Người lao động hỏi: Tôi làm nghề lái xe tự do tham gia BHXH tự nguyện tính đến tháng 10/2023 là 25 năm với mức đóng bình quân là 5,000,000 đồng/tháng. Vậy, tôi đã đủ điều kiện nghỉ hưu chưa? Và lương hưu của tôi được tính như thế nào?
Nguyễn Thanh Hải (Thái Nguyên)
Luật gia trả lờì: Vấn đề người lao động quan tâm về điều kiện và cách tính hưởng lương hưu khi tham gia BHXH tự nguyện, Luật sư Trần Đại Ngọc – Cty Luật TNHH Trần Nguyễn, Đoàn Luật sư Hà Nội tư vấn, cụ thể như sau:
Tham gia BHXH tự nguyện người lao động được hưởng lương hưu khi về già
Điều kiện hưởng lương hưu khi tham gia BHXH tự nguyện
Căn cứ Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động; Đủ thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội đối với nam là 20 năm, nữ là 15 năm.
Theo đó, về độ tuổi, người lao động nghỉ hưu năm 2023, trong điều kiện bình thường phải đủ 60 tuổi 09 tháng với lao động nam, đủ 56 tuổi với lao động nữ.
Trường hợp đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định trên nhưng thời gian đóng BHXH thì được đóng cho đến khi đủ năm để hưởng lương hưu.
Như vậy, để được hưởng lương hưu khi tham gia BHXH tự nguyện trong năm 2023 là nam đủ 60 tuổi 09 tháng; nữ đủ 56 tuổi và đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
Tlệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:
- Đối với lao động nam: Đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội được 45% (người lao động nghỉ hưu năm 2023, đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì được 45%); Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%.
- Đối với lao động nữ: Đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội được 45%; Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%. Lưu ý, mức hưởng tối đa là 75%.
Cách tính lương hưu cho người tham gia BHXH tự nguyện
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức hưởng lương hưu hàng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện, được tính cụ thể như sau:
Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Từ quy định trên, công thức tính lương hưu hàng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện là:
Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
- Tỷ lệ hưởng lương hưu được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 134/2015:
Với lao động nữ: Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Với lao động nam: Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 20 năm đóng BHXH nếu nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
- Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định 134/2015:
Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.
Trong đó, thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hàng năm.
Trường hợp của bạn tham gia BHXH tự nguyện đến tháng 10/2023 nếu đủ tổi nghỉ hưu bạn đủ điều kiện được hưởng lương hưu từ tháng 11/2023. Với mức đóng bình quân 5,000,000 đóng/tháng và thời gian đóng BHXH tự nguyện 25 năm, như vậy tỷ lệ hưởng lương hưu của bạn được tính như sau:
- 20 năm đầu tham gia sẽ được hưởng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
- Từ năm thứ 20 đến năm thứ 25 là 05 năm mỗi năm cộng thêm 2% được hưởng thêm: 5 x 2% = 10%
- Tổng hai tỷ lệ là: 45% + 10% = 55% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính bằng mức bình quân tiền lương của toàn bộ thời gian đóng BHXH.
Như vậy, mức hưởng lương hưu của bạn là: 55% x 5,000,000 đồng = 2,750,000 đồng/tháng.