4 chính sách lao động, tiền lương có hiệu lực từ tháng 2

Chính sách ban hành mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập đóng BHXH; chính sách hỗ trợ thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự và công an, thanh niên tình nguyện; công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng; thời gian tập sự theo chức danh nghề nghiệp viên chức ngành y…

Chính sách lao động, tiền lương ban hành tháng 2. Ảnh minh họa.
Chính sách lao động, tiền lương ban hành tháng 2. Ảnh minh họa.)

1. Mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

Theo Thông tư 42/2016/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, có hiệu lực từ ngày 11/2, mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2017 là 1,00.

Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội là người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 1/1/2017 đến ngày 31/12/2017.

Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của những người này được điều chỉnh theo công thức sau:

2.2
Cụ thể, tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với nhóm đối tượng trên được điều chỉnh theo công thức sau:

2.3
Với người tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2017 đến ngày 31/12/2017.

Thu nhập tháng đã đóng BHXH đối với nhóm đối tượng trên điều chỉnh theo công thức sau:

2.4
Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng được thực hiện như sau:

2.5
2. Mức hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự

Từ ngày 12/2, Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, hướng dẫn chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành dự án phát triển kinh tế - xã hội bắt đầu có hiệu lực.

Theo đó, các đối tượng nêu trên có nhu cầu đào tạo nghề trình độ sơ cấp đáp ứng điều kiện và được cấp thẻ đào tạo nghề thì được cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận, tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp và chi hỗ trợ các khoản sau:

Chi hỗ trợ đào tạo theo Điều 10 Thông tư 152/2016/TT-BTC.

Mức hỗ trợ tiền ăn: 30.000 đồng/người/ngày thực học.

Mức hỗ trợ tiền đi lại: 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên.

Trong đó, ưu tiên chi hỗ trợ đào tạo trong giá trị tối đa của thẻ, giá trị còn lại của thẻ chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại.

Trường hợp tổng chi hỗ trợ vượt quá giá trị tối đa của thẻ thì người học tự chi trả phần kinh phí chênh lệch cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nếu thấp hơn giá trị của thẻ thì ngân sách nhà nước quyết toán số chi thực tế.

Trong thời gian đào tạo nghề, nếu người nào thôi học (không tiếp tục học cho đến khi tốt nghiệp) thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập biên bản hoặc ban hành quyết định và được quyết toán chi phí hỗ trợ đào tạo và hỗ trợ tiền ăn kể từ ngày khai giảng đến ngày người đó thôi học.

3. Thời gian huấn luyện lần đầu về an toàn, vệ sinh lao động

Từ ngày 20/2, Thông tư 02/2017/TT-BQP do Bộ Quốc phòng ban hành chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó, đối tượng tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được chia làm 6 nhóm:

Nhóm 1: Người làm công tác chỉ huy, quản lý

Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động

Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm thực hiện theo quy định tại các nhóm 1, 2, 3 và nhóm 5 (bao gồm cả người lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp quốc phòng, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài; người học nghề, tập nghề, thử việc tại các đơn vị; lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên khi làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh).

Nhóm 5: Người làm công tác y tế.

Nhóm 6: Người tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên (an toàn, vệ sinh viên).

Thời gian huấn luyện lần đầu được quy định như sau:

Ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra đối với nhóm 1, nhóm 4.

Ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra đối với nhóm 2.

Ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra đối với nhóm 3.

Ít nhất là 56 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra (Trong đó, thời gian huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn y tế lao động ít nhất là 40 giờ, nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động ít nhất là 16 giờ) đối với nhóm 5.

Ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động đối với nhóm 6.

4. Thời gian tập sự theo chức danh nghề nghiệp viên chức ngành y

Cụ thể, Thông tư 43/2016/TT-BYT của Bộ Y tế quy định thời gian tập sự theo chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế. Thông tư này áp dụng đối với viên chức chuyên ngành y tế làm việc trong các cơ sở y tế công lập.

Đối tượng điều chỉnh bao gồm các chức danh: bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y tế công cộng, y sĩ, dược, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng, dân số (gọi chung là viên chức chuyên ngành y tế).

Về thời gian tập sự:

Người trúng tuyển chức danh nghề nghiệp y sĩ (hạng IV), điều dưỡng (hạng IV), dược (hạng IV), hộ sinh (hạng IV), kỹ thuật y (hạng IV), dinh dưỡng (hạng IV), dân số viên (hạng IV) phải thực hiện thời gian tập sự 06 (sáu) tháng;

Người trúng tuyển chức danh nghề nghiệp bác sĩ (hạng III), bác sĩ y học dự phòng (hạng III) phải thực hiện thời gian tập sự 09 (chín) tháng;

Người trúng tuyển chức danh nghề nghiệp y tế công cộng (hạng III), dược sĩ (hạng III), điều dưỡng (hạng III), hộ sinh (hạng III), kỹ thuật y (hạng III), dinh dưỡng (hạng III), dân số viên (hạng III) phải thực hiện thời gian tập sự 12 (mười hai) tháng.

Theo Bao Phapluat

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin