Bài viết mới nhất từ Xuân Trường
Quyền sử dụng đất là tài sản đặc biệt nhưng không phải quyền sở hữu và quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ.
(Pháp lý) – Quan điểm được Ban Chấp hành Trung ương Đảng đưa ra trong nghị quyết số 18-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao, vừa được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký, ban hành.
Gỡ “nút thắt” cho BĐS du lịch: Cần khẩn trương cấp phép cho dự án đã triển khai theo dạng đất ở nông thôn, sở hữu lâu dài.
(Pháp lý) – “Đề xuất Chính Phủ cho cấp phép đối với dự án BĐS du lịch đã triển khai theo dạng đất ở nông thôn, sở hữu lâu dài” - thông tin ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa trả lời trên báo Tuổi trẻ. Mới đây, Bộ Tài nguyên và môi trường đã bổ sung vào dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Đất đai việc cấp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng là khách sạn, căn hộ khách sạn, văn phòng lưu trú, biệt thự du lịch nghỉ dưỡng, căn hộ du lịch nghỉ dưỡng, nhà nghỉ du lịch và công trình khác phục vụ mục đích lưu trú, du lịch trên đất thương mại, dịch vụ. Đó là những tin vui đối với cộng đồng DN, chủ đầu tư kinh doanh BĐS du lịch nghỉ dưỡng.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường: “đất ở không hình thành đơn vị ở” là khái niệm hay và là giải pháp để tạo điều kiện phát triển thị trường BĐS du lịch.
(Pháp lý) - Nêu ý kiến tại Tọa đàm "Điểm nghẽn pháp lý và giải pháp khơi thông nguồn lực bất động sản (BĐS) du lịch, nghỉ dưỡng Việt Nam" ngày 21/4, GS. TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng “đất ở không hình thành đơn vị ở” là một khái niệm rất hay. Chúng ta nên thừa nhận nó, vì đây là một giải pháp để tạo điều kiện phát triển thị trường BĐS du lịch.
Đoàn viên Chi đoàn Văn phòng TW Hội Luật gia Việt Nam với bản lĩnh chính trị vững vàng quyết tâm phát huy tinh thần xung kích sáng tạo của tuổi trẻ.
(Pháp lý) - Chiều 15/4, Chi đoàn Văn phòng Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã long trọng tổ chức Đại hội Chi đoàn nhiệm kỳ 2022 – 2024. Đại hội diễn ra trong thời điểm tuổi trẻ cả nước đang ra sức thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, chào mừng Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XII.
Chính sách phát triển bất động sản du lịch: Kinh nghiệm từ quốc tế
(Pháp lý) – Cùng với sự phát triển của du lịch, bên cạnh mô hình khách sạn truyền thống, tại Việt Nam đã xuất hiện thêm nhiều loại hình sản phẩm bất động sản (BĐS) du lịch mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Ra đời và phát triển nhanh chóng, BĐS du lịch dần trở thành sản phẩm bất động sản có sức hút lớn với nhà đầu tư và đóng vai trò quan trọng đối với thị trường BĐS .
Vụ kít xét nghiệm Covid-19 Việt Á: Thẩm quyền tố tụng thuộc cơ quan nào khi có cả đối tượng ngoài dân sự và quân nhân phạm luật ?
(Pháp lý) - Việc mở rộng điều tra vụ Việt Á và mới đây nhất khởi tố bắt tạm giam 2 sĩ quan cấp tá Học viện Quân y liên quan đến vụ Việt Á một lần nữa tiếp tục khẳng định “công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”.
Chính sách chống dịch Covid-19 đã thay đổi: Xử lý thế nào với một số hành vi vi phạm quy định phòng dịch ?
(Pháp lý) - Chuyên gia cho rằng, khi chính sách chống dịch Covid-19 đã thay đổi, cơ quan chức năng cũng cần sớm sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh để đảm bảo sự thống nhất giữa chính sách và pháp luật.
“Kìm” đà tăng giá xăng, dầu: Kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới
(Pháp lý) – Những ngày qua, giá xăng dầu trong nước liên tục “leo thang”. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế và đời sống, sản xuất của người dân, doanh nghiệp, đồng thời có thể làm cản trở một số công cụ, chính sách phục vụ việc phục hồi tổng thể nền kinh tế sau đại dịch.
Găm hàng để trục lợi từ hoạt động kinh doanh xăng dầu: Cần xử lý nghiêm kể cả chế tài hình sự
(Pháp lý) - Những ngày qua, trước dự báo giá xăng dầu có khả năng tăng cao trong kỳ điều chỉnh ngày 11/2, tại một số địa phương xảy ra hiện tượng đơn vị kinh doanh xăng dầu đóng cửa, tạm ngưng hoạt động hoặc chỉ bán nhỏ giọt với nhiều lý do như thiếu nguồn cung, không nhập được hàng, thiếu nhân viên… khiến dư luận không khỏi bức xúc.
Nhận diện các hành vi tấn công mạng máy tính và kiến nghị tăng chế tài hình sự
(Pháp lý) – Thực tế cho thấy, hành vi tấn công mạng máy tính hay viễn thông gây ra hậu quả vô cùng nặng nề cho tổ chức, doanh nghiệp, như rò rỉ thông tin, xáo trộn hoặc gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng xấu tới uy tín, thương hiệu…