Kinh nghiệm áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự tại Nhật Bản và đề xuất cho Việt Nam

(Pháp lý) - Các quan hệ tranh chấp dân sự luôn biến động thay đổi theo sự phát triển của kinh tế - xã hội khiến cho các văn bản quy phạm pháp luật chưa kịp thời thay đổi để phù hợp với thực tế. Do đó, án lệ dần trở thành một nguồn pháp luật quan trọng khi giải quyết vụ việc dân sự. Tuy nhiên, việc áp dụng án lệ trên thực tế còn gặp nhiều vướng mắc. Từ góc nhìn kinh nghiệm của Nhật Bản, bài viết đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống án lệ dân sự, nâng cao hiệu quả áp dụng án lệ giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam.

Tổng hợp các án lệ về hôn nhân và gia đình

Ảnh minh hoạ

Kinh nghiệm áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự tại Nhật Bản

Án lệ tại Nhật Bản được xem là quan điểm pháp luật mà Tòa án tối cao đã áp dụng trước đó. Việc xét xử của Tòa án cấp dưới vi phạm án lệ mà Tòa án tối cao đã ban hành có thể bị hủy. Tuy nhiên, việc xét xử của Tòa án cấp dưới trong các vụ việc chưa có án lệ của Tòa án tối cao thì có thể được tham khảo để giải quyết những vụ án tượng tự và có ý nghĩa như một án lệ. Tuy các phán quyết của Tòa án tối cao hay của Tòa án cấp dưới đều là án lệ nhưng giữa chúng có sự chênh lệch trong việc áp dụng giải quyết các vụ việc trên thực tế.

Tòa án tối cao Nhật Bản có hai vai trò liên quan đến ban hành các án lệ là sửa chữa sai lầm trong xét xử của Tòa án cấp dưới để giải quyết quyền lợi của đương sự và thống nhất việc giải thích áp dụng pháp luật. Án lệ đã giải quyết mục đích thống nhất việc giải thích áp dụng pháp luật trong khi xét xử các vụ việc dân sự, tạo ra sự ổn định về mặt pháp luật, bình đẳng giữa các đương sự.

Thứ nhất, kinh nghiệm về cơ quan chuyên trách về án lệ tại Tòa án tối cao

Án lệ của Tòa án tối cao Nhật Bản được lựa chọn dựa trên quyết định của Ủy ban án lệ (theo quy chế Ủy ban án lệ tháng 9/1947) bao gồm: phần nội dung quyết định, phần trích yếu án lệ và phần điều khoản tham chiếu. Ủy ban án lệ của Tòa án tối cao Nhật Bản là một tập thể gồm có 06 Thẩm phán của Tòa án tối cao là ủy viên, có ban thư ký gồm các thẩm tra viên (là những người có tư cách Thẩm phán) và nhân viên Văn phòng Tòa án tối cao. Ủy viên Ủy ban án lệ được lựa chọn từ 03 Hội đồng xét xử nhỏ (Hội đồng gồm 05 Thẩm phán), mỗi Hội đồng xét xử nhỏ chọn 02 Thẩm phán. Ủy ban án lệ họp định kỳ mỗi tháng một lần (10 lần/năm). Ban thư ký gồm có 41 Thẩm tra viên Tòa án tối cao, trong đó có 01 Thẩm tra viên trưởng, 20 Thẩm tra viên làm về dân sự, 10 Thẩm tra viên làm về hình sự, 10 Thẩm tra viên làm về hành chính. Thẩm tra viên trưởng và các thẩm tra viên phụ trách dân sự, hành chính, hình sự tham dự các phiên họp của Ủy ban án lệ tùy theo lĩnh vực tương ứng.

Đối với những bản án hoặc quyết định có khả năng trở thành án lệ thì Thẩm tra viên phụ trách phải thực sự hiểu được tầm quan trọng các quan hệ tranh chấp mà bản án đó điều chỉnh, nghiên cứu để biên soạn nội dung quyết định, trích yếu án lệ và điều khoản tham chiếu. Phần nội dung quyết định sẽ ghi ngắn gọn, rõ ràng xem Tòa đã quyết định đối với sự việc gì. Phần trích yếu án lệ ghi tóm tắt những quy tắc mà bản án đưa ra (những quy tắc này phải là những quy tắc về mặt pháp luật) và trình Ủy ban án lệ xem xét tại phiên họp hàng tháng. Trước khi trình ra Ủy ban án lệ thì trong nội bộ các Thẩm tra viên phải có sự xem xét các nội dung trong các phương án đề xuất đã đủ chưa? Ủy ban án lệ chỉ tóm tắt lại những nội dung trong bản án đã có chứ không được viết thêm những vấn đề khác vào.

Các đề xuất liên quan đến vụ việc dân sự sẽ được đưa ra nghiên cứu nội bộ trong phòng Thẩm tra viên gồm toàn thể thẩm tra viên dân sự, hành chính sau đó tổng kết lại. Khi biên soạn nội dung quyết định, trích yếu án lệ thì Thẩm tra viên phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu thật chi tiết trên mặt chuyên môn. Như vậy, có thể nói án lệ là bản án, quyết định đã được tuyển chọn một cách khách quan và có tính chuyên môn cao thông qua việc đòi hỏi Thẩm phán của Tòa án tối cao và các Thẩm tra viên đã phản ánh ý chí của tập thể Tòa án khi tuyển chọn các án lệ.

 

undefined

Tòa án tối cao Tokyo (ảnh minh hoạ)

Thứ hai, kinh nghiệm quy định tiêu chuẩn lựa chọn án lệ dân sự

Tiêu chuẩn lựa chọn án lệ đăng trong tuyển tập án lệ dân sự của Tòa án tối cao được thể hiện như sau:

(1) Xét đoán về những vấn đề quan trọng liên quan đến Hiến pháp, pháp luật chưa có tiền lệ ở Tòa án tối cao;

(2) Án lệ đã có thời Đại thẩm viện 1 nhưng là xét đoán xuất hiện lần đầu trong Tòa án tối cao;

(3) Bản án, quyết định của Đại hội đồng xét xử (Đại pháp đình) làm thay đổi tiền lệ của Tòa án tối cao;

(4) Trường hợp tình tiết vụ việc đóng vai trò quan trọng như lẽ công bằng, sự thừa nhận mặc nhiên, dần dần trở thành án lệ;

(5) Trường hợp nhận thấy cần đăng tải vì quan trọng đặc biệt đối với án lệ, quyết định tình huống (trên nguyên tắc vốn không đăng trong tuyển tập án lệ).

Thứ ba, kinh nghiệm tuyển tập án lệ của tòa án tối cao

Định kỳ 06 tháng, Tòa án tối cao Nhật Bản in ấn, công bố “Tuyển tập án lệ Dân sự, Hình sự” và lưu hành trên thị trường (khoảng 1500 bản). Mỗi cuốn tuyển tập án lệ có khoảng 200 án lệ. Bên cạnh đó, án lệ cũng được công bố mang tính cấp báo trong vòng một tháng trên Thời báo Tòa án tối cao (Tập sách nhỏ khoảng 10 trang lưu hành trên thị trường). Để giúp cho việc sử dụng, tra cứu tiện lợi hơn, các tạp chí án lệ cũng sẽ đăng các án lệ có kèm ý kiến ngắn trong vòng nửa năm sau đó. Án lệ còn được đăng trên tạp chí chuyên môn “Thời báo chức danh tư pháp” phát hành định kỳ (sau này sẽ được xuất bản như sách đơn hành gồm án lệ cả năm) kèm theo nội dung giải nghĩa chi tiết về ý nghĩa, nội dung do thẩm tra viên Tòa án tối cao phụ trách vụ án thực hiện.

Các bản án, quyết định tuy không được chọn đăng trong tuyển tập án lệ nhưng xét thấy có những nội dung quan trọng, có giá trị tham khảo để áp dụng trong thực tế cũng sẽ được tổng kết trong các kỷ yếu Dân sự, Hình sự của Tòa án tối cao phát hành nội bộ (khoảng 500 bản mỗi kỳ). Trong các ấn phẩm của Tòa án tối cao về án lệ chỉ đăng toàn văn án lệ của Tòa án tối cao mà không có phần giải nghĩa. Trong tạp chí án lệ của Tòa án tối cao thì chỉ đăng những án lệ quan trọng của Tòa án tối cao. Còn những án lệ có tính chất tình huống được đăng trên “Tập án lệ” của Tòa án tối cao mà không được đăng trong “Tuyển tập án lệ”. Tập án lệ không được bán trên thị trường mà chỉ là tài liệu tham khảo trong nội bộ Tòa án tối cao. Tuy nhiên, một số án lệ tình huống mà Tòa án tối cao cho rằng quan trọng cũng được đăng trong “Tuyển tập án lệ”.

Việc công khai án lệ còn được đăng tải trên mạng internet để tạo sự dễ hiểu cho người dân, nâng cao được tính minh bạch trong nền tư pháp cho người dân, tăng được niềm tin cũng như sự hiểu biết đối với nền tư pháp, giúp cho người dân dễ dàng dự kiến được kết quả xét xử. Vì vậy, Tòa án tối cao đã mở trang web của Tòa. Các bản án của Tòa án tối cao đã được đăng tải toàn văn trên trang chủ của Tòa án tối cao từ 20 năm trước đây, đồng thời án lệ của Tòa án cấp dưới đặc biệt là những án lệ liên hệ tới tài sản trí tuệ cũng được đăng tải trên trang chủ của Tòa án tối cao. Vì được đăng công khai trên mạng internet nên Tòa cần phải bảo vệ bí mật đời tư của các đương sự trong vụ án. Tuy nhiên, khi đăng tải án lệ bằng bản giấy thì không xem trọng yếu tố đời tư (không cần ẩn danh). Chỉ riêng những loại bản án mà pháp luật quy định không được công khai thì mới phải ẩn danh. Có việc quy định như vậy là vì thực tế người mua các tạp chí án lệ bằng giấy thường là những nhà chuyên môn nên việc bảo vệ đời tư không quan trọng nhiều.

Thứ ba, kinh nghiệm về hiệu lực của án lệ

Tiêu chí xét tính ràng buộc của án lệ dựa trên hình thức phân biệt án lệ giải thích, án lệ quy phạm, án lệ hướng dẫn (án lệ ví dụ điển hình). Tuy nhiên, án lệ quy phạm hoặc án lệ giải thích có tính thực tế cao khi tham khảo để giải quyết một vụ việc cụ thể khác.

Trong trường hợp Thẩm phán ra phán quyết trái với án lệ của Tòa án tối cao mà bị kháng cáo thì phán quyết đó có thể bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy. Tại Nhật Bản, sự nhìn nhận, tư duy về sự ràng buộc của án lệ cũng có sự lệch pha nhỏ. Có quan niệm xem trọng yếu tố giải thích pháp luật, có quan niệm xem trọng yếu tố tình tiết. Trường hợp Thẩm phán giải quyết vụ việc tương tự, giống với tình tiết trong án lệ của Tòa án tối cao thì không nhất thiết bị ràng buộc vào án lệ đó mà có thể nêu cách giải thích của cá nhân để ra phán quyết. Các Thẩm phán của Tòa cấp dưới bình đẳng với Thẩm phán Tòa án tối cao nên đều có quyền giải thích luật liên quan trong việc giải quyết các vụ án dân sự. Hơn nữa, mặc dù nói rằng án lệ của Tòa án tối cao nhưng tương lai có thể bị thay đổi do đó việc cho phép Thẩm phán Tòa án cấp dưới không tuân theo án lệ mà dựa trên những đánh giá, nhận định của mình để đưa ra phán quyết. Đây cũng là nguồn để phát triển án lệ.

Thứ tư, kinh nghiệm sửa đổi án lệ

Các án lệ không có sức mạnh ràng buộc về mặt pháp luật nên Thẩm phán có thể dựa trên niềm tin của mình để ra các bản án khác với án lệ. Trong trường hợp muốn sửa đổi án lệ của Tòa án tối cao thì vụ việc phải đưa ra Đại hội đồng 15 Thẩm phán để xét xử. Tuy nhiên, rất khó để có thể sắp xếp được việc xét xử bằng Hội đồng 15 Thẩm phán. Vì vậy, trong trường hợp thấy cần phải sửa án lệ, các Hội đồng 05 Thẩm phán của Tòa án tối cao sẽ giải thích thu hẹp phạm vi của án lệ trước đó. Đây là trường hợp sửa án lệ mà không qua thủ tục sửa án lệ.

Thứ năm, kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật dân sự dựa vào án lệ

Tại Nhật Bản, nhiều phán quyết của thẩm phán có tính chất mở rộng hơn so với các quy định của pháp luật. Thông qua các án lệ, nhiều quy định pháp luật thay đổi, các nguyên tắc mới được xác lập. Điển hình như lĩnh vực giao dịch bảo đảm. Trong lĩnh vực bảo đảm, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định chủ yếu trong Bộ luật Dân sự được ban hành vào năm 1896 và có hiệu lực vào năm 1898. Sau hơn 120 năm tồn tại, Bộ luật Dân sự Nhật Bản cũng có những sửa đổi nhất định nhằm phù hợp với thực tiễn, lần sửa đổi gần nhất đó là vào năm 2018 và có hiệu lực vào năm 2022. Các án lệ đã công nhận các biện pháp bảo đảm mới so với quy định của Bộ luật dân sự, xem tài sản bảo đảm là các quyền yêu cầu hình thành trong tương lai, phân biệt chuyển nhượng có bảo đảm và hợp đồng mua bán có chuộc lại.

Thực trạng áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự tại Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện

Cho đến trước năm 2005, án lệ không được ghi nhận trong hệ thống pháp luật Việt nam với tư cách là một nguồn luật mà chủ yếu được đề cập ở góc độ nghiên cứu học thuật. Trước bối cảnh hội nhập và sự thay đổi nhanh chóng của tình hình kinh tế - xã hội đặt ra yêu cầu cần có án lệ để bổ trợ cho các văn bản quy phạm pháp luật. Ngày 24/5/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, chỉ đạo: “Nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán” và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 tiếp tục chỉ đạo: “Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, áp dụng án lệ…”. Đây chính là kim chỉ nam để phát triển án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Theo từ điển Luật học, án lệ là “bản án đã được tuyên hoặc một sự giải thích, áp dụng pháp luật được coi là tiền lệ làm cơ sở để các thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong các trường hợp tương tự”[1]. Điều 1 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP đã ghi nhận khái niệm án lệ: “Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án