Trong 20 năm qua, một số công ty công nghệ phát triển mạnh đã xuất hiện ở Trung Quốc. Điều này dẫn đến nhiều suy đoán về năng lực khoa học, công nghệ cũng như khả năng đổi mới của đất nước này.
Một số ý kiến cho rằng Trung Quốc đang bám gót Mỹ và dần trở thành người đi đầu trong một số lĩnh vực công nghiệp. Số khác cho rằng Trung Quốc chưa đạt được đến trình độ như vậy và việc chính phủ đàn áp công nghệ sẽ cản trở tiến trình phát triển trong tương lai.
Những người nghi ngờ sự tiến bộ của Trung Quốc nhấn mạnh sự phụ thuộc của nước này vào công nghệ phương Tây, chỉ ra rằng các công ty công nghệ trong nước không thể cạnh tranh được với các đối tác Mỹ trên toàn cầu. Nhưng phe lạc quan lưu ý rằng những công ty nói trên tiếp tục mở rộng nhanh chóng ra quốc tế, phản ánh năng lực học hỏi đặc biệt của Trung Quốc.
Năng lực học hỏi của Trung Quốc là bí quyết cho sự thành công về kinh tế của đất nước và tiết lộ nhiều điều về tầm nhìn của cường quốc lớn thứ hai thế giới thay vì chỉ quan tâm tới lĩnh vực công nghệ. nói lên nhiều điều về triển vọng của Trung Quốc hơn là vị trí của quốc gia này về mặt công nghệ. Xét cho cùng, đổi mới công nghệ chỉ là đầu vào chứ không phải đầu ra của nền phát triển kinh tế do doanh nhân làm chủ. Chính bằng cách xây dựng các doanh nghiệp thịnh vượng mà các doanh nhân có được cơ hội phát triển các công nghệ và ứng dụng mới. Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc nỗ lực duy trì trật tự kinh tế quốc nội và hạn chế rủi ro tài chính, chẳng hạn như gia tăng các quy định đối với công ty công nghệ, là tiêu điểm tranh luận của thị trường. Một số nhà sản xuất nước ngoài được báo cáo đã rút khỏi Trung Quốc.
Nhưng nền kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu chững lại. Ngược lại, động lực kinh doanh thúc đẩy phát triển của Trung Quốc vẫn mạnh mẽ, giúp đất nước có một thị trường nội địa khổng lồ với 1,4 tỷ dân, được kết nối bởi hệ thống giao thông hiện đại, mạng lưới thông tin liên lạc tiên tiến và chuỗi cung ứng linh hoạt và hiệu quả.
Các công ty nước ngoài cứ đến rồi đi, không chỉ bởi những tranh chấp giữa thị trường Trung Quốc và bên ngoài mà còn đến từ áp lực cạnh tranh với doanh nghiệp địa phương. Thêm vào đó, mặc dù các công ty nước ngoài mang theo lợi thế công nghệ đến với Trung Quốc nhưng chỉ thường tồn tại trong thời gian ngắn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp quốc nội học hỏi. Ngày nay, Trung Quốc sở hữu số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa nội địa đáng kinh ngạc được gọi là “những nhà vô địch thầm lặng” không chỉ liên tục đổi mới công nghệ mà cấp bậc ngày càng thăng hạng.
Ngoài ra, một số lượng lớn các công ty Trung Quốc phục vụ khách hàng nước ngoài, trong đó nhiều công ty duy trì sự hiện diện ở châu Âu và Hoa Kỳ. Các công ty này tận dụng hệ thống kho bãi, phân phối và hậu cần hiệu quả của Trung Quốc, cũng như khả năng thiết kế và sản xuất sản phẩm vượt trội , để tăng cường khả năng cạnh tranh trên trường nước quốc tế.
Shein, một nhà bán lẻ thời trang nhanh trực tuyến được thành lập vào năm 2008 tại Nam Kinh, là một ví dụ điển hình. Thương hiệu bắt đầu như một công ty thương mại điện tử xuyên biên giới, nhưng vào năm 2014, Shein đã tạo dấu ấn riêng trên thị trường. Bằng cách bán quần áo rẻ tiền trực tiếp cho người tiêu dùng, Shein đã phát triển mạnh mẽ, trở thành trang thương mại điện tử phổ biến thứ hai đối với giới trẻ Mỹ, chỉ sau Amazon. Theo Google Trends, người dùng ở Hoa Kỳ, thị trường hàng đầu của Shein thường xuyên tìm kiếm thương hiệu này nhiều gấp ba lần so với tìm kiếm về Zara. Mặc dù có giá trị ước tính khoảng 15 tỷ đô, Shein vẫn chưa được biết đến nhiều ở Trung Quốc cho đến năm 2020.
Thay vào đó, Shein đã tận dụng lợi thế của sân nhà để xây dựng chuỗi cung ứng riêng tập trung ở Quảng Đông, trung tâm sản xuất phát triển nhất của đất nước. Nhờ chuỗi cung ứng này, Shein được cho là có thể hoàn thành một sản phẩm từ khâu thiết kế đến sản xuất trong khoảng 10 ngày. Các đối thủ cạnh tranh ngành hàng thời trang nhanh không thể theo kịp khi thiết kế sản phẩm ở châu Âu, sản xuất ở Đông Nam Á và Trung Quốc, gửi lại về trụ sở rồi mới ra mắt thị trường.
Shein không phải là hiện tượng đi đầu. Trung Quốc sở hữu một số nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới thời trang nhanh khác và tổng cộng có 251 kỳ lân tính đến năm ngoái. Ngoài ra còn có các ứng dụng truyền thông xã hội như TikTok làm mưa làm gió trên toàn thế giới. Ảnh hưởng của các công ty internet Trung Quốc là rất lớn và vẫn đang tăng lên ở các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ và Nam Á. Để bù đắp cú sốc từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, đất nước tỉ dân liên tục đầu tư vào internet, mạng truyền thông và vận tải, hệ thống thanh toán di động, khả năng hậu cần và kho bãi, chuỗi cung ứng, đồng thời thúc đẩy liên kết giữa các lĩnh vực. Những nỗ lực này đã giúp củng cố và duy trì các nguồn năng động sáng tạo ở cấp cơ sở của nền kinh tế.
Theo doanhnghiephoinhap.vn
Nguồn bài viết: https://doanhnghiephoinhap.vn/bi-quyet-thanh-cong-dang-sau-nen-kinh-te-phat-trien-vuot-bac-cua-trung-quoc.html