Các nhà lập pháp Mỹ sẽ đưa ra một loạt dự luật chống độc quyền, và dự luật hỗ trợ tòa soạn báo quy mô nhỏ sẽ đi đầu tiên trước thực trạng hiện nay là mạng xã hội có thể sử dụng tin tức báo chí để thu hút người dùng.
Phát biểu ngày 19/2 của Hạ nghị sĩ Ken Buck, thành viên cấp cao của đảng Cộng hòa tại bộ phận chống độc quyền thuộc Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ, cho biết dự luật trên được thúc đẩy vào thời điểm Chính phủ Australia đang trong một cuộc chiến gay cấn với Facebook. "Gã khổng lồ" công nghệ này đã chặn việc đăng tải tin mới trên các trang và nền tảng của mình, bao gồm cả các thông tin về từ thiện, dịch vụ y tế và tình trạng khẩn cấp, như một phần trong cuộc tranh cãi về một dự luật được đề xuất tại Australia, theo đó yêu cầu Facebook và Google trả tiền cho các hãng tin đã sử dụng các nền tảng của họ để chia sẻ tin tức, hoặc đồng ý với một mức giá thông qua trọng tài.
Theo nghị sỹ này, các nhà lập pháp Mỹ sẽ đưa ra một loạt dự luật chống độc quyền, và dự luật hỗ trợ tòa soạn báo quy mô nhỏ sẽ đi đầu tiên. Thực trạng hiện nay là mạng xã hội có thể sử dụng tin tức báo chí để thu hút người dùng, nhưng bị buộc tội không chia sẻ doanh thu quảng cáo xứng đáng.
Trong đó dự luật đầu tiên nếu được thông qua trong những tuần tới sẽ cho phép các hãng tin tức nhỏ thương lượng chung với Facebook và Alphabet của Google. Dự luật trên sẽ tương tự như một dự luật được Hạ nghị sĩ David Cicilline đưa ra năm 2019, trong đó cho phép các nhà xuất bản tin tức nhỏ kết hợp với nhau để đàm phán với các tập đoàn lớn như Facebook và Google.
David Chavern, Chủ tịch kiêm CEO của News Media Alliance, hiệp hội báo chí Mỹ và Canada chia sẻ: “Những gì các tòa soạn báo từng trải qua, đó là nền tảng mạng xã hội đến với họ và cố gắng thương thuyết ký thỏa thuận bí mật điều khoản. Các nền tảng tối ưu hóa hợp đồng với từng tòa soạn nhưng không để có sự so sánh”.
“Những tờ báo lớn của quốc gia đủ khả năng thỏa thuận được điều khoản phù hợp. Nhưng nếu nhìn vào các báo quy mô nhỏ, cách duy nhất để có hợp đồng hợp lý là cùng hành động”, CEO của News Media Alliance bình luận thêm. Đó cũng chính là định hướng của dự luật mới ở Mỹ, nơi các báo nhỏ có thể liên kết mà không ngại quy định chống độc quyền.
Dự luật của Mỹ xuất hiện vào thời điểm căng thẳng leo thang ở Australia, liên quan đến dự luật đàm phán bản quyền tin tức. Trước đó, ngày 17/2, Facebook thông báo sẽ hạn chế chia sẻ các nội dung tin tức ở Australia. Quyết định này đã khiến hơn 17 triệu người dùng ở Australia đã không đọc được hay chia sẻ tin tức từ các trang của các tờ báo địa phương trên nền tảng này.
Trước đó, ngày 17/2, Facebook thông báo sẽ hạn chế chia sẻ các nội dung tin tức ở Australia. Quyết định này đã khiến hơn 17 triệu người dùng ở Australia đã không đọc được hay chia sẻ tin tức từ các trang của các tờ báo địa phương trên nền tảng này.
Không chỉ riêng chính quyền, mà nhiều công ty, tổ chức từ thiện và nhà cung cấp thông tin tại Australia đã tỏ ra bất bình trước động thái của Facebook, đồng thời hối thúc mạng xã hội này khôi phục lại các trang của họ. Foodbank Australia, một trong những tổ chức từ thiện tại Australia, đã tuyên bố phản ứng của Facebook là không thể chấp nhận được.
Nhiều quốc gia đang bày tỏ sự ủng hộ dành cho Australia. Thực tế theo dữ liệu từ hãng nghiên cứu Pew Research, ngành công nghiệp báo chí Mỹ gặp khó khăn không nhỏ. Vị trí việc làm tại các tờ báo Mỹ đã giảm một nửa kể từ năm 2008, trong bối cảnh doanh thu quảng cáo giảm và xu hướng truyền thông thay đổi.
Theo doanhnghiephoinhap.vn
Nguồn bài viết: https://doanhnghiephoinhap.vn/cac-nha-lap-phap-my-se-dua-ra-du-luat-ho-tro-toa-soan-bao-dam-phan-voi-facebook-va-google.html