Các tỷ phú kiếm bộn tiền trong thời kỳ đại dịch làm dấy lên lời kêu gọi áp dụng "thuế tài sản"

Theo hãng tin CBS của Hoa Kỳ đưa tin, 2.365 tỷ phú của thế giới đã bổ sung vào tải sản thêm 4 nghìn tỷ USD trong năm đầu tiên của đại dịch. Sự gia tăng tài sản của những người giàu nhất thế giới đang làm dấy lên những lời kêu gọi áp dụng "thuế tài sản".

Từ ngày 18 tháng 3 năm 2020 đến ngày 18 tháng 3 năm 2021, tài sản mà các tỷ phú thế giới nắm giữ đã tăng từ 8,04 nghìn tỷ USD lên 12,39 nghìn tỷ USD, theo phân tích dữ liệu của IPS từ Forbes, Bloomberg và Wealth-X. Người sáng lập Amazon là Jeff Bezos, người giàu nhất thế giới, đã chứng kiến ​​tài sản của mình tăng vọt lên 178 tỷ USD từ 113 tỷ USD, tương đương khoảng 57%.

Các tỷ phú vẫn kiếm bộn tiền trong bối cảnh đại dịch.

Sự gia tăng tài sản của những người giàu nhất thế giới đang làm dấy lên những lời kêu gọi áp dụng "thuế tài sản", hoặc một loại thuế bổ sung dựa trên thu nhập thường xuyên và thuế thu nhập từ vốn. Hôm thứ Ba, hơn 80 công đoàn và tổ chức đã gửi thư cho Tổng thống Joe Biden kêu gọi ông đảo ngược một số cắt giảm thuế dưới thời Trump mà họ cho rằng phần lớn mang lại lợi ích cho những người giàu có, đồng thời đánh thuế 10% đối với thu nhập trên 2 triệu USD.

Cho đến nay, thuế tài sản đang tỏ ra khó nắm bắt ở Washington, DC, ngay cả khi 2/3 người Mỹ bày tỏ sự ủng hộ đối với ý tưởng tăng thuế đối với những người có thu nhập trên 400.000 USD. Thay vì đánh thuế tài sản ngày càng tăng của các tỷ phú và triệu phú của quốc gia, ông Biden muốn để tiền cho “Kế hoạch việc làm của Mỹ” trị giá 2 nghìn tỷ USD kế hoạch việc làm sẽ tăng thuế suất doanh nghiệp lên 28% từ 21% như hiện tại.

Kế hoạch việc làm của Biden với mục tiêu cạnh tranh với Trung Quốc - Ảnh: Reuters.

Một số chuyên gia thuế nói rằng, thuế tài sản có thể ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của những người có thu nhập thấp hơn, chứ không giúp ích gì cho những triển vọng đó. Điều này cũng có thể khuyến khích những người cực kỳ giàu có giấu giếm hoặc khai trừ thu nhập cũng như tài sản của họ để làm cơ sở cho việc đánh thuế tài sản.

Ở mặt khác, nhà kinh tế Erica York của Tax Foundation trong một bài đăng trên blog hồi tháng 3 lại cho rằng: "Đánh thuế tài sản sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Nó sẽ làm giảm thu nhập quốc dân và giảm kích cầu tiêu dùng".

Trái ngược đó, Chuck Collins, nhà nghiên cứu tại Chương trình IPS về Bất bình đẳng và là tác giả của cuốn sách sắp ra mắt " Những người tích lũy tài sản " nói: “Việc đánh thuế tài sản của các tỷ phú có ý nghĩa toàn diện về mặt kinh tế và đạo đức để giúp chi trả cho việc phục hồi đại dịch. Không thể để việc đại dịch làm nên nỗi đau của những người nghèo nhưng lại là lợi ích của những người giàu được"

Ông nói thêm, "Ngay cả khi với mức thuế tài sản được đề xuất, họ sẽ vẫn giàu hơn hàng tỷ."

Giàu càng giàu, nghèo càng nghèo

Bezos và các tỷ phú khác đã trở nên giàu có hơn nhờ sự kết hợp của một số xu hướng. Thứ nhất, thị trường chứng khoán đã đạt mức cao kỷ lục với kỳ vọng rằng nền kinh tế sẽ phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021. Và một số doanh nghiệp, chẳng hạn như Amazon của Bezos, đã thu được lợi nhuận khi mọi người chuyển đổi hành vi của họ trong bối cảnh đại dịch - thúc đẩy các dịch vụ trực tuyến.

Đồng thời, tỷ lệ nghèo đói đã tăng lên bởi khó khăn do đại dịch gây ra, với những ảnh hưởng tồi tệ nhất đối với phụ nữ và người da màu.

Tại Mỹ, cứ 10 người thì có khoảng 4 người cho biết thu nhập hộ gia đình của họ vẫn bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng, theo một nghiên cứu gần đây từ TransUnion, một công ty dịch vụ tài chính.

Thuế tài sản góp phần phục hồi nền kinh tế

Nhiều loại thuế tài sản khác nhau đã được đề xuất trong những năm gần đây, một phần để đối phó với sự gia tăng bất bình đẳng. Trong số đó có thuế "siêu triệu phú" của Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, được áp dụng vào đầu tháng này với sự đồng tình của các đại biểu là Pramila Jayapal và Brendan Boyle. Cả ba đều thuộc Đảng Dân chủ.

Kế hoạch của họ sẽ đánh thuế hàng năm 2% đối với giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình và quỹ tín thác từ 50 triệu đến 1 tỷ USD, đồng thời đánh thêm 1% thuế khác đối với tài sản trên 1 tỷ USD. Nói chung, các tỷ phú sẽ trả thêm 3% hàng năm cho tài sản của họ theo kế hoạch này.

Nếu mức thuế như vậy được áp dụng vào năm ngoái, các tỷ phú toàn cầu sẽ phải trả 345 tỷ USD thuế tài sản. IPS chỉ áp dụng cho các tỷ phú Mỹ, theo đó có thể huy động được 1,5 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới.

Collins cho biết: “Điều này sẽ đóng góp các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng để phục hồi nền kinh tế Mỹ".

Tuy nhiên, ông nói thêm, "Thuế tài sản sẽ là một trong những lựa chọn cho doanh thu trong tương lai".

10 tỷ phú giàu nhất

Dưới đây là 10 tỷ phú giàu nhất, cùng với giá trị tài sản ròng của họ tính đến ngày 18 tháng 3 và tỷ lệ gia tăng tài sản hàng năm của họ, theo ước tính của IPS.

Jeff Bezos, Amazon: 178 tỷ USD (57%)

Bernard Arnault & gia đình, LVMH Moët Hennessy: 162,6 tỷ USD (114%)

Elon Musk, Tesla: 162,1 tỷ USD (560%)

Bill Gates, Microsoft: 126,5 tỷ USD (29%)

Mark Zuckerberg, Facebook: 101,7 tỷ USD (86%)

Warren Buffett, Berkshire Hathaway: 96,5 tỷ USD (43%)

Larry Ellison, Oracle: 90,2 tỷ USD (53%)

Larry Page, Google: 88,6 tỷ USD (74%)

Sergey Brin, Google: 86 tỷ USD (75%)

Amancio Ortega, Zara: 79,1 tỷ USD (44%).

Theo doanhnghiephoinhap.vn

Nguồn bài viết: https://doanhnghiephoinhap.vn/cac-ty-phu-kiem-bon-tien-trong-thoi-ky-dai-dich-lam-day-len-loi-keu-goi-ap-dung-thue-tai-san.html

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin