Bầu cử Tổng thống Mỹ: Qui trình kiện ra Tòa án và những tiền lệ Tổng thống được công nhận tại… Tòa !

(Pháp lý) – Trên thực tế, nước Mỹ đã có 58 lần bầu chọn Tổng thống, nhưng không phải tất cả kết quả được định đoạt ngay sau ngày bỏ phiếu. Trong lịch sử, đã có 4 cuộc bầu cử gay cấn đến phút chót và 2 cuộc phải “nhờ” sự phán quyết cuối cùng từ phía Tòa án.

Kỳ bầu cử Tổng thống năm 2020, nếu ứng viên Joe Biden được công nhận chiến thắng tại Wisconsin và Michigan, viễn cảnh ông Donald Trump rời Nhà Trắng sẽ không xa. Trong nỗ lực ngăn chặn điều này, ban vận động tranh cử của ông Trump đã đệ nhiều đơn kiện, mở đường cho việc phản đối kết quả tại các bang chiến trường có thể quyết định kết cục cuộc đua vào Nhà Trắng.

Cơ hội cuối cùng của ông Trump?

Cùng trong ngày 4/11 (giờ Mỹ), khi các hãng tin đồng loạt dự đoán chiến thắng Wiscosin cho ông Biden, chiến dịch của ông Trump đã bắt đầu thông báo kế hoạch thực hiện các hành động pháp lý ở Pennsylvania và Michigan, nhằm hướng đến việc tạm dừng kiểm phiếu.

Theo quản lý chiến dịch của Tổng thống Trump, Bill Stepien, viết trong một tuyên bố: "Chiến dịch của Tổng thống Trump đã không được cung cấp quyền tiếp cận có ý nghĩa tới nhiều địa điểm kiểm phiếu để quan sát việc mở các lá phiếu và quá trình kiểm phiếu, vốn được đảm bảo bởi luật của bang Michigan. Chúng tôi đã đệ đơn kiện hôm nay lên Tòa án Michigan để tạm dừng kiểm phiếu cho đến khi được đảm bảo quyền lợi".

Hiện chưa có hồ sơ nào về vụ kiện này tại Tòa án khiếu nại Michigan, trong khi thông báo của chiến dịch Trump được cho là một phần chiến lược nhằm đảm bảo chiến thắng Cử tri đoàn tại các tòa án. Hiện chưa có hồ sơ nào về vụ kiện này tại Tòa án khiếu nại Michigan, trong khi thông báo của chiến dịch Trump được cho là một phần chiến lược nhằm đảm bảo chiến thắng Cử tri đoàn tại các tòa án.

Theo Business Insider, chiều 4/11 ở Mỹ, chiến dịch Trump cũng đã gửi email cho những người ủng hộ để thông báo kế hoạch thực hiện "các hành động pháp lý quan trọng ở Pennsylvania.

Kết quả ai là người chiến thắng trong bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 chưa thể có ngay sau ngày bỏ phiếu chính thức như nhiều kì bầu cử trước mà còn phải đợi thêm một thời gian.

Có dự báo, trong những tuần trước khi kết thúc chu kỳ bầu cử năm 2020, đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ có thể tham gia vào một vụ kiện tụng vào phút chót về các hoạt động bầu cử và kiểm phiếu của Pennsylvania, đặc biệt là về việc liệu lá phiếu từ cử tri trong nước tại bang này có được phép quá hạn tối đa 3 ngày sau ngày bầu cử hay không. Jen O’Malley Dillion, quản lý chiến dịch tranh cử của ông Biden, cho biết đội pháp lý của Đảng Dân chủ "sẵn sàng triển khai để chống lại nỗ lực" ngăn chặn việc kiểm phiếu hợp lệ của Đảng Cộng hòa ở tòa án.

“Hai ứng cử viên có thể sẽ bước vào cuộc chiến pháp lý tại Tòa án tối cao liên bang về tính pháp lý của các phiếu bầu qua đường bưu điện. Hai bên đều đã tính đến bước này. Không loại trừ khả năng cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 không được quyết định ở phòng phiếu mà lại được quyết định ở tòa án. Trận chiến pháp lý này cho cuộc bầu cử tổng thống đã được hai bên tính trước từ rất lâu. Và đó là cơ hội cuối cùng của Trump nếu kết quả kiểm phiếu không theo đúng kịch bản mà ông kỳ vọng”, Barbara McQuade, cựu công tố viên quận Đông Michigan nhận định.

Quy trình tại tòa án

Theo quy trình, Tổng thống Trump và nhóm chiến dịch tái tranh cử của ông cần đệ đơn kiện lên tòa địa phương, tiếp đó là cuộc chiến pháp lý kéo dài tại tòa án liên bang (Tòa án Tối cao Mỹ).Theo các chuyên gia, điều quan trọng là liệu chiến dịch tái tranh cử của ông Trump có đưa ra được bằng chứng hữu hiệu để khởi động phiên tòa hay không. Vụ kiện chỉ được tiếp nhận trong trường hợp phiếu bầu không hợp lệ, và phải mất nhiều thời gian trước khi vụ kiện đến được Tòa án Tối cao.Tòa án Tối cao là tòa phúc thẩm cuối cùng ở Mỹ, có toàn quyền quyết định những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án, phần lớn liên quan đến những vụ việc giải quyết còn nhiều tranh cãi tại các tòa án cấp dưới.

Vì vậy, sẽ có rất nhiều việc phải làm tại các tòa án cấp bang trước khi vụ việc được phân xử tại Tòa án Tối cao. Trong cuộc bầu cử đang diễn ra, hiện có một loạt các vụ án mới ở bang chiến trường gây tranh cãi sôi nổi như ở Pennsylvania, trong đó có hai vụ án dự kiến sẽ được xét xử vào hôm 4/11 (theo giờ Mỹ). Sau khi vụ án được gửi lên Tòa tối cao, cơ quan này trong thẩm quyền của mình sẽ xem xét về vụ việc và đưa ra phán quyết cuối cùng về việc tranh chấp.

Sau khi vụ án được gửi lên Tòa tối cao, cơ quan này trong thẩm quyền của mình sẽ xem xét về vụ việc và đưa ra phán quyết cuối cùng về việc tranh chấp. Trong trường hợp bầu cử hiện tại, Tạp chí Fortune dẫn lời Giáo sư Edward Foley, Đại học bang Ohio, phân tích rằng vụ kiện của phe ông Trump chỉ được tiếp nhận trong trường hợp phiếu bầu không hợp lệ, và phải mất nhiều thời gian trước khi vụ kiện đến được Tòa tối cao.

Vụ kiện chỉ được tiếp nhận trong trường hợp phiếu bầu không hợp lệ, và phải mất nhiều thời gian trước khi vụ kiện đến được Tòa án Tối cao. Tòa án Tối cao là tòa phúc thẩm cuối cùng ở Mỹ, có toàn quyền quyết định những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án, phần lớn liên quan đến những vụ việc giải quyết còn nhiều tranh cãi tại các tòa án cấp dưới.

Vì vậy, sẽ có rất nhiều việc phải làm tại các tòa án cấp bang trước khi vụ việc được phân xử tại Tòa án Tối cao. Sau khi vụ án được gửi lên Tòa tối cao, cơ quan này trong thẩm quyền của mình sẽ xem xét về vụ việc và đưa ra phán quyết cuối cùng về việc tranh chấp

Hiện Tổng thống Trump chưa đưa ra bất kỳ cơ sở nào cho một vụ kiện tiềm năng, và cũng chưa rõ đoàn luật sư của ông sẽ chọn tấn công mục tiêu nào.

Trong bài viết trên tờ Slate, chuyên gia luật bầu cử Mỹ Richard Hasen của Đại học bang California ở Irvine cho hay “không có lý do gì để từ chối đếm các lá phiếu hợp lệ gửi qua đường bưu điện đúng thời hạn, dù ủy ban bầu cử cấp bang không thể hoàn thành việc kiểm phiếu trong đêm bầu cử 3/11”.

“Về mặt pháp lý, ông Trump không thể ngăn chặn công tác đếm lá phiếu vắng mặt được gửi đến đúng hoặc trước ngày bầu cử. Việc tuyên bố đâm đơn kiện lên thẳng Tòa án tối cao chỉ là sự phóng đại nếu chưa qua các tòa án địa phương”, luật sư Nicholas Whyte thuộc Công ty tư vấn luật APCO Worldwide (trụ sở ở Bỉ) nhận định.

Những tiền lệ Tổng thống Mỹ được công nhận tại… Tòa !

Việc “đưa nhau ra tòa” giữa các ứng cử viên Tổng thống khi cuộc bầu cử bất phân thắng bại hoặc tranh chấp đã từng diễn ra trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ. Người Mỹ đã 58 lần bầu chọn tổng thống nhưng không phải lần nào kết quả cũng được định đoạt ngay sau ngày bỏ phiếu. Trong lịch sử, đã có 4 cuộc bầu cử gay cấn đến phút chót và có 2 cuộc bầu cử đã phải dùng đến cách phân xử của Tòa án.

Đầu tiên phải kể đến cuộc bầu cử năm 1876, hai ứng cử viên tham gia cuộc đua vào ghế tổng thống là Rutherford B. Hayes – đại diện cho đảng Cộng hòa và Samuel J. Tilden – đại diện cho đảng Dân chủ.Cuộc bầu cử diễn ra hỗn loạn ở các bang miền nam nước Mỹ và tranh chấp đã xảy ra tại ba bang Florida, Louisiana và Nam Carolina. Hai phe đều tuyên bố chiến thắng ở ba bang trên, và kết quả chung cuộc sẽ được định đoạt ở chính cuộc tranh chấp này.Các phe phái chính trị ở ba bang trên gửi lên Quốc hội hai bản danh sách đại cử tri khác nhau, một bên ủng hộ ứng viên Dân chủ, một ửng hộ ứng viên Cộng hòa.

Để giải quyết tranh chấp, Quốc hội đã lập ra một ủy ban gồm 15 thành viên gồm 5 người từ Hạ viện, 5 người từ Thượng viện và 5 người từ Tòa án Tối cao. Ủy ban cuối cùng đã bỏ phiếu với tỷ lệ 8 phiếu thuận 7 phiếu chống, và số phiếu đại cử tri tranh chấp được trao cho ứng viên Cộng hòa, giúp ông Hayes đắc cử tổng thống.

Mãi một thập niên sau cuộc bầu cử nói trên (tức năm 1887), Quốc hội mới ra Đạo luật Kiểm phiếu, thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp bầu cử trong tương lai. Tuy nhiên, luật này chưa bao giờ được các tòa án diễn giải rõ ràng.

Trong khi đó, cách đây đúng 20 năm, cuộc bầu cử tổng thống giữa hai ứng viên George W. Bush của đảng Cộng hòa và Al Gore của đảng Dân chủ (ông Al Gore khi đó là đương kim Phó tổng thống Mỹ). Kết quả chung cuộc phụ thuộc hoàn toàn vào 25 phiếu đại cử tri tại bang Florida.

Sau khi đóng thùng phiếu ở Florida, các mạng truyền hình Mỹ đồng loạt tuyên bố ứng viên Dân chủ Gore dễ dàng thắng ở bang này. Nhưng mọi chuyện không dễ dàng như vậy. Quá trình kiểm phiếu kéo đến đêm, các mạng truyền hình mới nhận ra mình “hớ” khi phiếu bầu của ông Bush tăng lên nhanh. Đến sáng hôm sau, ông Bush dẫn trước dối thủ vài ngàn phiếu bầu.

Chiến dịch tranh cử của ứng viên Dân chủ đã yêu cầu quan chức ở 4 hạt lớn nhất Florida kiểm lại phiếu bằng tay, kéo theo một quá trình kéo dài hàng tuần. Ba tuần sau ngày bầu cử, bang Florida tuyên bố ông Bush thắng ông Gore với cách biệt 537 phiếu, tức chỉ 0,009%. Ông Gore tiếp tục phản đối và tòa án cấp cao nhất ở Florida phải vào cuộc, ra lệnh kiểm lại hàng ngàn phiếu bầu bị máy đếm loại bỏ với lý do đục lỗ không hoàn toàn.

Cuộc bầu cử ồn ào cuối cùng được Tòa án tối cao liên bang vào cuộc, theo đó tuyên bố dừng việc kiểm phiếu vào ngày 12/12/2000, đúng 6 ngày trước khi cử tri đoàn họp. Tòa án tối cao cho rằng Hiến pháp đã vị vi phạm bởi các tiêu chuẩn kiểm đếm phiếu khác nhau ở các hạt khác nhau.

Sau lệnh của Tòa án tối cao, các nhà lập pháp của phe Cộng hòa ở bang Florida tiến tới việc chọn cử tri đoàn ủng hộ ông Bush. Cùng với đó, ông Gore tuyên bố thua cuộc và nói rằng không muốn đất nước bị chia rẽ thêm nữa vì đấu đá đảng phái. Ông Bush thì tiếp bước cha mình trở thành tổng thống Mỹ.

Với những gì đang diễn ra hiện tại kì bầu cử năm 2020, dự báo một tranh chấp khốc liệt trong cuộc đua pháp lý giữa những người thuộc phe Trump và nhóm ủng hộ ứng cử viên Biden có thể diễn ra theo kịch bản Bush - Al Gore có thể diễn ra. Và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 sẽ lại là một dấu ấn lịch sử không chỉ trong cuộc bầu cử Tổng thống mà còn trong lịch sử Tư pháp Mỹ.

Trần Nguyễn

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin