Luật Đầu tư
Nhận diện những bất cập trong một số Luật thuộc lĩnh vực đầu tư, tài chính và kiến nghị sửa đổi (bài 4)
(Pháp lý) – Nghiên cứu từ thực tế cho thấy khá nhiều quy định pháp luật thuộc lĩnh vực đầu tư kinh doanh và tài chính đã và đang làm khó doanh nghiệp và nhà đầu tư, tác động trực tiếp đến nền kinh tế. Tiếp theo bài trước, Pháp lý tiếp tục nhận diện một số bất cập trong Luật Chứng khoán 2019 và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017…
Một số qui định của Luật Doanh nghiệp bất cập, thiếu thống nhất với Bộ Luật Dân sự, Luật Đầu tư và Luật SHTT
(Pháp lý). Nghiên cứu từ thực tiễn cho thấy sau gần 4 năm triển khai, Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2020 đã tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất đầu tư kinh đoanh. Tuy nhiên quá trình thực thi luật đã bộc lộ không ít bất cập, thiếu thống nhất với một số Luật liên quan khác, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Nhận diện những bất cập trong một số Luật thuộc lĩnh vực đầu tư, tài chính và kiến nghị sửa đổi (bài 2)
(Pháp lý) – Nghiên cứu từ thực tế cho thấy khá nhiều quy định pháp luật thuộc lĩnh vực đầu tư kinh doanh và tài chính đã và đang làm khó doanh nghiệp và nhà đầu tư, tác động trực tiếp đến nền kinh tế. Tiếp theo bài trước, Pháp lý tiếp tục nhận diện một số bất cập trong Luật PPP 2020 và Luật Đấu thầu 2023.
Hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan đầu tư nước ngoài trong bối cảnh mới
(Pháp lý) - Việc tăng cường mối quan hệ hợp tác với các quốc gia, đặc biệt là quốc gia phát triển như Hoa Kỳ sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam, trong đó phải kể đến việc tăng cường vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mở rộng thương mại, chuyển giao công nghệ, đa dạng hóa chuỗi cung ứng... Để tận dụng tốt hơn mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, sẵn sàng đón dòng vốn FDI, các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, khẩn trương rà soát sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài.
Nhận diện những bất cập trong một số Luật thuộc lĩnh vực đầu tư, tài chính và kiến nghị sửa đổi
(Pháp lý) – Nghiên cứu từ thực tế cho thấy khá nhiều quy định pháp luật thuộc lĩnh vực đầu tư kinh doanh và tài chính đã và đang làm khó doanh nghiệp và nhà đầu tư, tác động trực tiếp đến nền kinh tế. Ngay trong nửa đầu tháng 8/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã 2 lần chỉ đạo các Bộ có chức năng khẩn trương nghiên cứu sửa đổi 12 luật : Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Doanh nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Chứng khoán, Luật Quản lý thuế.
Suất đầu tư trên một diện tích đất theo Luật Đầu tư: Cần được quy định rõ ràng, cụ thể hơn
Hiện nay, việc thu hút đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã được triển khai mạnh mẽ ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Cùng với các điều kiện thuận lợi khác khi đầu tư tại Việt Nam, việc cải cách thủ tục hành chính, công khai minh bạch trong việc thực hiện các thủ tục đầu tư cũng là điểm cộng của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Kinh nghiệm pháp lý khi chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư ngoại
(Pháp lý) – Chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài thông qua các hình thức bán phần vốn góp hoặc chuyển nhượng cổ phần là hình thức đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam diễn ra rất phổ biến trong thời gian gần đây nhằm để tăng thêm nguồn lực. Hình thức đầu tư này được ghi nhận tại khoản 2 Điều 21 Luật Đầu tư 2020. Tuy nhiên nhìn từ thực tiễn cho thấy, nếu không nắm bắt được các kinh nghiệm pháp lý cần thiết, hình thức đầu tư này sẽ xảy ra nhiều rủi ro không chỉ từ một phía….
TS. Nguyễn Đình Cung: Để có môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, cần cải cách đối với cả Tòa án
(Pháp lý) - Từng nhiều năm là người đứng đầu một Viện nghiên cứu quan trọng về cơ chế quản lý kinh tế, môi trường kinh doanh và cải cách kinh tế…, đặc biệt còn là thành viên của Tổ...