Vinfast xây dựng nhà máy xe điện và pin trị giá 4 tỉ USD tại bang Bắc Carolina (Mỹ).
Trong số 16 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, thì đầu tư của Việt Nam sang Mỹ đang phát triển mạnh mẽ. Ngoài Vingroup, nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam cũng đang có dự án đầu tư tại Mỹ như Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty TNHH Phần mềm FPT, Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB), Công ty Cổ phần Công nghệ Mobifone Toàn cầu…
Mới đây nhất ngày 1/2/2023, Cty phần mềm Rikkeisoft Việt Nam đã công bố thành lập Cty con RKTech tại thành phố Plano, bang Texas, Hoa Kỳ và hướng đến chinh phục thị trường công nghệ lớn nhất thế giới phát triển và cung ứng dịch vụ công nghệ thông tin giá trị cao, toàn diện tại Mỹ – thị trường công nghệ lớn và sôi động nhất thế giới.
Pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Mỹ
Mỹ là một quốc gia cộng hòa lập hiến liên bang, gồm có 50 bang và một đặc khu liên bang. Hệ thống pháp luật của Mỹ bao gồm hệ thống pháp luật liên bang, hệ thống pháp luật bang. Do đó, khi thực hiện hoạt động kinh doanh của quốc gia này, doanh nghiệp phải tuân thủ một loạt các quy định của địa phương, tiểu bang và của liên bang.
Để thành lập một doanh nghiệp tại Mỹ, trước hết công ty Việt Nam phải có đầy đủ giấy tờ thành lập công ty tại Việt Nam gồm: điều lệ công ty, danh sách cổ đông, sáng lập viên, giấy phép hành nghề. Thứ hai, kèm theo các giấy tờ này là xác nhận hoạt động kinh doanh tốt, có hiệu quả, do các công ty kiểm toán độc lập, có uy tín, hoặc do các ngân hàng có uy tín, các cơ quan có thẩm quyền cấp. Mỗi bang của Mỹ có yêu cầu khác nhau đối với các giấy tờ này.
Các công ty nước ngoài có thể thành lập chi nhánh, công ty con, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên danh, công ty liên danh trách nhiệm hữu hạn... tùy theo luật mỗi bang cho phép và tùy theo loại hình kinh doanh. Việc thành lập văn phòng đại diện cũng giống như thành lập công ty.
Sau khi có giấy phép kinh doanh tại Mỹ, doanh nghiệp phải đăng ký với sở tài chính, sở thuế... và các sở phụ trách chuyên ngành nếu hoạt động trong lĩnh vực có quản lý chuyên ngành như kinh doanh dược phẩm, y tế.
Tại một số bang, nếu công ty thấy chưa hoạt động ngay được và muốn tránh việc công ty khác đăng ký tên giống của mình thì có thể đăng ký giữ tên, thủ tục gần tương tự với việc đăng ký thành lập nhưng không phải đăng ký tiếp với sở thuế, không bị tính thời hạn hoạt động (một số bang cho phép giảm/miễn thuế công ty...) Thời hạn bảo lưu tên công ty khoảng 6 tháng và được gia hạn từ 6 tháng đến 2 năm tùy theo bang. Lệ phí giữ tên không cao, chỉ mấy chục USD trong 6 tháng. Công ty nước ngoài thành lập tại một bang mà muốn mở thêm công ty tại bang khác thì làm theo thủ tục như khi từ nước ngoài vào bang đó nhưng đơn giản hơn.
Pháp luật doanh nghiệp Mỹ đối với các Công ty nước ngoài chịu sự điều tiết của pháp luật giống như các công ty trong nước và quy định về điều kiện kinh doanh gắn liền với loại hình doanh nghiệp hoặc một số loại ngành nghề nhất định. Hệ thống đăng ký kinh doanh nhà nước thiết lập cơ chế xin giấy phép và chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền rất rõ ràng và cụ thể để kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ở Mỹ có hai hệ thống cấp phép: Giấy phép và sự chấp thuận của Liên bang; Giấy phép và sự chấp thuận của tiểu bang. Hai hệ thống này song song tồn tại và chi phối đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đầu tiên bản thân doanh nghiệp đó phải đáp ứng được các yêu cầu để xin phép kinh doanh tại địa phương, tiểu bang – nơi mà doanh nghiệp có trụ sở. Nếu như doanh nghiệp đó kinh doanh lĩnh vực, ngành nghề có sự kiểm soát của liên bang thì doanh nghiệp chỉ được thực hiện hoạt động kinh doanh đó khi được chính quyền liên bang chấp thuận hoặc cấp giấy phép kinh doanh.
Hệ thống pháp luật của Mỹ bao gồm hệ thống pháp luật liên bang, hệ thống pháp luật bang. Do đó, khi thực hiện hoạt động kinh doanh ở quốc gia này, doanh nghiệp phải tuân thủ một loạt các quy định của địa phương, tiểu bang và của liên bang. Pháp luật DN Mỹ cũng có những quy định về điều kiện kinh doanh gắn liền với loại hình DN hoặc một số loại ngành nghề nhất định.
Các bước thành lập Công ty hoặc Văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ
Bước đầu tiên: trong việc đăng ký một công ty ở Hoa Kỳ với tư cách là người nước ngoài (không cư trú) là quyết định tiểu bang muốn bắt đầu và kết hợp kinh doanh.
Khác với hầu hết các quốc gia trên toàn cầu, ở Hoa Kỳ, đăng ký công ty không được thực hiện ở cấp liên bang, nhưng ở cấp tiểu bang, tức là sẽ cần phải đăng ký kinh doanh tại mọi tiểu bang khi doanh nghiệp hoạt động.
Quyết định nên xem xét chế độ thuế được thi hành, vì thuế doanh nghiệp cũng được ban hành bởi chính phủ tiểu bang.
Bước thứ hai: Quyết định cấu trúc kinh doanh nào phù hợp. Tại Hoa Kỳ, có thể thành lập LLC, C-Corp và chi nhánh. Mỗi một trong những cấu trúc này đi kèm với các yêu cầu và lợi ích khác nhau.
Bước thứ ba: Một khi tất cả các yêu cầu được đáp ứng và tài liệu đã sẵn sàng, có thể kết hợp với công ty. Khung thời gian cho quá trình hợp nhất có thể khác nhau tùy theo từng tiểu bang, tuy nhiên nhìn chung Hoa Kỳ có một hệ thống hiệu quả và đáng tin cậy.
Bước thứ tư: Sau khi thành lập công ty phải xin số định danh việc làm liên bang, mã số thuế và đăng ký công ty với cơ quan Lao động nếu muốn thuê nhân viên địa phương.
Bước thứ năm: Sau khi Cty được thành lập có thể tiến hành mở tài khoản ngân hàng.
Bước thứ sáu: Sau khi hợp nhất có thể nộp đơn xin thị thực cư trú nếu bạn muốn tái phân bổ sang Hoa Kỳ. Đây có thể là phần khó nhất trong toàn bộ quá trình, vì có một số yêu cầu nghiêm ngặt.
Thành phố Plano, bang Texas, Hoa Kỳ nơi lý tưởng để các doanh nghiệp nước ngoài đặt văn phòng đại diện.
Bên cạnh đó, mỗi tiểu bang lại có quy định khác nhau về việc cấp giấy phép và cho phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và chính sách của cơ quan quản lý. Ở mỗi bang, tùy từng thời kỳ khác nhau, doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng các điều kiện khác mà cơ quan quản lý đưa ra chẳng hạn như: chứng minh vốn pháp định (bang Delaware, bang NewYork), chứng minh khoản nợ của DN (ở Columbia)… hoặc cơ quan chịu trách nhiệm đăng ký kinh doanh có thể là Sở thương mại hoặc văn phòng phát triển doanh nghiệp…, hoặc thậm chí được phân cấp cho quận. Ví dụ: ở Utah là Sở Thương mại, ở Washington DC là Văn phòng Phát triển Doanh nghiệp và Kinh tế và Ban Doanh nghiệp thuộc Bộ Bảo vệ người tiêu dùng, Bang Ohio là Văn phòng Bang, New york là Sở Ngoại giao…
Tổng lệ phí thường không vượt quá 500USD và thời gian cấp phép kể từ khi nhận hồ sơ hoàn chỉnh khoảng 30 ngày.
Điều kiện thành lập công ty và mở văn phòng đại diện tại Texas
Texas là tiểu bang có diện tích lớn thứ 2 nước Mỹ , được đánh giá là có môi trường kinh doanh lý tưởng với các yếu tố thuận lợi về tỷ lệ tăng trưởng việc làm và cơ sở hạ tầng tốt. Ngoài ra, Texas là một trong những tiểu bang của Hoa Kỳ không thu thuế lợi tức tiểu bang. Ngoài không đánh thuế thu nhập cá nhân, nói chung các chính sách thuế khóa của Texas nhẹ nhàng và ít luật lệ ràng buộc vào bậc nhất Hoa Kỳ.
Luật công ty là một lĩnh vực pháp lý liên quan đến các khía cạnh pháp lý của các tổ chức kinh doanh. Các cấu trúc pháp lý phổ biến nhất để hình thành công ty ở Texas là: (1) Công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) - là cơ cấu kinh doanh kết hợp việc đánh thuế thông qua công ty hợp danh hoặc hộ kinh doanh cá thể với trách nhiệm hữu hạn của một tập đoàn. (2) Tổng công ty - là một công ty đa ngành, có quy mô rất lớn và thường là đa quốc gia. Mỗi cấu trúc sẽ cung cấp một số loại bảo vệ trách nhiệm pháp lý có thể tối đa hóa lợi ích về thuế và tài chính cho doanh nghiệp.
Một trong những chú ý khi đăng ký pháp nhân doanh nghiệp tại Texas là LLC cung cấp cho chủ sở hữu một pháp nhân kinh doanh hợp pháp trong khi giấy phép cho phép công ty tiến hành kinh doanh trong một ngành cụ thể hoặc với sản phẩm và dịch vụ cụ thể. Do đó, một LLC không giống như một giấy phép kinh doanh. LLC phải được thiết lập trước sau đó (các) chủ sở hữu có thể đăng ký các giấy phép cần thiết.
Để đăng ký pháp nhân kinh doanh tại Texas phải nộp Giấy chứng nhận hình thành cho Bộ trưởng Ngoại giao Texas (SOS). Để thành lập công ty phải nộp Giấy chứng nhận thành lập cho Texas SOS.
Xin Giấy phép và Giấy phép của Texas: Nếu không có giấy phép thích hợp, một công ty có thể không thể hoạt động bình thường. Có nhiều loại Giấy phép và Giấy phép bao gồm: Sức khỏe và sự an toàn; Môi trường; Xây dựng và xây dựng; Các ngành hoặc dịch vụ cụ thể…
Với các thủ tục đơn giản, chi phí thấp và thời gian cấp phép kể từ khi nhận hồ sơ hoàn chỉnh khoảng 30 ngày, đây là nững điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiến sâu vào thị trường Mỹ mở ra cơ hội tiếp cận cung ứng sản phẩm, dịch vụ toàn cầu.