Xây dựng pháp luật
Xây dựng pháp luật phải thể chế hóa tối đa chủ trương, đường lối của Đảng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu việc xây dựng các luật, nghị quyết phải khai thác tối đa nguồn lực của đất nước; tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh “xin-cho.”
Những kiến nghị đáng lưu ý của Đại biểu Quốc hội với công tác xây dựng pháp luật, tháo gỡ khó khăn cho kinh tế
(Pháp lý). Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, khi thảo luận tại tổ về công tác xây dựng pháp luật, các Đại biểu Quốc hội đã có nhiều kiến nghị nhấn mạnh vấn đề kỷ luật, kỷ cương và chất lượng trong xây dựng luật. Trước tình hình rất khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp hiện nay, các đại biểu cũng đề xuất nhiều giải pháp cấp bách và lâu dài.
GS.TS Trần Ngọc Đường: Cần thể chế hóa các hành vi thao túng quá trình ra quyết định chính sách trong Luật Hình sự và Luật Phòng, chống tham nhũng
(Pháp lý) - Kiểm soát quyền lực để phòng, chống “lợi ích nhóm” trong hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiện Đảng đoàn Quốc hội đang tham mưu cho Bộ Chính trị ban hành Quy định về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong công tác xây dựng pháp luật . Đây là một trong 5 nhiệm vụ trong kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ của Đảng đoàn Quốc hội được giao trong Nghị quyết số 27 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.