"Steve Jobs: The Man in the Machine" bộ phim do CNN thực hiện và sẽ công chiếu vào ngày 3/1/2016, sẽ cho thấy một cái nhìn đa chiều hơn về huyền thoại Steve Jobs.
[caption id="attachment_133278" align="aligncenter" width="410"]
Ảnh minh họa.[/caption]
Nhiều người xem Steve Jobs là doanh nhân kiên quyết, bậc thầy bán hàng. Có người cho ông là người ưa mạo hiểm hay một ông sếp ưa phê bình nặng lời.
Nhiều người xem ông là một Einstein của làng công nghệ, người đã mở khóa những giấc mơ công nghệ của họ với Apple với những sản phẩm đã đóng đinh thương hiệu cho "quả táo khuyết" - iPhones, iPads và Macs.
Nhiều đồng nghiệp xem ông là một đốc công nghiêm khắc nhưng vẫn biết ơn ông vì đã giúp họ tạo ra tác phẩm tốt nhất.
Thậm chí có những người thân và đối thủ lại xem ông là người ích kỷ, xa cách và độc đoán.
Vậy thực chất Steve Jobs là người như thế nào?
Alex Gibney, đạo diễn của bộ phim "Steve Jobs: The Man in the Machine" cho biết, bộ phim này sẽ mang đến những câu trả lời đầy đủ nhất về con người Steve Jobs mà có thể nhiều người chưa biết.
Dưới đây là 5 câu trả lời lớn nhất mà bộ phim mang đến:
Ông được sinh ra tại chính trung tâm công nghệ của thế giới Silicon Valley
Jobs lớn lên ở vùng ngoại ô San Francisco, ngay trước cả khi khu vực này được gọi là Silicon Valley. Ông đã tự tạo ra nhiều thiết bị công nghệ, trong đó có chiếc máy tính đầu tiên "made by Steve Jobs" khi mới 12 tuổi. Ông cũng sớm trở thành một thành viên của Hewlett-Packard Explorers Club, một nhóm của các sinh viên nghiên cứu điện tử do Hewlett-Packard (HP) tài trợ. HP thành lập năm 1939 tại Palo Alto, được coi là công ty công nghệ tiên phong của Silicon Valley.
Trong cuốn tiểu sử về "Steve Jobs", tác giả Walter Isaacson đã thuật lại câu chuyện mà Steve Jobs kể về cơ duyên đưa ông gặp William Hewlett, đồng sáng lập của HP, khi ông này đang tìm kiếm nhân tài cho công ty. "Ông trả lời và trò chuyện với tôi trong 20 phút", Jobs nói. Hewlett sau đó đã giúp Steve Jobs có được một công việc tại nhà máy của HP khi vẫn còn là một thiếu niên.
Công ty Apple do Steve Jobs đồng sáng lập sau này với trụ sở chính tại Cupertino, California cũng trở thành một phần trong công cuộc tiếp tục câu chuyện thành công của thung lũng Silicon.
Công việc kinh doanh thành công đầu tiên: Hack điện thoại đường dài
Jobs đã gặp Steve Wozniak, đồng sáng lập Apple, khi còn là một thiếu niên. Wozniak khi đó lớn hơn Jobs năm tuổi, nhưng hai người vẫn trở thành bạn thân.
Năm 1971, Wozniak đọc được một bài viết trên tạp chí Esquire về "hộp xanh" (blue boxes), thiết bị có thể cho phép người sử dụng cài trộm vào hệ thống điện thoại đường dài (vốn cước gọi rất đắt đỏ thời đó) để gọi miễn phí.
Ngay sau đó, Jobs và Wozniak đã đi đến quyết định sẽ bán "hộp xanh".
"Thật là kỳ diệu khi hai thiếu niên có thể tạo ra chiếc hộp này với toàn bộ chi phí chỉ một trăm đô la nhưng có thể kiểm soát hàng trăm tỷ đô la cơ sở hạ tầng của toàn bộ hệ thống mạng điện thoại trên toàn thế giới", Jobs nói trong "The Man in the Machine".
Ông là một "fan cứng" của Bob Dylan
Trong suốt cuộc đời của mình, Jobs đã dõi theo nghệ sĩ đa tài Bob Dylan và đặc biệt yêu thích các ca khúc của huyền thoại âm nhạc này. Thậm chí, năm 2006, Jobs còn tạo ra một tập hợp tới 773 ca khúc của Bob Dylan trên iTunes. Bob Dylan cũng trở thành biểu tượng trong các quảng cáo của Apple, bao gồm cả chiến dịch nổi tiếng "Think different".
[caption id="attachment_133279" align="aligncenter" width="410"] Bob Dylan (thứ hai từ phái sang) xuất hiện trong chiến dịch nổi tiếng "Think different" của Apple.[/caption]
Jobs thậm chí còn thích viết lại lời bài hát của Bob Dylan và còn sử dụng nó để gây ấn tượng với người bạn gái Chrisann Brennan.
Ông thường sang Ấn Độ và Nhật Bản để tịnh dưỡng tinh thần
Một trong những cuốn sách yêu thích của Jobs là "Be Here Now", một cuốn sách về thiền và tâm linh. Các triết lý đơn giản của Phật giáo đã thực sự thu hút nhà đồng sáng lập Apple, và ảnh hưởng không ít đến những thiết kế nhỏ gọn, tinh tế của Apple do ông sáng tạo ra.
Trong suốt nhiều năm trước khi mất, ông đã di chuyển từ Mỹ qua Nhật Bản và ngược lại hơn 40 lần.
Tuy nhiên, theo quan sát của đạo diễn Alex Gibney, Jobs dường như đã không bao giờ đạt được những thư thái về tinh thần thực sự mà ông đang tìm kiếm.
Ông có thể là một người nhỏ mọn nhưng là một người truyền cảm hứng rất tốt
Câu chuyện về sự ích kỷ của Jobs có lẽ khá phổ biến. Ông thường thuê một chiếc Mercedes mới sáu tháng một lần vì ông không thể có được một tấm giấy phép trong thời gian đó; sau đó ông còn muốn đỗ xe trong không gian dành riêng cho người tàn tật.
Ông phủ nhận quan hệ cha con với Lisa, kết quả mối quan hệ của ông với người tình Brennan với lý do đưa ra là ông bị vô sinh. Quan hệ cha con của ông sau đó đã được chứng minh, và ông đã đồng ý trả 500 USD một tháng cho cô con gái này trong khi tài sản của ông có giá trị lên tới 200 triệu USD.
Ông cũng rất kiên quyết trong cách giải quyết các bê bối của Apple liên quan đến cổ phiếu, nhà máy sản xuất và trốn thuế.
[caption id="attachment_133280" align="aligncenter" width="410"] Đôi khi cơn giận là một phần tạo nên sức hấp dẫn của Steve Jobs.[/caption]
Năm 2007, khi dẫn báo giới tới tham quan khu trưng bày iPhone thế hệ đầu tiên, một nhà báo đã từng chỉ trích về bàn phím cảm ứng của iPhone. Nhà báo này nói rằng: "Nó không hoạt động". Steve Jobs đã đáp lại bằng một câu nói bất hủ và có lẽ luôn còn giá trị tới tận bây giờ. "Ngón tay cái của anh sẽ dần học được cách sử dụng", ông nói.
Bên cạnh việc, dùng khả năng kiểm soát của mình trên mọi khía cạnh của doanh nghiệp để tìm kiếm sự hoàn hảo, Jobs cũng được biến đến với khả năng truyền cảm hứng tuyệt vời dù cách làm của ông nhiều khi quá nghiêm khắc.
Trong cuốn tiểu sử về Steve Jobs, Walter Isaacson từng hỏi Jony Ive, bạn thân của Jobs rằng, ông suy nghĩ như thế nào về Jobs. Ive thẳng thắn trả lời rằng: Jobs đôi khi nổi cáu vô cớ như một đứa trẻ, nhưng "tôi không giận vì điều đó". Cũng có đôi lần khi thất vọng về một điều gì đó, Jobs thường sốc lại tinh thần bằng cách nổi giận với ai đó.
"Dường như Jobs nghĩ rằng ông có quyền được làm điều đó và những quy tắc ứng xử thông thường trong xã hội không áp dụng với ông. Vì thế nên những khi cực kỳ tức giận hoặc vô cùng nhạy cảm Jobs biết cách làm thế nào để khiến người khác tổn thương sâu sắc và hiệu quả nhất. Và ông ấy đã làm điều đó", Jony Ive nói.
Dù còn nhiều "góc khuất" trong cuộc đời của một con người "lắm tài, nhiều tật" nhưng không ai có thể phủ nhận những đóng góp mà Steve Jobs đã mang lại cho ngành công nghệ thế giới.
Bộ phim tiểu sử về Steve Jobs bắt đầu bằng cảnh quay Jobs cho phép một đứa trẻ sử dụng một máy tính Macintosh đời đầu. Đứa trẻ đã khám phá chiếc máy đầy say mê như một con cá gặp nước.
Hơn 25 năm sau, tại cuộc họp báo giới thiệu iPad, Steve Jobs đã nói rằng: "Nó sẽ là một hiện tượng, giúp giữ Internet trong tay bạn".
Với tất cả sự tôn trọng dành cho Tim Berners Lee, người đã tạo ra mạng lưới toàn cầu World Wide Web (www), Steve Jobs đã góp phần mang cả thế giới đến với chúng ta.
Theo Bizlive