10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trước và sau đại dịch

25/04/2021 07:42

Đại dịch Covid-19 đã làm xáo trộn xếp hạng những nền kinh tế lớn nhất thế giới sau khi đẩy nhiều quốc gia vào cuộc suy thoái lịch sử.

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Đức vẫn là bốn địa diện chiếm giữ bốn vị trí đầu. Theo phân tích dự báo kinh tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tình hình kinh tế khó khăn do tác động của dịch bệnh là nguyên nhân. CNBC đã tiến hành so sánh tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa tính bằng đô la Mỹ giữa các quốc gia được cung cấp số liệu bởi Triển vọng kinh tế thế giới của IMF. GDP danh nghĩa ước tính giá trị thị trường của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ thành phẩm trong một nền kinh tế nhưng không loại trừ khả năng thay đổi giá cả hay lạm phát và do đó có thể phóng đại hoặc hạ thấp giá trị thật của nền kinh tế.

Cho đến nay, giá trị GDP danh nghĩa tính bằng đồng tiền chung là một cách đo lường và so sánh kích thước của các quốc gia khác nhau và cung cấp cái nhìn sơ lược về quá trình phát triển ví dụ như ảnh hưởng kinh tế đối với từng quốc gia là khác nhau trong giai đoạn bệnh dịch hoành hành. Dưới đây là những thay đổi chính trong xếp hạng 10 nền kinh tế lớn nhất của thế giới trước và sau khi bùng nổ dịch bệnh.

Bảng xếp hạng 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2019. (Ảnh: CNBC)

Ấn Độ tụt hạng xếp sau Vương quốc Anh

Ấn Độ đã từng giành được vị trí đứng thứ 5 trong số các nền kinh tế lớn nhất trong năm 2019. Tuy nhiên tình hình năm 2020 không mấy suôn sẻ đã đẩy nước này xuống một bậc là vị trí thứ 6 sau Anh. Theo kết quả phân tích dữ liệu IMF của CNBC, quốc gia Đông Nam Á này sẽ không thể lấy lại thứ tự vốn có cho đến năm 2023. Chính phủ Ấn Độ ban hành một loạt các biện pháp đóng cửa nghiêm ngặt vào năm ngoái trong bối cảnh đất nước khó khăn chống lại vi rút Corona. Nền kinh tế Ấn Độ đã được IMF dự báo giảm 8% trong năm tài chính kết thúc vào tháng ba năm 2021.

Trong khi Quỹ tiền tệ đặt kỳ vọng vào Ấn Độ sẽ tăng trưởng 12,5% trong năm tài chính hiện tại kết thúc vào tháng ba năm sau, một số nhà kinh tế đã cảnh báo làn sóng Covid mới đây nhất sẽ làm sụp đổ triển vọng của đất nước. Tuần trước, Ấn Độ đã vượt qua Brazil trở thành quốc gia chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất do đại dịch trên toàn cầu, chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Các nhà kinh tế tại Bank of America viết trong báo cáo hôm thứ hai: “Chúng tôi chú ý hơn đến những trường hợp bùng nổ của Covid-19 gây rủi ro cho công cuộc phục hồi kinh tế vẫn chưa vững chắc”. Nhiều chuyên gia kinh tế ước tính nếu Ấn Độ tiếp tục duy trì thêm một tháng đóng cửa, GDP thường niên của nền kinh tế này sẽ giảm mạnh từ 100-200 điểm.

Brazil rời khỏi top 10

Brazil xếp vị trí thứ 9 trên 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2019 và đứng thứ 12 vào năm ngoái, trở thành quốc gia duy nhất ra khỏi bảng xếp hạng. Dự tính quốc gia Nam Mỹ chỉ có thể khắc phục tình hình sớm nhất là năm 2026.

Brazil là quốc gia có số ca nhiễm Covid cao thứ ba đồng thời là tỷ lệ tỷ vọng lớn thứ hai toàn cầu. Tuy nhiên tổng thống Jair Bolsonaro đã nhiều lần từ phủ nhận thực hiện đóng cửa quốc gia nhằm khống chế dịch bệnh. Trước đó các nhà kinh tế đã có nhiều cảnh báo sụp đổ hệ thống y tế quốc gia trong bối cảnh dịch bệnh không ngừng chuyển biến xấu. IMF dự báo kinh tế Brazil tuy rằng có sự sụt giảm 4,1% năm ngoái nhưng sẽ tăng 3,7% trong năm 2021.

Hàn Quốc lọt top 10

Trong khi Brazil không thể trụ vững nguyên vị trí thì Hàn Quốc đã tiến vào bạng xếp hạng với vị trí thứ 10 và được kỳ vọng sẽ duy trì ít nhất là đến năm 2026. Hàn Quốc là một trong những quốc gia báo cáo có ca nhiễm Covid sớm nhất bên cạnh Trung Quốc. Tuy nhiên, đất nước này đã thành công khống chế dịch bệnh song song với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu chất bán dẫn đã giúp xứ sở Kim Chi chỉ thu hẹp 1% quy mô nền kinh tế vào năm 2020.

Số các các nhiễm mới ở Hàn Quốc đã tăng lên trong tháng này buộc các nhà chức trách phải mở rộng biện pháp giãn cách xã hội bao gồm cả luật cấm tụ tập đông người cho đến đầu tháng 5. Bất chấp diễn biến khó lường của dịch bệnh, ngành sản xuất và xuất khẩu nước này vẫn triển khai mạnh mẽ. Một cố vấn của Capital Economics cho biết trong báo cáo vào tuần trước: “Tiêu dùng được thúc đẩy nhờ có sự bùng nổ của đại dịch tạo nên làn sóng mua sắm trực tuyến”.

Theo doanhnghiephoinhap.vn

Nguồn bài viết: https://doanhnghiephoinhap.vn/10-nen-kinh-te-lon-nhat-the-gioi-truoc-va-sau-dai-dich.html

Bạn đang đọc bài viết "10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trước và sau đại dịch" tại chuyên mục Kinh doanh - Quốc tế. Mọi chi tiết xin liên hệ số hotline (0915.999.467) hoặc gửi email về địa chỉ (toasoan@phaply.vn).

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin