Luật phá sản
Cần hoàn thiện và nâng cao vai trò pháp lý của các chủ thể tham gia quản lý, thanh lý tài sản trong Luật Phá sản
(Pháp lý). Luật Phá sản 2014 có quy định về chủ thể tham gia quản lý, thanh lý tài sản mang tư cách pháp lý độc lập với tính chất hoạt động nghề nghiệp, đó là: quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Tuy nhiên thực tiễn thực thi các chế định này còn nhiều bất cập, vướng mắc, đòi hỏi pháp luật phá sản cần nâng cao vai trò pháp lý của các chủ thể đặc biệt này.
Một số qui định khác biệt, thiếu thống nhất trong Luật Phá sản hiện hành và Luật Các tổ chức tín dụng 2024
(Pháp lý). Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi mới năm 2024 có hiệu lực vào ngày 01/07/2024. Một trong những nội dung được sửa đổi trong Luật Các tổ chức tín dụng 2024 là phần quy định cụ thể về việc thực hiện phá sản đối với tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, nghiên cứu những nội dung mới trong Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có những điểm khác biệt , thiếu thống nhất với quy định trong Chương VIII “Phá sản tổ chức tín dụng” trong Luật Phá sản 2014.
Mở thủ tục phá sản doanh nghiệp nợ quá hạn: Thực tiễn và một số vấn đề pháp lý
(Pháp lý). Khi doanh nghiệp đối diện với những khó khăn trong hoạt động kinh doanh , khi doanh nghiệp không thanh toán được các khoản nợ đến hạn, tranh chấp phát sinh là điều tất yếu. Năm 2023 chứng kiến không ít vụ việc các doanh nghiệp vướng vào các yêu cầu phá sản với mục đích thu hồi khoản nợ từ các chủ nợ. Tuy nhiên, nghiên cứu từ thực tế cho thấy không phải trường hợp nào yêu cầu từ chủ nợ cũng được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.
Vai trò của pháp luật phá sản và các nguyên tắc cơ bản đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ trong thủ tục phá sản doanh nghiệp
Thông qua pháp luật phá sản, Nhà nước và Tòa án có thể can thiệp vào quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã với một cách nhìn hiện đại, năng động và hết sức mềm dẻo với xu hướng chung là ngày càng đề cao, hoàn thiện hơn về Luật Phá sản. Do đó, pháp luật phá sản có vai trò vô cùng quan trọng