Toán tư duy – Chìa khóa giúp trẻ làm chủ kỷ nguyên 4.0

Trong xu thế toàn cầu hóa 4.0 hiện nay, tư duy sáng tạo được coi là chìa khóa duy nhất giúp con người làm chủ kỉ nguyên mới.

Thay đổi khái niệm khô khan về toán học

Xuất hiện từ những năm cuối thời kỳ 9x, Toán tư duy ra đời và ngay lập tức được phụ huynh cũng như học sinh trên khắp thế giới đón nhận một cách nhiệt tình. Toán tư duy nhanh chóng phát triển theo hướng đào tạo dựa trên năng lực tư duy tích hợp.

Tuy nhiên, bước vào thời đại mới – thời đại công nghệ 4.0 – đã có rất nhiều phương pháp cải tiến cách dạy và học toán giúp môn này trở thành môn học sinh động hơn, không chỉ giúp học sinh dễ tiếp thu hơn mà còn giúp học sinh nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo, không chỉ là "học thuộc công thức" và áp chúng vào để giải toán như trước đây.
Đối với những thế hệ học sinh 8x, thậm chí cả 9x trở về trước, nhắc đến toán học, hẳn rất nhiều người nghĩ, hoặc nhận xét ngay đó là "một môn học khô khan" cũng giống như cảm nghĩ về hầu hết các môn thuộc khối tự nhiên khác như hóa học hay vật lý.

Thời điểm đó, CMS, một chương trình đào tạo thuộc CMS Edu – một tập đoàn nổi tiếng thế giới về giáo dục tích hợp dựa trên năng lực tư duy - đã nhanh chóng trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực đào tạo này tại Việt Nam kiên định với triết lý "Tò mò là khởi nguồn của trí tuệ", CMS hướng đến khả năng tư duy độc lập và tư duy đa dạng đánh thức tiềm năng của trẻ. Chương trình này lập tức được các bậc phụ huynh và cả trẻ nhỏ hưởng ứng.

 Toán tư duy áp dụng triệt để triết lý "Tò mò là khởi nguồn của trí tuệ"
Toán tư duy áp dụng triệt để triết lý "Tò mò là khởi nguồn của trí tuệ")

Ngày nay thuật ngữ "Toán tư duy" không còn xa lạ với mọi người. Đã có rất nhiều tổ chức giáo dục nắm bắt cơ hội thâm nhập vào thị trường giáo dục Việt Nam. Toán tư duy được trẻ đón nhận bởi phương pháp dạy rất "mở". Trẻ em được học toán qua những câu chuyện, qua những hình ảnh và tiếp nhận tư duy logic qua những kỹ năng thực tế, theo từng cấp độ và lứa tuổi riêng.

Còn nhớ, thế hệ 8x thời trước, việc học toán là khá thụ động – học sinh học các công thức được dạy và áp dụng chúng vào bài giải. Những hiện tượng được ra đề theo hướng "tư duy" là rất hiếm.

Điển hình, năm lớp 6, một thầy giáo thời đó có ra cho học sinh chúng tôi một bài tập: "18 chia đôi bằng 10 – hãy tìm cách giải". Rõ ràng những đề bài kiểu này sẽ rất lạ so với thế hệ học sinh 8x ngày đó. Bất cứ học sinh trong lớp nào cũng đều biết 18 chia 2 bằng 9. May thay, đó là 1 bài tập về nhà và "hiện tượng" này được đưa ra tham khảo cả với phụ huynh, với người nhà… Và một trong những "người nhà học sinh" đã có đáp án bất ngờ: Viết số 18 ra và gạch ngang chia đôi ở giữa, thì nửa trên là 10, nửa dưới cũng là 10. Một đáp án hoàn hảo.

Đối với học sinh thời hiện tại, khi được đào tạo bằng phương pháp Toán tư duy, ắt hẳn những đề bài như thế không còn là chuyện khó, chuyện lạ. Phương pháp học Toán tư duy cho phép học sinh tiếp nhận thông tin từ trực quan sinh động, để học sinh hiểu được bản chất phép toán chứ không chỉ là tìm ra kết quả. Toán tư duy không chỉ xoay quanh những bài số học, mà còn bao gồm nhiều khái niệm khác nhau thuộc các lĩnh vực khác như hình học, đo lường, logic…

Trẻ em được học bằng trực quan sinh động để kích thích tư duy sáng tạo.
Trẻ em được học bằng trực quan sinh động để kích thích tư duy sáng tạo.)

Ông Lee Chung Koog - nhà sáng lập CMS Edu cho rằng "Dù trí tuệ nhân tạo có phát triển thế nào thì nó vẫn là sản phẩm nhân tạo – thành quả do con người tạo ra và người đủ khả năng phát minh, phát triển và làm chủ nó chính là những người có năng lực tư duy sáng tạo, khác biệt. Tư duy sáng tạo là vũ khí duy nhất giúp con người làm chủ kỉ nguyên mới, bởi vậy CMS sẽ không bao giờ lỗi thời và càng trở nên quan trọng".

Còn bà Trần Thị Hồng – Tổng Giám đốc CTCP Giáo dục Tư duy và Sáng tạo quốc tế CMS thì cho rằng: "Cái đúng là đích đến cuối cùng nhưng không phải là điều quan trọng nhất" và bà cho rằng "giáo viên nên khuyến khích các con bày tỏ mọi quan điểm, lắng nghe mọi đáp án dù đúng – sai, nếu sai – sẽ động viên, dẫn dắt trẻ làm lại, giúp trẻ kiên trì đi tìm cái đúng".

TS.Trần Nam Dũng, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh cho rằng, cách dạy toán ở phổ thông hiện nay vẫn theo lối dạy đóng khung. Càng lên cấp trên, toán học càng khô khan, xa rời thực tiễn với lối dạy học dàn hàng ngang và cào bằng chứ không quan tâm đến đối tượng học sinh. Do vậy, việc những năm gần đây Việt Nam đã tiếp cận cách học toán thông qua các trải nghiệm toán học, như là các chương trình dạy toán kích thích và phát triển tư duy cho học sinh là một cách tiếp cận với môn toán đúng hướng.

Phương pháp học Toán tư duy đã tạo cơ hội để trẻ trải nghiệm, chơi với toán, giúp chúng tìm ra quy luật nào đó. Kiến thức không phải quan trọng nhất, quan trọng nhất là kỹ năng cốt lõi: Cách thu thập thông tin, xử lý thông tin, tương tác, phản biện và tự học.

image005

Nhưng quan trọng nhất vẫn là làm sao để trẻ thích học toán

Giáo viên môn toán khắp nơi đều có những câu “bí kíp” của riêng mình để giải đáp cho câu hỏi bất tận về việc học môn toán. Nhưng điều quan trọng nhất, là làm sao để trẻ không sợ môn toán, không mang tâm lý sợ hãi ngay từ khi bắt đầu tiếp xúc.

Điều này trước hết xuất phát từ bố mẹ - hãy làm cho việc học toán của con trở thành một niềm vui. Chẳng hạn, như việc hàng ngày chúng ta vẫn muốn tập thể dục để khoẻ hơn, vậy tại sao bố mẹ không nói cho con là hãy dùng Toán học để "mốt hai mốt" cho trí tuệ của mình mỗi ngày?.

Với những đứa trẻ lớn hơn, một ví dụ đơn giản có thể viện dẫn cho thực tế này như một lý do để trẻ thấy nên học toán cơ bản: “Nếu xe của các em có 2 lít xăng và em còn phải đi 30 km nữa, liệu em có đi nổi không?” Đáp án sai cho câu hỏi này có thể khiến người trong cuộc phải cuốc bộ dài dài...

Chúng ta đang ở thời đại công nghệ 4.0, những phương pháp dạy học, cách tiếp nhận kiến thức chắc chắn sẽ không còn như trước, mà cần bắt kịp thời đại.

PV

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin