Quang cảnh buổi Toạ đàm diễn ra tại trụ sở Viện IBLA
Mở đầu buổi toạ đàm, ông Trần Sĩ Chương, chuyên gia Kinh tế chia sẻ về tình hình chung của kinh tế toàn cầu thời điểm hiện tại, tình hình địa chính trị, chiến tranh giữa Nga và Ukraina..., Ông nhấn mạnh về kinh tế thế giới đang trải qua một “khúc cua” rất mạnh, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp đa quốc gia, doanh nghiệp trên thế giới và cả một số doanh nghiệp Việt Nam, ông mong muốn với những chia sẻ của mình sẽ giúp cho buổi gặp gỡ, giao lưu có cái nhìn rộng và sâu hơn về tình hình Kinh tế Quốc tế hiện nay.
Trả lời cho câu hỏi về giá vàng Việt Nam ở thời điểm hiện tại của Luật gia, Tiến sĩ Nguyễn Thị Sơn, ông Chương cho biết: “Vàng biến động có nhiều nguyên nhân, ngoài yếu tố cung cầu ra thì tâm lý và văn hóa của mỗi vùng miền sẽ làm giá vàng thay đổi theo. Ông Chương cũng cho rằng bản thân vàng không tự sinh ra giá trị, không tạo ra dòng tiền”.
Luật gia, Tiến sĩ Nguyễn Thị Sơn đặt câu hỏi , trao đổi với Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương
Luật gia, Luật sư Nguyễn Văn Bình đặt vấn đề về sự khác biết giữa thị trường chứng khoán Hoa Kỳ và Việt Nam. Tiến sĩ Chương cho rằng: “Thị trường chứng khoán Việt Nam đang còn ở trong môi trường pháp lý tương đối non trẻ, đang tiếp tục được cải tiến. Thị trường chứng khoán của Hoa Kỳ thì đã có một bề dày lịch sử đáng kể và đang vận hành khá minh bạch, có thể nói là hàng đầu thế giới. Không thể so sánh được”.
Luật gia Nguyễn Văn Kích, nguyên Phó viện trưởng Viện IBLA đặt câu hỏi cho chuyên gia Kinh tế Trần Sĩ Chương: “ Năm 1995, Mỹ và Việt Nam bình thường hoá quan hệ ngoại giao, tiếp theo đó, năm 2000 Mỹ và Việt Nam ký Hiệp định thương mại song phương ( BTA) dựa trên nền tảng chung của Qui chế Thương mại tự do FTA, chuyên gia cho biết đánh giá của mình về hiệp định đó?”. Ông Chương trả lời: " BTA đã góp phần mở đường cho Việt Nam hội nhập làm ăn với thế giới và quan hệ giao thương giữa hai nước đã tăng đáng kể trong 3 thập niên qua như chúng ta đã thấy ".
Luật gia Nguyễn Văn Kích, nguyên Phó viện trưởng Viện IBLA đặt câu hỏi cho Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương
Ông Mai Trọng Nghĩa, Luật gia, Trọng tài viên tham gia đặt câu hỏi: “Với tình hình toàn cầu hiện nay, những khó khăn sắp tới của kinh tế - chính trị thế giới, chúng ta, những cá nhân và doanh nghiệp phải chuẩn bị những gì để đón nhận nó?” Trả lời cho câu hỏi này, Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương cho rằng: “Mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp phải tăng cường nội lực, tích lũy kiến thức, có một sự chuẩn bị, để làm mình “khỏe” hơn, tăng đề kháng hơn để sẵn sàng đương đầu với những khó khăn ngày càng lớn hơn, để có thể đón nhận và vượt qua’’
Kết thúc buổi thảo luận, Tiến sĩ, Luật gia Nguyễn Thị Sơn có đặt câu hỏi về chủ đề Thừa kế doanh nghiệp, cách thức để duy trì và phát triển doanh nghiệp một cách bền vững? Liệu có phải cứ đưa lên sàn chứng khoán là con đường hay nhất? Đây làm một câu hỏi rất hay và mới đối với môi trường Doanh nghiệp ở Việt Nam. Quan điểm của ông Trần Sĩ Chương là: “Đưa công ty lên sàn chứng khoán chỉ là một giải pháp, không phải là con đường duy nhất để doanh nghiệp phát triển bền vững. Ông nêu ví dụ về Tập đoàn Gia tộc Rockefeller của Mỹ họ đã đúng khi lựa chọn cách lập ra “Hiến pháp trong gia đình’’ để quản trị công ty, và nó đã và đang thành công rực rỡ qua nhiều thế hệ mà không cần phải đưa ra công chúng”.
Ban tổ chức và khách mời chụp hình kỉ niệm