chống lãng phí và vi phạm trong sử dụng đất công
Những dấu hiệu pháp lý hình sự của tội phạm liên quan lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai
( Pháp lý). Việc nghiên cứu, phân tích, làm sáng tỏ các dấu hiệu cấu thành của các tội phạm xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai sẽ giúp cho quá trình đánh giá của cơ quan chức năng được đúng đắn và kết luận đúng bản chất hành vi nào là vi phạm hành chính, hành vi vi phạm nào là tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Hội thảo: “Nâng cao hiệu quả thi hành Luật Đất đai: Chống lãng phí và vi phạm trong sử dụng đất công”
(Pháp lý). Hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện, chương trình phối hợp công tác giữa Hội Luật gia Việt Nam và Bộ Tài nguyên Môi trường về xây dựng chính sách, nghiên cứu khoa học pháp lý , phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; Đặc biệt Hội thảo diễn ra trong bối cảnh triển khai khung chính sách pháp lý mới về đất đai và nhu cầu thực tiễn cần rà soát, tăng cường các giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả thi hành Luật Đất đai, chống lãng phí, thất thoát và và vi phạm trong sử dụng đất công.
Nâng cao hiệu quả thi hành Luật Đất đai: Chống lãng phí và vi phạm trong sử dụng đất công trong khu vực sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước
(Pháp lý). Đất đai là nguồn lực to lớn cần được phát huy, quản lý và sử dụng có hiệu quả, bền vững, bảo đảm công bằng xã hội; không để bị suy thoái, huỷ hoại, và cần kiên quyết chống lãng phí, tham nhũng, tiêu cực. Để nâng cao hiệu quả thi hành Luất Đất đai trong thời gian tới đòi hỏi sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu đầy đủ, đúng và thực hiện nghiêm các qui định của Luật Đất đai.
Thực trạng và đề xuất tăng cường quản lý, sử dụng đất của các đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp Nhà nước
(Pháp lý). Thời điểm trước khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành thì các quy định của pháp luật về quản lý nhà đất tại các đơn vị sử nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước còn chưa đồng bộ. Nhiều nội dung quy định chưa đầy đủ, còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và là kẽ hở để các tổ chức, cá nhân liên quan lợi dụng để trục lợi gây lãng phí, tham nhũng trong quản lý, sử dụng đất. Bài nghiên cứu sau, tác giả phân tích làm rõ thực trạng và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, tăng cường quản lý sử dụng đất tại các DNNN.