AI
Sớm hoàn thiện chính sách tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp công nghệ số phát triển
(Pháp lý). Nghiên cứu cho thấy phát triển công nghiệp công nghệ số là xu hướng tất yếu, bởi công nghệ số tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững các ngành, đóng vai trò chủ đạo của nền kinh tế. Do đó, Chính phủ nhiều nước đã và đang khẩn trương xây dựng thiết kế những chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số. Việt Nam cũng đang thúc đẩy hình thành khung chính sách pháp lý cho ngành công nghiệp đặc biệt quan trọng này.
Sự cần thiết xây dựng khung pháp lý về AI: Kinh nghiệm của các nước và một số đề xuất cho Việt Nam
(Pháp lý). Nghiên cứu từ thực tiễn cho thấy trí tuệ nhân tạo ( AI ) là công nghệ quan trọng, có thể mang lại đột phá cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên AI cũng đã bộc lộ tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Ngoài ra, AI còn tạo ra các rủi ro và thách thức về an ninh mạng, điển hình là sử dụng AI để lừa đảo. Nhiều nước trên thế giới đã và đang thúc đẩy xây dựng khung pháp lý về trí tuệ nhân tạo. Đối với Việt Nam, vấn đề này cũng cần được cơ quan chức năng đặt ra nghiên cứu nhằm phát huy tác động tích cực, đồng thời ngăn chặn những tác động tiêu cực của AI đến an ninh và trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết đầu tiên về AI
(Pháp lý) - Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã chính thức thông qua nghị quyết toàn cầu đầu tiên về trí tuệ nhân tạo (AI), để khuyến khích các thành viên đảm bảo công nghệ AI là “an toàn, bảo mật và đáng tin cậy”.