Tham gia hệ sinh thái vi mạch bán dẫn toàn cầu: Tổng quan về công nghiệp và sự đầu tư cần thiết

Có rất nhiều nhà đầu tư quốc tế trong chuỗi cung ứng công nghiệp vi mạch bán dẫn mong muốn cùng Việt Nam phát triển, nhất là vì vị thế địa lý đắc địa, khoáng sản dồi dào, giao thông hàng không và giao thông vận tải biển thuận tiện, môi trường đầu tư thông thoáng, và yếu tố con người lao động cần cù học hỏi nhanh. 
1-1713340518.png

Những ngày qua, sự hiện diện của CEO Apple Tim Cook tại Việt Nam, tham quan và đàm đạo với các lãnh đạo các bộ ngành, mong muốn cùng hợp tác phát triển, là một cột mốc quan trọng trong việc kêu gọi phát triển đầu tư ngành công nghệ cao trong nước. Tháng trước đây, CEO của Nvidia, Jensen Huang, sau chuyến tham quan và làm việc với các đối tác tiềm năng VN.

Có rất nhiều nhà đầu tư quốc tế trong chuỗi cung ứng công nghiệp vi mạch bán dẫn mong muốn cùng Việt Nam phát triển, nhất là vì vị thế địa lý đắc địa, khoáng sản dồi dào, giao thông hàng không và giao thông vận tải biển thuận tiện, môi trường đầu tư thông thoáng, và yếu tố con người lao động cần cù học hỏi nhanh. 

2-1713340525.png

Để nắm vững công nghệ, hệ sinh thái vi mạch bán dẫn thế giới không phải chỉ là “thiết kế và lắp ráp”, nhưng là một quần thể của nhiều ngành nghề liên kết, nhằm sản xuất ra con chip (IC), gắn vào bo mạch và điều hành các thiết bị, từ điện thoại cho đến máy tính, từ các máy móc gia dụng cho đến an ninh quốc phòng.

Hiện nay, gỏ vài dòng chữ trên laptop hay điện thoại smartphone, xe hơi điện, đèn LED, công nghệ vũ trụ, tất cả là sự kết nối của một hệ thống đa quốc gia, với hàng ngàn công ty tham gia thị trường hàng tỷ dollars, phục vụ người tiêu dùng.

3-1713340525.png

Hệ sinh thái của ngành vi mạch thế giới không phải chỉ bao gồm một vài công ty nổi tiếng như Intel, Apple, Nvidia, Microsoft, Foxconn, nhưng là một quần thể đa dạng với doanh thu hằng trăm ngàn tỷ dollars mỗi năm.

4-1713340525.png

 Những thành phần chính của hệ sinh thái bao gồm:

 1. Các công ty thiết kế (Design House): tạo ra cầu nối giữa công ty thiết kế (fabless) và nhà máy sản xuất (foundry)

 2. Các công ty sản xuất bán dẫn và đóng gói theo yêu cầu (Foundries, IDM): Samsung, TSMC

 3. Các công ty sở hữu trí tuệ (IP Companies): chỉ chuyên về thiết kế, cung cấp “thư viện cell”, thu nhập từ bản quyền

 4. Nhà sản xuất tích hợp (IDM): có nhà máy xữ lý wafer, đóng gói và kiểm tra

 5. Các đơn vị nghiên cứu (R&D): các đại học (ĐHQG, Notre Dame, Purdue, v.v.)

 6. Các nhà cung cấp Wafer, thiết bị và vật liệu sản xuất chất bán dẫn. (quan trọng nhất)

Thời gian gần đây, trên các mạng truyền thông trong nước, thường xuyên loan tin về chủ trương của chính phủ Việt Nam, "Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng. Không chỉ vậy, nó còn là ngành công nghiệp trọng yếu quốc gia trong vòng 30-50 năm tới", mong muốn đưa Việt Nam trở thành một trung tâm về công nghiệp vi mạch bán dẫn với các hoạt động thiết kế, đóng gói và kiểm thử, hình thành hệ sinh thái vi mạch bán dẫn Việt Nam, phát triển hợp tác quốc tế qua việc tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng thị trường vi mạch toàn cầu. 

Ngoài khoáng sản và đất hiếm sẵn có, cát trắng silica, nguồn nhân lực Việt Nam ở nước ngoài trong ngành bán dẫn rất đông đảo, các chuyên gia và chuyên viên Việt Nam với nhiều bằng sáng chế quốc tế đã tham gia phát triển các nhà máy chế biến và sản xuất wafers, không những tại Silicon Valley mà còn tại các nhà máy vi mạch hàng đầu thế giới. 

Theo American Geological Survey nguồn đất hiếm toàn cầu là 120 triệu tấn. Trong đó, Trung quốc 44 triệu tấn, Brazil 22 triệu, Việt Nam 20 triệu (đứng thứ ba thế giới), Nga 18 triệu. Ngoài ra, nhờ thiên nhiên ưu đãi Việt Nam cũng có số lượng cát trắng khổng lồ dọc miền duyên hải. Chỉ riêng tại huyện Phong Điền Huế, số dự trữ tại nhà máy khai thác VPG là 28 triệu tấn cát trắng với hàm lượng 99% silica, hiện đang hợp tác xuất khẩu với công ty Quartzwerke Company Limited Đức.     (https://hpsilica.vn/en/about-us/)

5-1713340525.png

Ước vọng phát triển thành công trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và tiếp theo sau đó, Việt Nam phải quan tâm thúc đẩy phát triển ngành vật liệu điện tử, đó là nguồn đầu vào cho sản xuất chip. Quy trình sản xuất chất bán dẫn không thay đổi trong 50 năm qua.  Ngoài ra, song song với định luật Moore’s Law, ngành thiết kế vi mạch sẽ bị AI (Artificial Intelligence) làm nhanh hơn, rẻ hơn và tốt hơn, đào tạo kỹ sư thiết kế vi mạch sẽ dư thừa.

Không khó để dẫn chứng, mới đây, đầu tháng 4/2023, TSMC công bố kế hoạch đầu tư 48 tỷ USD trong ba năm tới để tăng công suất, trong đó riêng năm 2022 số vốn đầu tư để mở rộng lên tới 28 tỷ USD. Hay trước đó, Intel cũng công bố sẽ chi 100 tỷ USD để mở rộng năng lực sản xuất chip tiên tiến của mình. Cũng như NVidia, hãng điện tử Samsung từ năm 2019 đã công bố kế hoạch đầu tư 116 tỷ USD đến năm 2030 để cùng xác lập ngôi vị thống lĩnh thị trường chip toàn cầu.

“Con đường bán dẫn” của Việt Nam nên được bắt đầu bằng việc đầu tư vào sản xuất “Front-end” với chi phí thấp nhưng lợi nhuận và tỷ xuất hoàn vốn ROI cao.

Việc đầu tư hàng tỷ dollars cho ngành vi mạch khó khăn, nhưng đối với ngành sản xuất công nghệ nền, một nhà máy hoàn chỉnh để chế biến Wafer cung cấp cho hệ sinh thái vi mạch thế giới, khi quy trình sản xuất công nghệ lõi không thay đổi trong 20 năm qua, với đầu tư thấp, chưa đến 1/100 so với nhà máy sản xuất ICs, sẽ tạo nên hiệu ứng dây chuyền, lôi kéo các nhà đầu tư vào hệ sinh thái, hợp tác, tạo nên một nền công nghiệp bền vững quốc gia.

Khác với “Back-end”, thiết kế và sản xuất chip với các máy móc phức tạp và đầu tư cao, “Front-end” là “lao động chân tay”, đầu tư thấp, thích hợp với môi trường lao động Việt Nam, các chuyên viên chỉ cần được đào tạo ngắn hạn để tham gia chuỗi cung ứng sản xuất vật liệu điện tử và wafers, với nguồn khoáng sản dồi dào, chi tiết về công nghệ sẵn có từ các chuyên gia trong và ngoài nước, cùng tham gia phát triển nền móng bền vững của ngành vi mạch thế giới trong thời gian tới, tận dụng và hoàn thiện sứ mệnh thiên nhiên và con người Việt Nam là chiến lược quốc gia thực tế nhất.

Luật gia TS. Ngô Anh Cường

Viện IBLA  www.doanhtri.net

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin