Năm 2023 tiếp tục giãn, hoãn thuế cho doanh nghiệp

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: Bộ đã tham mưu cho Chính phủ giảm, giãn, hoãn thuế cho các doanh nghiệp với tổng mức 233.000 tỷ. Đây là nguồn lực to lớn nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp bứt phá và phát triển.
180920221027-ho-duc-phoc2-1674792498-1674833537.jpg

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc 

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: Bộ đã tham mưu cho Chính phủ giảm, giãn, hoãn thuế cho các doanh nghiệp với tổng mức 233.000 tỷ. Đây là nguồn lực to lớn nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp bứt phá và phát triển. Bên cạnh đó, Bộ đã đề xuất giảm thuế môi trường trong xăng dầu, từ 4.000 đồng xuống còn 1.000 đồng, giúp giảm giá xăng dầu và giảm thuế nhập khẩu xăng dầu từ 20% xuống còn 10%. Chính điều này đã giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp và giải quyết khó khăn giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch. Đồng thời áp dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong vấn đề thu thuế để tạo thuận lợi và giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp, chống trốn thuế, chống chuyển giá.

"Năm 2022, chúng tôi đã thu được 1.803.000 tỷ, vượt thu ngân sách dự toán 27,76%, tăng so với cùng kỳ của năm trước 14%. Đây có thể nói là một số thu ngân sách kỷ lục", Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết.

Vềhực hiện tốt chính sách tài khóa, đặc biệt là dự toán ngân sách, chi ngân sách và dự toán thu ngân sách đã được Quốc hội phê chuẩn, tiếp tục hướng về doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tiếp tục giãn, hoãn thuế cho doanh nghiệp; giảm thuế môi trường xăng dầu; giảm 30% tiền thuê đất và một số cơ chế chính sách khác để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển; đồng thời đôn đốc giải ngân đầu tư công và bố trí những dự án đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tạo đột phát cho nền kinh tế phát triển.

Bộ Tài chính tiếp tục tập trung ổn định thị trường chứng khoán. "Chúng tôi đã tham mưu cho Chính phủ để sửa, ban hành Nghị định 65 tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của nguồn vốn và đảm bảo cho trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trở thành một kênh huy động vốn trung hạn một cách có hiệu quả, minh bạch hơn, đúng đắn hơn, chính xác hơn; đồng thời xây dựng sàn chứng khoán riêng tại sàn HNX của Hà Nội để tạo sự minh bạch trong quá trình giao dịch", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Năm 2023, giữ được chỉ số CPI dưới 4%, nợ công đạt ở mức thấp 40 - 42% và bội chi ngân sách dưới 4% do Quốc hội giao là những quyết tâm đạt được trong năm 2023.

Từ quý 3/2022 trở lại đây, nền kinh tế đã bộc lộ một số khó khăn khi tình hình thế giới có nhiều biến động khó lường và đây sẽ là những áp lực lớn cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ thu NSNN trong năm 2023.

13-pa-1-1674792585-1674833508.jpg

Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý, điều hành giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước kiểm soát giá....

Để giảm thiểu tác động từ bên ngoài, kiềm chế lạm phát, Chính phủ đang nghiên cứu trình Quốc hội cho DN, kiềm chế lạm phát, ổn định một số giải pháp tháo gỡ khó khăn kinh tế vĩ mô, tạo môi trường tốt cho DN phát triển, trước mắt, có thể sẽ làm giảm thu nội địa năm 2023 so với dự toán. Theo đó Bộ sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt một số nhóm giải pháp:

Một là, bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về chính sách tài khóa nhằm phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Hai là, nghiên cứu, rà soát và sửa đổi, bổ sung các Luật về thuế theo Chiến lược Cải cách hệ thống thuế đến năm 2030. Tiếp tục thực hiện một số giải pháp để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân có thêm nguồn lực ứng phó với những khó khăn, thách thức trong thời gian tới.

Ba là, chủ động rà soát lại nhu cầu chi và cơ cấu lại chi NSNN, sắp xếp các khoản chi theo thứ tự ưu tiên, thực hiện quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả.

Bốn là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý giá, điều hành linh hoạt giá cả trên cơ sở dự báo cung - cầu thị trường.

Năm là, thực hiện các biện pháp cần thiết để ổn định và phát triển thị trường vốn công khai, minh bạch, an toàn, bền vững nhằm khơi thông nguồn vốn trung và dài hạn cho đầu tư và phát triển, tập trung hoàn thiện khung pháp lý và thể chế. Đẩy mạnh công tác giám sát, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, tăng cường công tác truyền thông tạo dựng niềm tin của nhà đầu tư.

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin