Nga chê Ukraine chống tham nhũng kém

EU vẫn chưa thực sự hài lòng với những tiến bộ đạt được trong cuộc chiến chống tham nhũng của Kiev vốn được xem là nội dung cải cách quan trọng.

Ukraine tự cắt lìa tay chân...

Theo trang mạng của Hội đồng Đối ngoại Nga, Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) - Ukraine lần thứ 19 diễn ra tại thủ đô Kiev của Ukraine trong 2 ngày 12-13/7 vừa qua với sự tham dự của Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jena Klaus Juncker, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Đại diện cấp cao của EU về các vấn đề quốc tế và chính sách an ninh Morgerini.

Các chủ đề chính được thảo luận trong Hội nghị thượng đỉnh lần này là: quá trình cải cách của Ukraine, triển vọng gia nhập EU của Kiev, chương trình hỗ trợ Ukraine của EU, cuộc xung đột ở Donbass...

 Tổng thống Ukraine P. Poroshenko (giữa) cùng Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jena Klaus Juncker (phải) và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk (trái)
Tổng thống Ukraine P. Poroshenko (giữa) cùng Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jena Klaus Juncker (phải) và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk (trái))

Theo giới phân tích Nga, giới chức EU hoan nghênh những nỗ lực trong tiến trình cải cách của Ukraine trong thời gian gần đây (trong lĩnh vực giáo dục, kinh tế, cải cách ruộng đất...). Đây cũng là lý do để công dân Ukraine được hưởng chế độ miễn thị thực khi vào châu Âu.

Tuy nhiên, EU vẫn chưa thực sự hài lòng với những tiến bộ đạt được trong cuộc chiến chống tham nhũng của Kiev vốn được xem là nội dung cải cách quan trọng và cần thiết nhất để tiến tới xem xét hỗ trợ tài chính và cũng như cân nhắc về triển vọng gia nhập EU của Ukraine.

Thời gian tới, EU sẽ hỗ trợ Ukraine thành lập Uỷ ban chống tham nhũng trong khuôn khổ hệ thống tư pháp hiện hành (trực thuộc Quốc hội), thay vì lập ra các toàn án chống tham nhũng riêng biệt.

 EU chưa hài lòng với EU về nhiều vấn đề, trong đó có cuộc chiến chống tham nhũng
EU chưa hài lòng với EU về nhiều vấn đề, trong đó có cuộc chiến chống tham nhũng)

Hội nghị thượng đỉnh lần này diễn ra trong bối cảnh rất thuận lợi: thời gian gần đây, EU liên tiếp dành cho Ukraine những ưu đãi như cung cấp chế độ miễn thị thực cho công dân nước này; phê chuẩn thoả thuận về Hiệp hội và khu vực thương mại tự do...

Tuy nhiên, Hội nghị đã kết thúc mà không có tuyên bố chung. Trong khi Ukraine và cá nhân Tổng thống Poroshenko mong muốn trong tuyên bố chung có nội dung EU ghi nhận nỗ lực và hoan nghênh mong muốn gia nhập EU của Ukraine, thì một số thành viên EU đã phản đối triển vọng này. Cụ thể là Hà Lan - quốc gia đã từng tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề Ukraine gia nhập EU, ngoài ra cả Đức và Pháp cũng được cho là gián tiếp ủng hộ quan điểm của Amsterdam.

Tại Hội nghị, Tổng thống Ukraine Poroshenko tuyên bố về kế hoạch thúc đẩy việc gia nhập Liên minh hải quan các nước EU, gia nhập khu vực Shenghen, trở thành một phần của thị trường số và năng lượng của châu Âu.

 Những hình ảnh bạo loạn và bạo lực ám ảnh ở Ukraine
Những hình ảnh bạo loạn và bạo lực ám ảnh ở Ukraine)

Tuy nhiên, các mục tiêu này của Ukraine vẫn còn rất xa vời và khó khăn nếu trong EU chưa có sự thống nhất về vấn đề Ukraine. Không chỉ một vài quốc gia trong EU đang phản đối triển vọng gia nhập EU của Ukraine mà trong nội bộ của từng quốc gia thành viên EU vẫn có các đảng chính trị đối lập có quan điểm thân Nga và phản đối Ukraine đang gia sức gây sức ép với chính quyền ở từng nước.

Trang mạng của Nga dẫn lời giới chuyên gia cho rằng châu Âu đang trải qua giai đoạn khó khăn, cả về kinh tế, đe dọa khủng bố, dòng người di cư, Brexit... khiến làn sóng dân tuý làm ảnh hưởng đến sự đoàn kết của liên minh. Vì vậy, mục tiêu quan trọng nhất lúc này của EU là củng cố sự đoàn kết và tính bền chặt của khối trước khi tiến hành mở rộng. Trong khi đó, quốc gia nộp đơn xin gia nhập lại là một Ukraine đang có nền kinh tế trì trệ, hệ thống chính trị tham nhũng và không được sự ủng hộ của người dân.

Với việc không đạt được một tuyên bố chung, Hội nghị Thượng đỉnh EU-Ukraine lần thứ 19 được xem là thất bại.

Mặc dù một tuyên bố chung sau Hội nghị là "không bắt buộc" nhưng đây mới chỉ là lần thứ hai trong lịch sử hai bên không đạt được tuyên bố chung. Trang mạng của Nga dẫn dư luận phương Tây kết luận, theo nguyên tắc ngoại giao châu Âu, việc EU và Ukraine không đạt được tuyên bố chung đã cho thấy khủng hoảng sâu sắc trong quan hệ ngoại giao giữa hai bên.

Theo Bao Datviet

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin