Học cách sống ở đất nước hạnh phúc

Mức sống cao, tuổi thọ kéo dài và ít tham nhũng khiến cho Qatar trở thành một trong những nước hạnh phúc nhất hành tinh.

 Những hình ảnh xa hoa của đất nước Qatar
Những hình ảnh xa hoa của đất nước Qatar)

Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2015, nước này xếp thứ 28 trong số 158 quốc gia, và duy trì mức độ hạnh phúc trong nhiều năm liền. Cũng theo báo cáo của Liên Hợp Quốc (LHQ), Qatar được xếp vào vị trí thứ 2 về mức độ hạnh phúc tại khu vực MENA sau Ả Rập Saudi và đứng thứ 35 trong tổng số 155 quốc gia trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2017.

Có thể nói, mặc dù vẫn còn đứng sau nhiều quốc gia nhưng Qatar luôn duy trì sự ổn định của mình trong nhiều năm qua. Nguồn tài sản cực lớn của Qatar có được là nhờ dầu mỏ và khí đốt với trữ lượng khổng lồ, trong khi diện tích quốc gia này nhỏ hơn tiểu bang Connecticut, Mỹ.

Vào thập niên 1970, quốc gia này tìm ra mỏ khí đốt trữ lượng lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Nga và Nigeria. Những công dân quốc tịch Qatar được hưởng lợi nhiều nhất từ các mỏ khí đốt và nhanh chóng trở thành triệu phú USD.

Cuộc sống trong “cõi tiên”

Người dân Qatar được hưởng cuộc sống giàu có ngay từ khi sinh ra. Tất cả mọi người dân Qatar được khám chữa bệnh, đi học và nằm viện miễn phí. Không ai phải nộp tiền điện nước hàng tháng hay nộp thuế cho chính phủ. Người dân Qatar chưa bao giờ phảo lo lắng về việc kiếm tiền để sống nên họ không nhất thiết phải làm việc.

Mọi hoạt động thường nhật, trong đó có chăm sóc con cái, đều do những phụ nữ giúp việc từ các quốc gia khác thực hiện. Nếu cần ăn tối ở bất kỳ quán ăn nào mà không muốn vào nhà hàng, chỉ cần đỗ xe ngoài quán, bấm còi xe là sẽ được phục vụ chu đáo. Ví như việc nếu muốn ăn một chiếc Hamburger, chỉ cần bấm còi là có người mang đến tận nơi.

Ở Qatar người ta có thể ngay lập tức bỏ tiền ra mua một chiếc Iphone 7 và sẵn sàng đập vỡ chúng mà không cảm thấy tiếc nuối. Khi lên máy bay, hãng hàng không yêu thích phải là Qatar Airways đẳng cấp chứ không phải bất kỳ thương hiệu nào khác.

Khi đi nghỉ mát, khách sạn 5 sao không phải là nơi tốt nhất đối với họ. Điển hình nhất Khách sạn Dorchester, nơi có rất nhiều thiếu gia ở Qatar lui tới. Một nhân viên làm việc ở khách sạn Dorchester cho biết từng chứng kiến khách Qatar đặt toàn bộ 3 phòng đắt đỏ nhất của khách sạn trong 1 năm, thuê riêng một đầu bếp để phục vụ ông mỗi ngày. Giá tiền thuê phòng là 40.000 bảng Anh/đêm (1,15 tỷ đồng). “Mọi thứ chỉ diễn ra trong phòng”, nhân viên này nói, ám chỉ người khách không phải đi đâu mà chỉ cần ngồi tại chỗ.

Khách sạn Promenade cũng là nơi hay lui tới của giới nhà giàu Trung Đông và hầu hết phòng đắt đỏ nhất đã được mua hết từ trước đó vài tháng. Khi mùa hè bắt đầu, lúc các thiếu gia không phải tới trường, họ sẽ tới đây, ăn ngủ nghỉ xuyên 3 tháng hè trong những căn phòng có giá tới 6-7.000 bảng Anh/đêm (khoảng 200 triệu đồng).

Thủ đô Doha cũng là một thiên đường mua sắm với những mặt hàng miễn thuế trong các trung tâm thương mại: City Center, Landmark, Hyatt Plaza, the Mall và the Royal Plaza... Không chỉ có nhiều tiền, người dân Qatar cũng rất biết cách tiêu tiền. Nếu như muốn mua một món đồ mà Qatar không có, họ lập tức đáp máy bay tới Dubai để mua. Nếu như ở Dubai cũng không có thì họ có thể bay tới Châu Âu hoặc Mỹ để mua bằng được.

Điều khiến nhiều người mê mẩn quốc gia này là việc đổ xăng. Ở Qatar, người dân không cần làm việc này vì đã có nhân viên phục vụ từ A tới Z, giữa thời tiết nắng nóng 50 độ C. Giá xăng ở Qatar rẻ hơn nước lọc và không ai phải lo nghĩ về chuyện đổ xăng khi sống ở Qatar. Dân bản địa giàu có ở Qatar không bao giờ rửa xe hay động tay chân vào bất cứ thứ gì vì đã có người giúp việc làm tất cả.

Những hình ảnh xa hoa của đất nước Qatar
Những hình ảnh xa hoa của đất nước Qatar)

Nhiều tỷ phú, triệu phú nhất thế giới

Sự giàu có của Qatar thế hiện rõ ràng nhất trong việc, không nơi nào trên Trái Đất bạn có thể “ra ngõ gặp tỷ phú, triệu phú” như ở thủ đô Doha. Theo số liệu của quỹ tư vấn Boston, hơn 14% dân số ở quốc gia vùng Vịnh bé nhỏ sở hữu ít nhất 1 triệu USD trong tài khoản.

Nếu xét trên quy mô toàn cầu, chỉ 0,9% dân số sở hữu tài sản từ 1 triệu USD trở lên. Nếu chia nhỏ ra số dân, cứ mỗi 100.000 dân Qatar lại có 8 người thuộc giới siêu giàu với tài sản khổng lồ trong ngân hàng.
Không chỉ có số lượng triệu phú nhiều nhất thế giới, Qatar chứng kiến tốc độ tăng trưởng nhóm người siêu giàu nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Lý giải cho sự tăng trưởng này là kinh tế ổn định và chính trị không biến động.

Theo số liệu của New World Health cho thấy số người sở hữu trên 1 triệu USD tại Qatar tăng hơn 80% kể từ năm 2007. Hiện tại Qatar có 28.000 người siêu giàu, nhiều hơn bất kì quốc gia vùng Vịnh nào.
Ngoài số lượng dân Qatar bản địa giàu lên nhờ các hoạt động khai thác dầu hay đầu tư vào bất động sản, tài chính, viễn thông, rất nhiều người siêu giàu từ các quốc gia khác cũng tìm tới Qatar sinh sống.
Những công trình xa hoa bậc nhất

Người dân Qatar tự hào nói rằng, muốn biết sự giàu có của đất nước vùng vịnh này, xin hãy vào Bảo tàng Quốc gia Qatar. Đây là một trong những tòa nhà mới và bắt mắt nhất tại thủ đô Doha. Với chi phí xây dựng khoảng 500 triệu USD.

Các kiến trúc sư muốn tạo nên cấu trúc hình đĩa trên mái của công trình này để tránh nắng nóng của sa mạc vào mùa hè. Không những thế, gần một nửa không gian phía sau của bảo tàng được dành để xếp những chiếc ô tô cực kỳ sang trọng cùng các đồ vàng bạc, châu báu khác.

Bảo tàng nghệ thuật Hồi giáo cũng là bảo tàng lớn nhất thế giới dành riêng cho nghệ thuật Hồi giáo, do kiến trúc sư người Mỹ gốc Hoa, Leoh Ming Pei, tác giả của công trình Bảo tàng Louvre ở Paris, thiết kế. Đây là công trình màu trắng ngà với hàng trăm di vật, tác phẩm nghệ thuật về Hồi giáo. Nhìn từ xa, nó như một viên đá lấp lánh giữa sa mạc. Tổng chi phí để xây dựng bảo tàng này là khoảng 50 triệu USD.
Tháp Doha cao 46 tầng là cao ốc đẹp nhất khu vực Trung Đông và châu Phi, với điểm nhấn là kết cấu hình trụ lạ mắt cùng những lớp hoa văn đậm chất Hồi giáo ở bên ngoài. Nhìn từ xa, tòa tháp giống như một công trình điêu khắc giữa một rừng cao ốc xung quanh.

Tháp Aspire ở Doha là biểu tượng của Asia Games năm 2006. Chính phủ Qatar bỏ ra khoảng 150 triệu USD để thiết kế và xây dựng công trình này. Nó được gắn màn hình led ở các mặt và một máy chiếu laser khổng lồ trên đỉnh.

Sân bay quốc tế Hamad là một trong những sân bay xa xỉ nhất Vùng Vịnh. Sân bay này có 5 khu với 138 quầy check-in, 2 khách sạn hơn 200 phòng, bể bơi, nhà thờ Hồi giáo và hàng nghìn m2 dành cho trung tâm mua sắm, giải trí. Chi phí xây dựng cho “cửa ngõ vươn ra thế giới” của Qatar là 15 tỷ USD.

Sân vận động đầu tiên trên thế giới có điều hòa nhiệt độ là sân Khalifa tại Doha. Nó có sức chứa 40.000 chỗ ngồi, được sửa sang với chi phí 122 triệu USD. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải sân vận động đắt giá nhất tại Qatar. Chính phủ nước này đang đầu tư một khoản tiền lớn để xây dựng những sân vận động, chuẩn bị cho FIFA World Cup 2022.

Theo Bao Phapluat

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin