Quy tắc xuất xứ trong RCEP ưu việt hơn các FTAs ASEAN+1 thế nào?

Mỗi một Hiệp định Thương mại tự do ASEAN+1 có thể có những quy tắc xuất xứ khác nhau, điều kiện gộp khác nhau, nay có thêm RCEP thì quy tắc xuất xứ có gì ưu việt hơn?

Hiệp định RCEP, bên cạnh những ý nghĩa mang tính biểu tượng, hay thúc đẩy quá trình tự do hóa, thuận lợi quá ở khu vực, còn có những tác động tích cực đến các doanh nghiệp.

Thứ nhất, RCEP là một hiệp định phạm vi quy mô rất là lớn, ngay cả so với các hiệp định trước kia Việt Nam đã thực thi với tư cách là một thành viên ASEAN, ASEAN+1, chúng ta có FTA: ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Úc - New Zealand, ASEAN - Ấn Độ.

Việt Nam có thể nhập khẩu vải, sợi từ Trung Quốc hay Hàn Quốc rồi xuất khẩu đi cả thị trường RCEP rộng lớn

Xét về mặt lý thuyết và thực tiễn khi sân chơi cho càng rộng, điều kiện tiếp cận thị trường thì thuận lợi hóa thương mại và đặc biệt là thuế quan giảm về 0, rõ ràng đem lại sự vận động hiệu quả hơn của nguồn lực, qua đó gắn với thương mại, đầu tư.

Thứ hai, trước kia khi có Hiệp định ASEAN+1 thì nguyên tắc xuất xứ với mỗi một hiệp định ASEAN+1 có thể có những quy tắc xuất xứ khác nhau, điều kiện gộp khác nhau, chỉ là ASEAN với các đối tác khác nhau.

Nhưng với ASEAN+5 (tức các nước đã có FTAs với ASEAN, nay cũng có trong RCEP, gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand); tương lai có thể ASEAN+6 (tức có thể thêm Ấn Độ), rõ ràng thuận lợi hơn trong cải tạo điều kiện cho quy tắc xuất xứ.

Thứ ba, khu vực Đông Á, Đông Bắc Á, ASEAN, Úc, New Zealand có một mạng sản xuất và chuỗi cung ứng rất năng động và phát triển; với phạm vi quy mô đã mở rộng của một hiệp định thương mại tự do như RCEP sẽ đem lại cơ hội cho phát triển hiệu quả hơn các mạng sản xuất.

Các chuỗi cung ứng và rõ ràng nó cũng gắn với thương mại đầu tư, và các doanh nghiệp có thể có cách chơi, cách lựa chọn đối tác thị trường, chưa kể khu vực này còn kết nối với toàn cầu rất tốt. Điều đó đem lại cơ hội mới, lớn hơn cho doanh nghiệp.

Điểm thứ tư, hiệp định RCEP cũng như nhiều hiệp định FTA khác, đặc biệt là các hiệp định FTA chất lượng cao như: CPTPP, EVFTA thì Hiệp định RCEP cũng là một hiệp định chất lượng tương đối cao.

Nó cũng có những điều khoản liên quan đến thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ, mua sắm Chính phủ, cạnh tranh.

Vì vậy, nó đem lại tác động tích cực đối với quá trình cải cách thể chế đến quá trình hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Khu vực Đông Á, Đông Bắc Á, ASEAN, Úc, New Zealand có một mạng sản xuất và chuỗi cung ứng rất năng động và phát triển

Khu vực Đông Á, Đông Bắc Á, ASEAN, Úc, New Zealand có một mạng sản xuất và chuỗi cung ứng rất năng động và phát triển. Đây chính là lý do khiến cho việc đáp ứng quy tắc xuất xứ của Việt Nam trong RCEP thuận lợi hơn rất nhiều.

Việt Nam có thể nhập khẩu vải, sợi từ Trung Quốc hay Hàn Quốc rồi xuất khẩu đi cả thị trường RCEP rộng lớn mà trước kia, nhập khẩu vải, sợi từ Hàn Quốc, chỉ đáp ứng được tiêu chí xuất xứ của FTA ASEAN-Hàn Quốc, hay FTA Việt Nam - Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, khi RCEP có hiệu lực, chắc chắn đem lại những lợi ích cho doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi vì nó sẽ giảm chi phí giao dịch.

Thứ năm, trước kia thì ASEAN trong đó có Việt Nam, là một trung tâm như một thỏi nam châm hút đầu tư.

Bởi vì khi các nhà đầu tư tham gia khu vực này có hiệp định này thì họ hưởng thuận lợi trong giao thương, trong làm ăn, trong kinh doanh, chưa kể là kết nối với các thị trường bên ngoài và các nước trong khu vực có rất nhiều hiệp định FTA.

Như vậy, cùng với RCEP, tính hấp dẫn, tính trung tâm ngày càng tăng lên, nếu cải cách bên trong càng tốt thì rõ ràng không chỉ ASEAN mà cả khu vực thành thỏi nam châm thu hút như vậy.

Theo tapchicongthuong.vn

Nguồn bài viết: http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/quy-tac-xuat-xu-trong-rcep-uu-viet-hon-cac-ftas-asean1-the-nao-79817.htm

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin