Sau 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều "khuyết điểm"

Ngày 15/4, tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Hà Nội đã tổ chức Hội thảo Xây dựng và thực hiện Chính sách cạnh tranh toàn diện: Kinh nghiệm Quốc tế và bài học đối với Việt Nam.

[caption id="attachment_138773" align="aligncenter" width="410"] Hội thảo xây dựng và thực hiện chính sách cạnh tranh toàn diện thu hút đông đảo sự quan tâm của mọi người (Ảnh Thanh Huyền)
Hội thảo xây dựng và thực hiện chính sách cạnh tranh toàn diện thu hút đông đảo sự quan tâm của mọi người (Ảnh Thanh Huyền)[/caption]

Tham dự hội thảo có đồng chí: Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; ông Micheal Woods, chuyên gia tư vấn quốc tế về cạnh tranh cùng các bộ ban ngành và cơ quan thông tấn báo chí.

“Cho đến giờ này tôi cũng chưa thấy sự thay đổi nào về mặt tư duy để cải thiện chất lượng chính sách một cách thực chất ở Việt Nam”, Viện trưởng CIEM bình luận.

[caption id="attachment_138774" align="aligncenter" width="410"] Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tham luận tại hội thảo (Ảnh Thanh Huyền).
Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tham luận tại hội thảo (Ảnh Thanh Huyền).[/caption]

Đặc biệt, ông cũng nhấn mạnh việc chuyển đổi nền kinh tế lên một cấp của nền kinh tế thị trường thì phải có chính sách cạnh tranh toàn diện. Và đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và công bằng thì cần có thể chế tốt.

Theo ông, giai đoạn 2011 - 2015 cải cách thể chế đã đạt được bước đầu tích cực, nhưng vẫn còn nhiều yếu kém.

Cụ thể: nền kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc, tăng trưởng kinh tế thấp hơn mục tiêu, chất lượng chưa được cải thiện, chưa tạo được đột phá phát triển kinh tế- xã hội, tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn chậm…

Cũng trong khuân khổ hội thảo, Ông Đặng Quang Vinh, nghiên cứu viên của CIEM cũng cho hay: bộ máy nhà nước chưa có tư duy thị trường, tư duy cạnh tranh dẫn tới nền kinh tế hiệu quả thấp, thiếu sức cạnh tranh.

Chia sẻ kinh nghiệm và những hiểu biết, GS. Michael Woods, chuyên gia tư vấn quốc tế về cạnh tranh cho rằng: Chính phủ Việt Nam đang rất chú trọng đến tăng trưởng kinh tế bền vững. Tuy nhiên, cần làm rõ các nguyên tắc cạnh tranh, cần có sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Theo thông lệ quốc tế, các cuộc rà soát chính sách công cần có mục tiêu, tính minh bạch, vì lợi ích công.

[caption id="attachment_138775" align="aligncenter" width="410"] Ông Micheal Woods, chuyên gia tư vấn quốc tế về cạnh tranh (Thanh Huyền)
Ông Micheal Woods, chuyên gia tư vấn quốc tế về cạnh tranh (Thanh Huyền)[/caption]

Nguyên nhân có thể kể đến như:

Thứ nhất là: về vai trò của Nhà nước, của kinh tế nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân, thị trường quyền sử dụng đất, quản lý giá cả, phân bổ nguồn lực…

Thứ hai là: nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa theo kịp yêu cầu đổi mới về phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.

Thứ ba là: đổi mới công tác tuyển dụng, đề bạt cán bộ, công chức, bảo đảm cạnh tranh, công khai, minh bạch. Đánh giá cán bộ, công chức phải trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ; lấy kết quả phục vụ và mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp là tiêu chí đánh giá.

Thứ tư là: hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương bảo đảm phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp… Tập trung vào cung cấp dịch vụ công, bảo đảm an sinh xã hội, an toàn xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống cho người dân…

Đặc biệt, khi bàn về nguyên nhân thứ nhất, ông Cung nói, đây là lần đầu tiên báo cáo chính thức thừa nhận còn có ý kiến khác nhau về định nghĩa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Vì thế giới khoa học, chyên gia có cơ hội bàn luận làm cho rõ hơn, tìm kiếm giải pháp hợp lý hơn, ông Cung nói.

Nhấn mạnh cạnh tranh là câu chuyện rất lớn của Việt Nam, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nêu thực tế, trong TPP thì năng lực cạnh tranh của Việt Nam là thấp nhất, cả về năng lực thể chế hay năng lực của doanh nghiệp.

“Sau 25 năm tham gia ASEAN Việt Nam vẫn ở vị trí thứ 7, kể cả các nước ở thứ hạng thấp hơn như Lào, Campuchia, Myanma có mặt nào đó đều hơn Việt Nam, họ đang vượt lên để chuyển đổi về thể chế, nên thách thức của Việt Nam là rất lớn” bà Chi Lan nhấn mạnh.

Theo bà Lan, ở Việt Nam lâu nay ưu tiên số 1 là doanh nghệp nhà nước và hai là khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) còn doanh nghiệp tư nhân trong nước thì bị hai lực lượng kia chèn ép.

Cuối cùng, GS. Michael Woods cho rằng, để tiến tới một nền kinh tế thị trường, Việt Nam cần rà soát Luật Cạnh tranh và các Luật, chính sách khác để đảm bảo mức độ cạnh tranh, kết quả bền vững, đặc biệt trong bối cảnh khi Việt Nam đang thực hiện tái cơ cấu kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn.

Theo Phapluatplus

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin