kỷ cương - Liêm chính - Hành động - Sáng tạo - Hiệu quả”. Theo đó, các Bộ, cơ quan, địa phương cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, vượt qua tư duy nhiệm kỳ, lợi ích cục bộ, có khát vọng lớn và hành động cụ thể để tạo chuyển biến trong công việc, góp phần đưa đất nước phát triển”. Thông điệp này là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với yêu cầu và tinh thần pháp chế về hành pháp của Chính phủ.

Vừa qua, xảy ra không ít những vụ tham nhũng bị phát hiện ở các cơ quan hành pháp. Thống kê tham nhũng đáng báo động. Theo tôi để hạn chế tham nhũng, thì phải thiết kế cho được cơ chế kiểm soát quyền lực của các cơ quan hành pháp, đồng thời cơ quan tư pháp cần độc lập để xử nghiêm tham nhũng.

Theo khoản 1 Điều 102 Hiến pháp 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Với chức năng được Nhân dân giao phó này, Tòa án cần luôn giữ vai trò, chức năng, quan điểm độc lập trong hoạt động xét xử của mình. “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự tha hóa của một số chủ thể nắm giữ tiến trình tố tụng như Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa, Bùi Văn Thành, Trần Việt Tân… Họ là những cá nhân lãnh đạo trong ngành công an, họ giữ vai trò quyết định, dẫn dắt cho tiến trình tố tụng nhưng họ đã tha hóa và trở thành bị can, bị cáo. Hành vi của các cá nhân trên không chỉ vi phạm pháp luật hình sự mà còn là hành vi vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng. Tất cả những cá nhân này đã làm tha hóa một góc quyền lực hành pháp cùng với tư pháp theo bản chất thẩm quyền được giao.

Trong các vụ án hình sự kinh tế gần đây, đã phát hiện nhiều cá nhân ở các cơ quan cấp cao bị tha hóa. Tác giả cho rằng, các cá nhân bị tha hóa như tướng Vĩnh, tướng Hóa, hay tướng Thành, tướng Tân…cần chịu sự phán xét nghiêm minh của pháp luật. Tòa án Nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân – cần thực thi tốt yêu cầu xét xử công minh để răn đe các quan chức khác.

* * *

Chủ nghĩa thân hữu, lợi ích nhóm, vấn nạn tham nhũng… chỉ có thể được kìm chế và bị loại bỏ khi và chỉ khi chính sự vận hành quyền lực công cộng, sự phân công và phối hợp giữa 3 nhánh quyền lực được thực thi đầy đủ theo các yêu cầu trong Hiến pháp.

Trần Văn Lượng (Trường CĐ Lý Tự Trọng TP.HCM)

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin