Phát triển nền nông nghiệp "an toàn - hiệu quả"

11/02/2017 10:44

Xây dựng, phát triển được một nền nông nghiệp sạch không chỉ là tạo ra những nông sản bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng mà còn cần phải xây dựng được một tư duy an toàn từ người sản xuất đến môi trường sống.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thách thức lớn nhất đối với nền nông nghiệp nước ta chính là tái cơ cấu lại hệ thống, bởi bên cạnh nhiều thách thức về thị trường, cạnh tranh gay gắt, nông nghiệp nước ta hiện nay đang phải đối mặt với nhiều rủi ro về thiên tai. Do vậy, trong thời gian tới, mà trước mắt là trong năm 2017, cần xác định rõ rằng, nông nghiệp không chỉ cần “an toàn” mà còn phải “hiệu quả”.

Cần giải quyết đồng bộ nhiều bài toán

Muốn thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, điều quan trọng có tính chất ưu tiên hàng đầu là cần có vốn đầu tư, trong đó có dòng vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Cuối năm 2016, Agribank đã dành nguồn vốn tối thiểu 50.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ nông nghiệp sạch. Đây được coi là một động thái giải tỏa được phần nào cơn “khát vốn” các đối tượng khách hàng vay vốn là hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp, chủ trang trại tham gia các khâu, quy trình trong chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn quy mô lớn. Tuy nhiên, để phục vụ cho suốt quá trình sản xuất, chu kỳ kinh doanh, những người làm nông nghiệp sạch cần được tạo điều kiện hơn nữa về ưu đãi nguồn vốn vay cũng như lãi suất.

[caption id="attachment_160515" align="aligncenter" width="531"] Tổng giám đốc Agribank Tiết Văn Thành công bố gói tín dụng ưu đãi  tối thiểu 50.000 tỷ đồng phục vụ phát triển nông nghiệp sạch
Tổng giám đốc Agribank Tiết Văn Thành công bố gói tín dụng ưu đãi
tối thiểu 50.000 tỷ đồng phục vụ phát triển nông nghiệp sạch[/caption]

Để có thể khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch và bền vững, cung cấp nông sản thực phẩm chất lượng cao, an toàn cho người tiêu dùng, chương trình truyền hình thực tế đầu tiên về nông nghiệp mang tên "Nông nghiệp sạch - cho người Việt Nam, cho Thế giới” (lên sóng từ 1/11/2016 vào lúc 18h20 hàng ngày trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam) cần hoàn thành tốt hơn nữa vai trò giới thiệu, quảng bá tới khán giả truyền hình trong và ngoài nước các loại nông sản Việt, các vùng nông nghiệp nổi tiếng cũng như thúc đẩy phát triển các chuỗi sản xuất nông nghiệp sạch đang dần được hình thành trên toàn quốc. Từ đó, giúp làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng và sự an toàn của hàng nông sản Việt Nam, hướng đến phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, dần tạo lập vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu.

[caption id="attachment_160516" align="aligncenter" width="549"] Chương trình truyền hình thực tế về nông nghiệp sạch do Agribank tài trợ  phát sóng trên kênh VTV1 nhận được sự quan tâm của khán giả cả nước
Chương trình truyền hình thực tế về nông nghiệp sạch do Agribank tài trợ
phát sóng trên kênh VTV1 nhận được sự quan tâm của khán giả cả nước[/caption]

Sản xuất thời gian qua tại các vùng miền trên cả nước đã chứng minh, việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã góp phần làm tăng năng suất, chất lượng của cây trồng, giảm chi phí đầu tư so với phương thức truyền thống cũ, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Hiện nay, nước ta đang thiếu một định hướng lâu dài, quy hoạch đồng bộ để phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin cho nông nghiệp và phát triển nông thôn. Do vậy, các địa phương sau khi quy hoạch vùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao cần kiên trì tuyên truyền, từng bước tập huấn, giới thiệu, tiến tới hạn chế sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, dựa vào kinh nghiệm mà phải dần chuyển sang nền sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

[caption id="attachment_160517" align="aligncenter" width="539"] Cần ưu tiên các ngành hàng chủ lực, xây dựng chuỗi liên kết quy mô lớn
Cần ưu tiên các ngành hàng chủ lực, xây dựng chuỗi liên kết quy mô lớn[/caption]

Người sản xuất nông nghiệp đang bị coi là một trong những thủ phạm làm ra thực phẩm bẩn, nhưng họ cũng chính là nạn nhân vì họ phải bán sản phẩm với giá thấp, lợi nhuận không bù đắp được công sức bỏ ra. Do đó, điều cốt lõi là ngành nông nghiệp cần thay đổi nhận thức và ngay lập tức hành động, từ việc thay đổi phương thức sản xuất, quy trình kỹ thuật đến tăng tính liên kết, khơi mở thị trường cho nền nông nghiệp.

[caption id="attachment_160518" align="aligncenter" width="539"] Cần kiên trì tuyên truyền, từng bước tập huấn, giới thiệu,  tiến tới hạn chế sản xuất manh mún, nhỏ lẻ
Cần kiên trì tuyên truyền, từng bước tập huấn, giới thiệu,
tiến tới hạn chế sản xuất manh mún, nhỏ lẻ[/caption]

Ngoài việc hoàn thiện rà soát các quy định, ban hành bổ sung các tiêu chuẩn kỹ thuật để siết chặt quản lý chất lượng nông sản, ngành cũng đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ, máy móc tiên tiến vào chế biến nông sản; tạo ra các nông sản an toàn. Các cấp chính quyền cần có chủ trương tập trung, ưu tiên hỗ trợ các ngành hàng chủ lực, xây dựng chuỗi liên kết quy mô lớn, mô hình sản xuất áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, xanh, sạch... Quan trọng hơn nữa là người nông dân đã chuyển hẳn từ tư duy sản xuất tự cấp, tự túc sang tư duy sản xuất hàng hoá. Sản xuất nông nghiệp cũng thoát khỏi thế độc canh, chuyển sang đa canh và từng bước sản xuất hàng hoá.

Chờ gói tín dụng 100.000 tỷ cho nông nghiệp công nghệ cao

Trong ngày làm việc đầu tiên sau Tết nguyên đán Đinh Dậu, sau khi nhấn nút khởi động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Hà Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu nâng gói tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao từ 60.000 tỷ đồng lên 100.000 tỷ đồng và giao Ngân hàng Nhà nước vận động các ngân hàng có gói tín dụng hỗ trợ cần thiết để làm vấn đề này.

Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch Công ty An Phú (Đà Lạt) cho biết, không chỉ cá nhân ông mà nhiều doanh nghiệp trong Câu lạc bộ công nghệ cao nghe tin đều rất phấn khởi trước chỉ đạo của Thủ tướng về phát triển nông nghiệp, trong đó có gói tín dụng 100.000 tỉ đồng. Bởi vì làm nông nghiệp tới nơi, đúng nghĩa công nghệ cao cần rất nhiều vốn. Mỗi hecta đất làm nhà kính, tưới tự động cần đầu tư trung bình khoảng 20 - 22 tỷ đồng mới đảm bảo cho sản phẩm chất lượng cao, giá thành thấp. Do đó, doanh nghiệp nào cũng mong muốn được tiếp cận gói tín dụng này.

[caption id="attachment_160519" align="aligncenter" width="532"] Nhiều doanh nghiệp đang trông chờ vốn từ gói 100.000 tỉ đồng  để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Nhiều doanh nghiệp đang trông chờ vốn từ gói 100.000 tỉ đồng
để phát triển nông nghiệp công nghệ cao[/caption]

Tâm lý chung của các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo hướng công nghệ cao là rất hào hứng với gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cũng như sự ủng hộ của Thủ tướng với ngành nông nghiệp. Hiện tại, Công ty và các đối tác đến từ Hà Lan và Bỉ đang triển khai dự án nông nghiệp sạch gồm chăn nuôi heo, gà thịt, gà trứng, rau củ quả và sản xuất phân bón chất lượng cao với số vốn lên đến 50 triệu USD. Nếu có vốn, dự án sẽ được thúc đẩy nhanh hơn, chỉ mất khoảng 2 năm là hoàn thiện thay vì 5 năm như dự kiến - ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hùng Nhơn (Bình Phước) chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, xây dựng tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Từ đó chỉ đạo các ngân hàng thương mại cân đối nguồn vốn với lãi suất phù hợp để cho doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao vay. Toàn bộ nguồn vốn này là của các ngân hàng thương mại chứ không có gói tín dụng nào liên quan đến việc tái cấp vốn hay hỗ trợ từ ngân sách. Với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành Ngân hàng sẽ tập trung vốn cho vay ưu đãi hơn so với các khoản cho vay thông thường.

Hiện nay Chính phủ đã có Nghị định số 55/2015 về cho vay ưu đãi với nông nghiệp nông thôn. Để hỗ trợ thêm, Ngân hàng Nhà nước sẽ kêu gọi các ngân hàng thương mại dành vốn cho vay nông nghiệp công nghệ cao.

ảo đảm đối hoặc có đảm bảo một phần bằng tài sản..

Về chính sách phí dịch vụ, Agribank thực hiện chính sách ưu đãi về phí, khách hàng vay vốn theo chương trình này, được miễn phí toàn bộ chuyển tiền trong hệ thống Agribank, giảm 50% theo mức phí đối với chuyển tiền ngoài hệ thống.

Agribank - tối thiểu 50.000 tỷ đồng ưu đãi phục vụ "Nông nghiệp sạch"

Từ ngày 01/11/2016, chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ "Nông nghiệp sạch" với quy mô tài trợ vốn tối thiểu 50.000 tỷ đồng của Agribank chính thức bắt đầu triển khai tại 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch trong cả nước. Cụ thể:

Đối tượng áp dụng của chương trình là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chủ trang trại sản xuất nông nghiệp sạch quy mô lớn. Ưu tiên đối với các khách hàng truyền thống, khách hàng chỉ quan hệ với Agribank.

Đối tượng cho vay gồm cung ứng vật tư đầu vào (cây, con giống, thức ăn chăn nuôi, phân bón chất lượng cao,…); sản xuất (xây dựng nhà máy, chuồng trại, ao nuôi, nhà kính, nuôi trồng, chế biến, thiết bị và các chi phí sản xuất khác…); tiêu thụ (thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp…).

[caption id="attachment_160520" align="aligncenter" width="400"] Agribank đồng hành cùng nông sản Việt
Agribank đồng hành cùng nông sản Việt[/caption]

Về lãi suất cho vay, tùy theo mức độ tham gia các khâu trong chuỗi cung ứng vật tư đầu vào - sản xuất - tiêu thụ, khách hàng được áp dụng mức lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 0,5% đến 1,5% so với lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn theo quy định hiện hành của Agribank.

Về tài sản bảo đảm, tùy vào đối tượng khách hàng sẽ được Agribank xem xét cấp tín dụng không có tài sản b

Theo Agribank

Bạn đang đọc bài viết "Phát triển nền nông nghiệp "an toàn - hiệu quả"" tại chuyên mục Thông tin kinh doanh. Mọi chi tiết xin liên hệ số hotline (0915.999.467) hoặc gửi email về địa chỉ (toasoan@phaply.vn).

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin