Bắc Kạn: Thêm một phản ánh Ban quản lý dự án ĐTXD “đánh đố” nhà thầu bằng tiêu chí “đóng tiền mặt”

(Pháp lý) - Việc lạm dụng tiêu chí đóng băng tiền mặt, hiểu sai tinh thần của Luật Đấu thầu tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Bắc Kạn đang khiến dư luận nghi ngờ về tính minh bạch trong đấu thầu, làm khó các nhà thầu tỉnh ngoài, tạo điều kiện cho doanh nghiệp địa phương?

Trước đó Gói thầu BKII- 14 Thi công xây dựng khu tái định cư- Thuộc dự án Chương trình đô thị miền núi phía Bắc giai đoạn 2 vừa phát hành hồ sơ mời thầu ngày 15/8/2017 đã bị nhà thầu phản ánh bị Ban quản lý dự án gây khó bằng tiêu chí đóng băng 6 tỷ đồng tiền mặt , thì Gói thầu BKII- 12 Thi công xây dựng cầu Nặm Cắt thuộc dự án Chương trình đô thị miền núi phía Bắc- Thị xã Bắc Kạn giao đoạn II (2017-2020) cũng đã bị Ban quản lý đưa ra tiêu chí bắt buộc Nhà thầu tham dự thầu phải nộp 8 tỉ đồng tiền mặt vào tài khoản của nhà thầu được mở tại chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn thành phố Bắc Kạn và không được rút ra trước thời hạn 120 ngày tính từ thời điểm đóng thầu.

Tiêu chí 6 tỉ nộp tại ngân hàng Bắc Kạn đang khiến nhà thầu bức xúc
Tiêu chí 6 tỉ nộp tại ngân hàng Bắc Kạn đang khiến nhà thầu bức xúc)

Cụ thể, cùng cách thức đưa ra tiêu chí gây khó cho nhà thầu tỉnh ngoài như Gói thầu BKII- 12 Thi công xây dựng cầu Nặm Cắt thuộc dự án Chương trình đô thị miền núi phía Bắc- Thị xã Bắc Kạn giao đoạn II (2017-2020),  gói thầu BKII- 14 Thi công xây dựng khu tái định cư- Thuộc dự án Chương trình đô thị miền núi phía Bắc giai đoạn 2  vừa phát hành hồ sơ mời thầu ngày 15/8/2017  tại mục Yêu cầu về nguồn lực tài chính, Bên mời thầu đã đưa ra tiêu chí bắt buộc Nhà thầu tham dự thầu phải nộp 6 tỉ đồng tiền mặt vào tài khoản của nhà thầu được mở tại chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn thành phố Bắc Kạn và không được rút ra trước thời hạn 120 ngày tính từ thời điểm đóng thầu.

Nhiều nhà thầu đã bức xúc cho rằng tiêu chí này đang có dấu hiệu tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong tỉnh, gây khó khăn cho doanh nghiệp tỉnh ngoài tham dự dù tỉnh ngoài có thể sẽ có giá cạnh tranh hơn.

Theo ý kiến của các nhà thầu thì tài sản bằng tiền mặt là kênh phải huy động, phải tham gia hiệu quả nhất vào hoạt động đầu tư, kinh doanh. Do đó, yêu cầu “đóng băng” một khoản tiền lớn vào tài khoản chủ đầu tư một mặt dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực, mặt khác gây khó khăn trong việc huy động tiềm lực vào quá trình đấu thầu của mỗi nhà thầu. Bên cạnh đó, yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu nêu tại Mẫu số 1 (Thông tư số 05/2015/BKHĐT) có độ mở rất cao, dễ thực thi và tạo điều kiện tốt nhất cho cả bên mời thầu và nhà thầu khi tham gia đấu thầu.

Hồ sơ mời thầu Gói thầu BKII- 14 Thi công xây dựng khu tái định cư- Thuộc dự án Chương trình đô thị miền núi phía Bắc giai đoạn 2 vừa phát hành hồ sơ mời thầungày 15/8/2017
Hồ sơ mời thầu Gói thầu BKII- 14 Thi công xây dựng khu tái định cư- Thuộc dự án Chương trình đô thị miền núi phía Bắc giai đoạn 2 vừa phát hành hồ sơ mời thầungày 15/8/2017)

Do đó, đối với yêu cầu này, các nhà thầu có rất nhiều phương án để chứng minh nguồn lực tài chính cho gói thầu mình tham gia. Theo đó, nhà thầu dự thầu chỉ cần chứng minh nguồn lực tài chính bằng số tiền như Hồ sơ mời thầu yêu cầu thông qua tài liệu, sao kê số dư ngân hàng, hợp đồng tín dụng... là đã tuân thủ đúng tinh thần của Thông tư số 05 (cụ thể là Mẫu số 1). Việc sử dụng tiền mặt cho yêu cầu này là hiểu chưa đầy đủ tinh thần của pháp luật về đấu thầu xét về toàn bộ bối cảnh của quá trình đấu thầu. Một số ý kiến cho rằng yêu cầu chứng minh nguồn lực tài chính huy động cho gói thầu này là quá cứng nhắc và tạo áp lực cho nhà thầu một cách không cần thiết.

Còn theo Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc công ty Luật Thiên Thanh, đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội thì tiêu chí này có dấu hiệu vi phạm nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu, thiết lập hồ sơ mời thầu và lựa chọn nhà thầu.

Hương An

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin