Nếu đã từng ghé Sài Gòn, ắt hẳn mỗi người sẽ chọn cho mình một điểm đặc biệt để mà nhớ mà thương.
Dẫu chưa từng lựa chọn hay ngắm nghía góc cạnh nơi này quá kỹ nhưng bóng hình Sài Gòn lưu đầy ký ức. Vùng đất hào sảng quảnh quất len sâu trong tâm hồn mỗi người.
Chẳng hạn, đường phố đông rợp bóng hình, đâu đâu cũng có người. Hít khói bụi khi thành phố chưa đầy sáu giờ chiều, những chiếc xe nối dài đậu trên giao lộ giờ tắc nghẽn. Mưa trong nắng vào bất kỳ ngày tháng năm nào, có ai đó khiến thành phố thêm đầy đôi lần, ngày lễ đèn treo lủng lẳng rực rỡ khắp nẻo đường ngược xuôi. Những hàng quán mở xuyên đêm, thành phố dường như không ngủ...
[caption id="attachment_133542" align="aligncenter" width="281"]
Cuốn sách Sài Gòn bao nhớ.[/caption]
Sài Gòn thay da đổi thịt từng giờ từng phút từng ngày. Có một điều Sài Gòn trọn dạ thủy chung và son sắt vĩnh viễn. Đó là dòng đời chảy ngang, là đa mảnh chuyện nho nhỏ góp nhặt tạo thành vốn liếng đậm đà tình người. Nơi nhẹ nhàng tìm đến và thấp thỏm ra đi ngang ngang dọc dọc biết bao số phận trần duyên.
Chúng ta ai từng trải qua và chứng kiến tận mắt mối tình không mấy ruột rà, những người dưng hoàn toàn lạ lẫm vừa gặp nhau vội tiễn biệt, đều thấu hiểu đều thấm thía vẻn vẹn cuộc gặp gỡ chân tình. Những ai chưa một lần cảm nhận dòng đời, hay mảnh chuyện cưu mang từ những người bình dân phong trần, những người thượng lưu đến với chốn phồn thịnh dăm ba lần vài năm, cũng chẳng sao.
Mọi người đều có thể đi du lịch qua từng con chữ bằng giọng văn từng trải, mộc mạc, thẳng thắn, và thương Sài Gòn khắc khoải như thương chính thân thể mình. Để tự nghe tiếng lòng rung động bởi những chuyện đời thật tình, thật người và thật tâm.
Sài Gòn bao nhớ là cuốn sách mới nhất viết về Sài Gòn của tác giả Đàm Hà Phú. Không ghi lại những cảnh đẹp hoa lệ bóng bẩy trung tâm thành phố, không nói nhiều về tình yêu đôi lứa sặc mùi thương tổn đánh đổi ở Sài Gòn, những món ăn ngợp trời đâu đó ở các khu phố sầm uất xuất hiện ít ỏi trong cuốn sách. Không viết về những cách cửa rộng rãi ngày hay đêm, trong tuần hay dịp lễ vẫn đóng biệt tách xa vọng.
Sài Gòn bao nhớ tồn tại thiên hình vạn trạng câu chuyện về con người bình thường đến thượng đẳng, từ mảnh đời chỏng chơ khó nghèo phắt lên giàu ở xứ thị thành chen chúc chộn rộn. Câu chuyện chảy mải chảy miết chạy đến tận cùng cảm xúc của mỗi người. Từ món “sà bì chưởng” ấm lòng bao người khi đói, cách cửa rộng lớn không bao giờ khép y hệt cánh tay người mẹ che chở đứa con thơ dại. Từ tên xì ke nảy sinh ý định cướp của vay mượn tin nhắn nói hộ nỗi lòng lúc lâm nguy khốn cùng.
Rồi vỗ về mỗi người bằng chén rượu nồng nàn, không tính toán, không chấp nhặt. Hình ảnh còn người bao dung nhau từ anh xe ôm, cư dân con hẻm nhỏ, kể cả người cha người mẹ cắt đi phần hết sức nghị lực vươn lên cảnh sống buồn tẻ, và người xa xứ đùm bọc trong cơn nguy kịch... Bấy nhiêu đó có khiến bạn xao xuyến?
Chúng ta không cần đi đâu xa giữa nắng gắt vàng xuộm ban trưa, cầm quyển Sài Gòn bao nhớ như nén cảm xúc chất chồng lâu năm của tác giả, và giờ đây hiển danh cảm xúc bền nguyên. Ai trên tay và sẵn sàng bước vào thế giới con chữ bỏ ngoài tai xáo động rền vang, lặng thinh nghe chuyện người với người.
Những mảnh chuyện, dòng đời gieo rắc cựa quậy trong trái tim ta đánh thức nỗi nhớ trì hoãn khoảng thời gian trù liệu sẽ có ngày tìm về. Nhưng mãi tới ngày hôm nay, những người dưng chân ướt chân ráo hay thành phố nhỏ chân cuống quýt bấy chục năm tụ tập Sài Gòn có dịp thưởng thức dư vị gần gũi đánh mất thời xa xăm.
Liệu, úp quyển sách lại, bạn có cảm giác như tôi không? “À, thì ra Sài Gòn bấy lâu nay mình nương náu đẹp về tình ngĩa thế này sao; mình cũng từng gặp đâu đó vài trường hợp từa tựa bỏ quên sau bộn bề mưu sinh, hoặc thở phào nhẹ nhõm tìm lại bình thản cho những ngày tháng chộn rộn trước kia...”
Rốt cuộc, Đàm Hà Phú lấy đi chúng ta nhiều thật nhiều, và trong số đấy là nụ cười dung dị.
Theo Zing