Những thách thức gì về chính sách cạnh tranh của Châu Âu đối với các công ty công nghệ?

Các mô hình kinh doanh kỹ thuật số như nền tảng truyền thông xã hội, ứng dụng xe công nghệ và thị trường thương mại điện tử đang cho phép hàng tỷ cá nhân và các công ty tương tác, giao dịch với nhau mỗi ngày. Sự phát triển nhanh chóng của các gã khổng lồ công nghệ đang làm dấy lên những lời chỉ trích rằng họ đã tạo ra những lợi thế bất công bằng thông qua hiệu ứng mạng ngày thu hút nhiều người dùng và thông qua việc mua lại các đối thủ cạnh tranh tiềm năng và các doanh nghiệp phụ trợ để có thể thâu tóm thị trường.

Cả Hoa Kỳ và Châu Âu hiện đang tranh luận về giá trị của những lập luận này, bao gồm cả việc liệu luật chống độc quyền có nên được thực thi để giải quyết chúng hay không. Nhìn chung, tại Hoa Kỳ, các quan chức thực thi chống độc quyền và tòa án đã chấp nhận những doanh nghệp có vị trí dẫn đầu thị trường, họ cho rằng điều đó có được từ những nỗ lực cạnh tranh trên thị trường. Sẽ không thành vấn đề miễn nó mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí cho người dùng. Ngược lại, các quan chức chống độc quyền của Ủy ban châu Âu có xu hướng ủng hộ việc bảo vệ các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, ngay cả khi các doanh nghiệp đứng đầu thị trường đã cố gắng để vượt trội hơn các đối thủ cạnh tranh và giành được lòng trung thành của người tiêu dùng thông qua sự khéo léo và thông minh của họ. Một trong những kết quả của cách tiếp cận này dẫn đến các cuộc điều tra gần đây và khoản tiền phạt hàng tỷ đô la của Ủy ban châu Âu đối với các công ty Mỹ như Google, Apple và Amazon vì họ cho là các công ty này đã vi phạm các quy tắc chính sách cạnh tranh của châu Âu.

Các cuộc điều tra gần đây và khoản tiền phạt hàng tỷ đô la của Ủy ban châu Âu đối với các công ty Mỹ như Google, Apple và Amazon vì đã vi phạm các quy tắc chính sách cạnh tranh của châu Âu.

Ngày nay, môi trường kinh doanh của các công ty công nghệ Mỹ đang nóng lên ở châu Âu. Lo ngại về việc châu Âu thiếu khả năng quản lý tính cạnh tranh công bằng trong nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu, cả Ủy ban châu Âu và các quốc gia thành viên khác nhau của EU đang tìm cách mở rộng đáng kể quyền chống độc quyền của họ để hạn chế các công ty công nghệ lớn. Một mặt họ làm điều này để chặn các hoạt động mua bán và sáp nhập có kế hoạch của các công ty nổi tiếng, đồng thời buộc họ phải cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu mà họ thu thập được, điều này vì lợi ích của các đối thủ cạnh tranh ở Châu Âu.

Lập trường cứng rắn của châu Âu về chống độc quyền gây ra những thách thức và bất ổn mới cho các công ty công nghệ Mỹ. Nó cũng có nguy cơ gây hậu quả cho chính châu Âu , làm giảm đi sự quan tâm của nhà đầu tư đối với các công ty khởi nghiệp ở châu Âu mà chiến lược rút lui thường là bán cho một công ty công nghệ lớn; mang lại lợi ích cho các công ty ngoài châu Âu như các công ty công nghệ Trung Quốc; làm giảm đi quyền truy cập của người tiêu dùng châu Âu vào các mạng lớn hơn và làm suy yếu mong muốn chính của chính sách cạnh tranh - đổi mới, điều mà được các công ty công nghệ lớn chú ý khi quyết định đầu tư. Trong lĩnh vực công nghệ, 5 công ty công nghệ lớn nhất của Mỹ đã chi 76 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển chỉ trong năm 2018, đóng góp quan trọng vào các khả năng AI mới, vốn là chìa khóa cho an ninh Hoa Kỳ và các doanh nghiệp ở Hoa Kỳ và châu Âu.

5 công ty công nghệ lớn nhất của Mỹ đã chi 76 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển chỉ trong năm 2018, đóng góp quan trọng vào các khả năng AI

Các đề xuất chính sách của Châu Âu được đưa ra dựa trên hàng loạt các giả định thiếu cơ sở thực nghiệm . Ví dụ: báo cáo dài 140 trang của Furman hiện đang hướng dẫn cuộc tranh luận chống độc quyền của Vương quốc Anh sử dụng các từ “tiềm năng” hoặc “có khả năng” 142 lần và báo cáo hàng đầu của Ủy ban châu Âu năm 2019 dài 133 trang mang tên “Chính sách cạnh tranh cho kỷ nguyên kỹ thuật số” thì 82 lần, điển hình như các câu “các vụ sáp nhập có khả năng chống cạnh tranh”, “các hành vi có khả năng chống cạnh tranh” và “có khả năng tự chấp nhận”. Việc thiếu cơ sở thực nghiệm cho các đề xuất của châu Âu chính là điều khiến các đề xuất sâu rộng của Liên minh châu Âu trở nên đáng lo ngại.

Hoa Kỳ nên làm gì để đáp lại các đề xuất chính sách chống độc quyền của Châu Âu?

Hoa Kỳ ngày nay đã yếu thế hơn một số năm trước khi phản đối các đề xuất chính sách cạnh tranh của Liên minh châu Âu. Trong phiên điều trần tại Hạ viện vào tháng 7 năm 2020, cả hai bên đều tấn công các công ty công nghệ ; vào tháng 9, trong một động thái có thể được coi là chính trị dựa trên cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11, Bộ Tư pháp thông báo họ sẽ đẩy nhanh đơn khiếu nại chống độc quyền chống lại Google của Alphabet.

Google đối diện với cáo buộc độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ

Tuy nhiên, vẫn có những biện pháp mà Hoa Kỳ có thể thực hiện để phi chính trị hóa chống độc quyền ở châu Âu và có lẽ cũng xây dựng các cách tiếp cận chính sách chống độc quyền mang tính xây dựng hơn ở cả hai bờ Đại Tây Dương, chẳng hạn như:

Hình thành một “Nhóm nghiên cứu chuyên sâu về chống độc quyền”. Các cộng đồng kinh doanh và học thuật có thể kết hợp với nhau để tạo thành một nhóm xuyên Đại Tây Dương gồm những người chuyên môn tốt có nhiệm vụ xem xét một cách hệ thống các cuộc điều tra và quyết định trên cơ sở khách quan dựa trên phúc lợi người tiêu dùng và sự đổi mới và cạnh tranh trên thị trường. Về cơ bản, nhóm sẽ đặt các quan chức chống độc quyền, những người hiện chưa được kiểm tra, dưới lăng kính của mình và đưa ra một phân tích khách quan và thực nghiệm về các cơ sở cho từng trường hợp.

Sử dụng sự đổi mới như một bài kiểm tra chống độc quyền. Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu cùng quan tâm đến một thứ: sự đổi mới. Đổi mới trong nền kinh tế kỹ thuật số là chìa khóa để tạo ra giá trị mới cho người tiêu dùng, hỗ trợ hệ sinh thái và củng cố an ninh quốc gia. Nó cần được đưa vào quá trình hoạch định chính sách và tư duy chống độc quyền một cách hệ thống hơn, bao gồm thông qua đối thoại giữa các cơ quan quản lý quốc gia, các chuyên gia chống độc quyền và các chuyên gia đổi mới có xu hướng chiếm lĩnh các lĩnh vực khác nhau, họ có thể đến từ các trường đại học và các cơ quan chính phủ.

Học hỏi từ chính sách chống độc quyền của Canada. Canada đã đưa ra một chính sách chống độc quyền đặc biệt chu đáo cho kỷ nguyên kỹ thuật số. Báo cáo năm 2018 của Ủy viên Cạnh tranh Canada mang tên “ Dữ liệu lớn và đổi mới: Chủ đề chính cho chính sách cạnh tranh ở Canada ” đã nhận ra rằng sự gia tăng của các công ty công nghệ kiểm soát và khai thác dữ liệu có thể đặt ra những thách thức mới đối với việc thực thi chống độc quyền, nhưng nó cũng củng cố quan điểm lâu đời của Canada và Mỹ: nếu sự cạnh tranh gay gắt và các khoản đầu tư có thể dẫn đến việc thị trường sẽ tập trung vào một số công ty thống lĩnh, nhưng nếu họ không hành động theo cách gây bất lợi cho phúc lợi người tiêu dùng, thì cũng không cần phải áp dụng thay đổi cụ thể nào đối với việc thực thi chống độc quyền.

Tác động đến các quan chức cạnh tranh để họlắng nghe các nhà đầu tư khởi nghiệp . Cộng đồng các nhà đầu tư khởi nghiệp sẽ bị thiệt hại nếu các công ty mà họ đầu tư vào không được các công ty công nghệ lớn mua lại hoặc mua lại chính các công ty khác. Quan điểm của cộng đồng đầu tư khởi nghiệp châu Âu cần được đưa vào các cuộc đối thoại chính sách chống độc quyền ở châu Âu một cách có hệ thống hơn, có thể theo 3 cách: khảo sát hàng năm với các nhà đầu tư về quan điểm của họ đối với các đề xuất chính sách; các sự kiện nửa năm một lần giữa các nhà hoạch định chính sách cạnh tranh, các nhà hoạch định chính sách khởi nghiệp và các nhà đầu tư khởi nghiệp; và thúc đẩy sự tham gia của nhà đầu tư vào “Nhóm nghiên cứu chuyên sâu về chống độc quyền”

Châu Âu nên hợp tác với Hoa Kỳ về chính sách cạnh tranh

Các cơ quan quản lý trên khắp thế giới, đặc biệt là ở châu Âu, đang cảm thấy áp lực về công nghệ và gia tăng áp lực buộc phải “làm gì đó” đối với các công ty công nghệ, một phần bởi vì các công ty trong nước ít số hóa hơn muốn được bảo vệ và ngăn các công ty sáng tạo của Mỹ ra khỏi các lĩnh vực mà họ coi là là lĩnh vực vốn là truyền thống của mình. Chẳng hạn như dịch vụ tài chính, xe cao cấp, chăm sóc sức khỏe và vận tải. Tuy nhiên, lợi ích chung mà các cơ quan thực thi chống độc quyền của châu Âu tuyên bố có thể nhanh chóng trở thành vấn đề xấu nếu chống độc quyền làm suy yếu phúc lợi của người tiêu dùng, đầu tư khởi nghiệp và ảnh hưởng đến sự hình thành, đổi mới và an ninh quốc gia.

Tại Hoa Kỳ, chính quyền tổng thống và Quốc hội cần giải quyết những lo ngại về các ý tưởng chính sách chống độc quyền của Châu Âu gây bất lợi và thậm chí phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ ở Châu Âu, đồng thời gây phản tác dụng đối với Châu Âu trong nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ lý tưởng nhất là nên giải quyết những vấn đề này thông qua các cuộc đối thoại và quan hệ đối tác hợp tác, có cơ sở thực nghiệm.

Theo doanhnghiephoinhap.vn

Nguồn bài viết: http://doanhnghiephoinhap.vn/nhung-thach-thuc-gi-ve-chinh-sach-canh-tranh-cua-chau-au-doi-voi-cac-cong-ty-cong-nghe.html

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin