Mức đóng BHYT của nhiều đối tượng tăng như thế nào từ 1/7?

Bạn đọc hỏi: Mới đây tôi được thông báo sẽ tăng mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Vậy mức tăng này cụ thể như thế nào?

[caption id="attachment_195522" align="aligncenter" width="410"]Làm thủ tục thanh toán khám chữa bệnh BHYT. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN Làm thủ tục thanh toán khám chữa bệnh BHYT. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN[/caption]

Theo đại diện Ban Thu (Bảo hiểm xã hội Việt Nam), mức lương cơ sở chính thức tăng từ 1.300.000 đồng lên 1.390.000 đồng/tháng, kể từ ngày 1/7/2018. Mức lương cơ sở là “nền” để tính mức tham gia BHYT của nhiều nhóm đối tượng tham gia chính sách BHYT. Do đó, mức tham gia cũng sẽ được điều chỉnh tăng lên.

Cụ thể, hệ số tính giá thẻ BHYT của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định sẽ được tính theo công thức: “Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) x 1.390.000 đồng x 4,5%”.

Đồng thời, nhiều mức phí tham gia thẻ BHYT của các nhóm đối tượng khác cũng thay đổi.

Số tiền phải đóng 1 tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã = 1.390.000 đồng x 4.5% = 62.550 đồng/tháng.

Số tiền phải đóng 1 tháng đối với các đối tượng đóng theo mức lương cơ sở = 1.390.000 đồng x 4.5% = 62.550 đồng/tháng.

Mức trần lương cao nhất đóng BHYT = 1.390.000 x 20 lần = 27.800.000 đồng

Với nhóm tham gia BHYT theo diện hộ gia đình, số tiền phải đóng 1 tháng đối được tính như sau:

Người thứ nhất: 1.390.000 đồng x 4,5% = 62.550 đồng/tháng.

Người thứ hai: 1.390.000 đồng x 4,5% x 70% = 43.785 đồng/tháng.

Người thứ ba: 1.390.000 đồng x 4,5% x 60% = 37.530 đồng/tháng.

Người thứ tư: 1.390.000 đồng x 4,5% x 50% = 31.275 đồng/tháng.

Từ người thứ năm trở đi: 1.390.000 đồng x 4,5% x 40% = 25.020 đồng/tháng.

Vậy bạn căn cứ theo từng đối tượng để biết mức đóng cụ thể sẽ được xác định từ 1/7.

Theo Báo Tin tức

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin