Chống chạy chức, chạy quyền: Có chuyện “chia bài” tôi chủ tịch, ông bí thư

09/05/2018 22:30

Phải thực hiện dân chủ và công khai minh bạch thì mới giải quyết được "vấn nạn chạy chức, chạy quyền". Nếu cứ để các cấp ủy ngồi “chia bài” với nhau, khóa này tôi làm chủ tịch, ông làm bí thư, khóa sau lại đổi chỗ cho nhau thì không thể giải quyết được”, PGS.TS. Nguyễn Văn Nam nói.

Làm gì để chấm dứt tình trạng chạy chức chạy quyền? (Ảnh: IT)
Làm gì để chấm dứt tình trạng chạy chức chạy quyền? (Ảnh: IT))

Chỉ là 1 phần của tảng băng

Bình luận về con số mà Trưởng Ban Tổ chức trung ương Phạm Minh Chính đưa ra: “Trong 10 năm gần đây, các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương đã phát hiện hơn 7.000 vụ vi phạm, trong đó có 280 vụ phải xử lý hình sự, hơn 1.700 cán bộ, đảng viên phải xử lý kỷ luật Đảng và 181 người phải xử lý bằng pháp luật", TS. Lê Đăng Doanh cho rằng: Rõ ràng số liệu này cho thấy tình trạng vi phạm của cán bộ là nghiêm trọng và con số đó chưa phản ánh hết thực tế. Theo tôi, cần thay đổi cơ chế bởi nếu không thay đổi cơ chế thì vấn đề nhân sự, nhất là nhân sự cấp chiến lược sẽ rất phức tạp”.

 

 Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, tình trạng vi phạm pháp luật và đạo đức của cán bộ là nghiêm trọng (Ảnh: IT)
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, tình trạng vi phạm pháp luật và đạo đức của cán bộ là nghiêm trọng (Ảnh: IT))

Cùng chung quan điểm trên, PGS. TS. Nguyễn Văn Nam – Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thương mại cho rằng: “Con số cán bộ vi phạm đưa ra tôi cho chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, chủ yếu là các trường hợp bị các tổ chức phát hiện, xử lý và tập hợp chứ thực tế còn lớn hơn nhiều lần, thậm chí là gấp hàng chục lần”, ông Nam nói.

Theo ông Nam, Hội nghị TƯ 7 lần này Bộ chính trị đã 'điểm" đúng vấn đề. Đảng sau hơn 30 năm đổi mới, có những cán bộ lãnh đạo phải đảm nhiệm lĩnh vực mới trong thời kỳ kinh tế theo cơ chế thị trường. “Trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, về lý luận mặc dù cơ bản chấp nhận kinh tế thị trường nhưng thể chế và tư duy còn nặng nề cơ chế cũ. Khi đối mặt với tình hình mới, nhiều cán bộ mơ hồ trong nhận thức, yếu kém trong thực tiễn”, ông Nam nói.

 

 Ông Nam cũng cho rằng, Đảng đã chọn đúng vấn đề trong Hội nghị lần này nhưng giải quyết được hay không mới là điều quan trọng (Ảnh: IT)
Ông Nam cũng cho rằng, Đảng đã chọn đúng vấn đề trong Hội nghị lần này nhưng giải quyết được hay không mới là điều quan trọng (Ảnh: IT))

Ông Nam cũng cho rằng, Đảng đã chọn đúng vấn đề trong Hội nghị lần này nhưng giải quyết được hay không mới là điều quan trọng. “Điều quan trọng không chỉ tập trung vào các cán bộ tham ô, lãng phí mà phải thay đổi thể chế điều hành nền kinh tế cho phù hợp với tình hình mới. Nếu tiếp tục thay đổi nhỏ giọt, chậm chạp thì còn là môi trường tốt cho cán bộ xấu hoạt động”, ông Nam phân tích.

Phải thực hiện dân chủ và công khai minh bạch thì mới giải quyết được"vấn nạn chạy chức, chạy quyền". Nếu cứ để các cấp ủy ngồi “chia bài” với nhau, khóa này tôi làm chủ tịch, ông làm bí thư, khóa sau lại đổi chỗ cho nhau thì không thể giải quyết được”, PGS.TS. Nguyễn Văn Nam nói.
Theo ông Nam, muốn chấm dứt tình trạng chạy chức, chạy quyền thì cái chính là phải kiểm soát quyền lực, phải coi luật pháp là thượng tôn, không trừ một ai, càng cán bộ cấp cao càng phải chấp hành. Phải tập trung xây dựng luật cho đồng bộ, nghiêm túc...

Trong đó, một giải pháp đưa ra như bí thư các tỉnh, huyện không phải là người địa phương cũng là ý tưởng tốt. Vì mới đây, câu chuyện ở UBND huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa-Vũng Tàu) có 3 anh em ruột cùng làm cán bộ của huyện là không ổn. Vấn đề này, từ thời vua chúa phong kiến của chúng ta đã cấm.

Liên quan tới vấn đề cải cách tiền lương cho cán bộ, ông Nam cho rằng, đã là cán bộ thì chưa thấy có cán bộ nào nghèo. “Cán bộ có chức có quyền từ xã trở nên không có ông nào nghèo cả. Nói vì lương thấp chỉ là cái cớ chạy tội tham nhũng. Lương thấp cũng là “khuyết tật” của thể chế hệ thống nhà nước, nhưng lương cao chưa chắc đã hết tham nhũng”, ông Nam nói.

“Một người làm quan cả họ được nhờ”

Theo PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính): Đúc kết về tư cách đạo đức của nhiều cán bộ kể cả ở địa phương lẫn trung ương xuống cấp nghiêm trọng, một phần là do chúng ta buông lỏng quản lý cán bộ cũng như để tình trạng chạy chức chạy quyền trở thành một trong những vấn nạn khiến người dân bức xúc”, ông Thịnh nói.

 

 PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc có nhiều cán bộ bị xử lý kỷ luật và xử lý về mặt pháp luật cũng cho thấy, cơ chế quản lý giám sát của chúng ta rõ ràng đang còn có vấn đề (Ảnh: IT)
PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc có nhiều cán bộ bị xử lý kỷ luật và xử lý về mặt pháp luật cũng cho thấy, cơ chế quản lý giám sát của chúng ta rõ ràng đang còn có vấn đề (Ảnh: IT))

Theo ông Thịnh, trong 5 giải pháp mà Trung ương đưa ra đều trúng và đúng cả. Cái chúng ta nói là cơ chế quản lý giám sát cần thay đổi nhiều hơn nữa, từ đó mới có được sự đổi mới trong đội ngũ cán bộ từ trung ương tới địa phương. Nếu cơ chế giám sát tốt, có bộ phận này giám sát bộ phận kia và giám sát của các tầng lớp nhân dân, giám sát chéo của các cơ quan... thì chắc chắn sẽ khác.

Mặt khác, bản thân cơ chế giám sát quản lý cán bộ của chúng ta cũng còn chưa “nổi bật”. Nếu có cơ chế tốt, chắc chắn cán bộ không thể làm trái với đường lối chỉ đạo của Đảng, tự tung, tự tác được. Có cơ chế tốt, cán bộ làm sai sẽ bị xử lý ngay và xử lý nghiêm thì người làm sai cũng phải sợ. Việc có nhiều cán bộ bị xử lý kỷ luật và xử lý về mặt pháp luật cũng cho thấy, cơ chế quản lý giám sát của chúng ta rõ ràng đang còn có vấn đề.

“Ở nhiều nơi vẫn còn tình trạng cán bộ tỉnh, huyện kéo bè, kéo cánh, đưa bà con họ hàng không có tài năng lên chức. Đây gần như trở thành căn bệnh được đúc kết thành hiện tượng “một người làm quan cả họ được nhờ”. Mặc dù trung ương mong muốn người tài được trọng dụng nhưng nhờ có quan hệ, người kém lại lên làm lãnh đạo thì chắc chắn những người tài, người có năng lực sẽ tự bỏ đi”, ông Thịnh nhấn mạnh. Theo ông Thịnh, cơ chế quản lý giám sát cho cán bộ tốt rất quan trọng trong việc lựa chọn và sử dụng nhân tài trong xã hội.

Theo ông Thịnh, giải pháp đưa ra là có cơ chế lương và nhà ở cho cán bộ. Đúng là cán bộ còn nhiều người khó khăn, nhà cửa chưa có...đồng lương của Việt Nam còn thấp, lương tối thiệu thì chưa đủ sinh hoạt. Mức lương bình quân của cán bộ công chức hiện nay đúng là quá thấp, không đủ đảm bảo cuộc sống của công chức và nuôi một đứa con.

“Đây là “căn bệnh” của toàn xã hội chứ không chỉ cán bộ. Nhưng giả sử nếu Nhà nước nỗ lực cải cách tiền lương có cải cách gấp 3 bây giờ họ cũng chỉ nuôi sống được gia đình, còn để mua nhà là rất khó. Tuy nhiên, thực tế chúng ta có tăng được gấp 3 lần mức lượng hiện tại không? Nếu nói về lương chúng ta cũng phải so mặt bằng về lương của các tầng lớp dân cư với cán bộ, lãnh đạo để từ đó xem xét”, ông Thịnh phân tích.

Theo ông Thịnh, cái mấu chốt vấn đề là ở cơ chế quản lý quá lỏng lẻo, từ đó một bộ phận cán bộ lợi dụng chức quyền để “móc ngoặc” với nhau, tạo ra các thu nhập bất chính. Theo phản ánh gần đây, có rất nhiều quan chức từ cấp tỉnh, huyện ai cũng có nhà cao cửa rộng, nếu trông vào đồng lương thì họ có làm lãnh đạo không?.

"Vấn đề mấu chốt là cơ chế kiểm tra giám sát để thực hiện kỷ cương phép nước một cách nghiêm túc, cán bộ muốn cũng không làm sai được và sai thì phải bị xử lý nặng nề sẽ chấp dứt được tình trạng chạy chức, chạy quyền", PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.
Để giải quyết vấn đề này, ông Thịnh cho rằng cơ chế quản lý giám sát cần phải thay đổi. “Tại sao trước đây, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đời sống khó khăn, cả người dân, cán bộ cùng khó khăn nhưng tham nhũng của cán bộ không nặng nề như gần đây.

Từ đó đặt ra vấn đề cơ chế giám sát, quản lý cán bộ của chúng ta chưa tới nơi tới trốn. Cán bộ vào chức này, chức kia có cơ hội cấu kết, có tiền là sẽ tiếp tục chạy chức chạy quyền. Nếu ở vị trí đó làm không được sẽ bị cắt chức thì chẳng dám bỏ ra tiền tỉ mà chạy lên chức đó. Họ bỏ ra để chạy chức mà nghĩ rằng thu lại được thì họ sẽ còn “đầu tư”. Mặt khác, người ta chạy chức chạy quyền thì phải có người nhận, nếu nhận tiền chạy chức mà bị xử lý nghiêm và thực thi nghiêm túc thì sẽ chấp dứt được chạy chức, chạy quyền”, ông Thịnh nói.

Ông Thịnh cũng cho rằng, việc chạy chức, chạy quyền còn phải xét tới doanh nghiệp “sân sau”, doanh nghiệp thân hữu, hiện không chỉ Việt Nam mà các nước đều có. Cơ chế giám sát của Việt Nam không tốt nên có người đứng sau để sẵn sàng “đầu tư” cho cán bộ chạy chức, sau đó lên chức sẽ cùng nhau thu hồi lại bằng việc tham ô, bòn rút các

Theo Danviet

Bạn đang đọc bài viết "Chống chạy chức, chạy quyền: Có chuyện “chia bài” tôi chủ tịch, ông bí thư" tại chuyên mục Diễn đàn - Luật gia. Mọi chi tiết xin liên hệ số hotline (0915.999.467) hoặc gửi email về địa chỉ (toasoan@phaply.vn).

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin