Sở hữu trí tuệ
Một số vấn đề về xác thực, quản lý tài sản trí tuệ kỹ thuật số đối với Blockchain và quyền sở hữu trí tuệ
(PLBQ). Trong bối cảnh kinh tế số hiện nay, tài sản trí tuệ ngày càng có giá trị quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, cá nhân sáng tạo và nền kinh tế toàn cầu. Việc bảo vệ và xác thực quyền sở hữu trí tuệ (IP) đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi môi trường kỹ thuật số tạo điều kiện cho sự lan truyền nhanh chóng của các sản phẩm trí tuệ.
Hàn Quốc: Quốc gia có hệ thống pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ rất phát triển
Nhìn chung, Hàn Quốc có chính sách cởi mở đối với đầu tư nước ngoài, nhất là đối với các lĩnh vực về công nghệ cao và việc đầu tư vào các tổ hợp công nghiệp. Đặc biệt, quốc gia này có hệ thống pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ rất phát triển, tiệm cận với các quy tắc về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của WTO và tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).
Một số vấn đề liên quan đến thủ tục cấp bằng sáng chế của Việt Nam - tham khảo kinh nghiệm từ Nhật Bản
(Pháp lý) - Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các nước đều nhận thấy được tầm quan trọng của sáng chế đối với kinh tế - xã hội và ngày càng tăng sự quan tâm đối với loại tài sản trí tuệ này. Tuy nhiên, việc chậm trễ trong quy trình cấp bằng sáng chế đang là một vấn đề nan giải, gây những tác động không tốt ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tham khảo một số quy định của Nhật Bản về quy trình cấp bằng sáng chế, sẽ giúp cơ quan chức năng có một cái nhìn toàn vẹn, khách quan và rút ra những kinh nghiệm quý báu trong hoàn thiện khung pháp lý, đẩy nhanh tốc độ cấp bằng sáng chế ở Việt Nam.
Bảo hộ sở hữu trí tuệ: Từ kinh nghiệm một số nước và khuyến nghị cho Việt Nam
(Pháp Lý). Bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày càng trở nên phức tạp trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển công nghệ 4.0. Các hành vi xâm phạm về SHTT đang diễn ra ngày càng nhanh hơn, tinh vi hơn, vượt qua cả ranh giới về địa lý và thay đổi hình thức từ môi trường kinh doanh truyền thống lên môi trường thương mại điện tử và internet. Vì vậy việc nghiên cứu từ cách làm thành công của các quốc gia về bảo hộ SHTT, sẽ giúp chúng ta có những giải pháp hiệu quả hơn để hỗ trợ doanh nghiệp Việt trong vấn đề quan trọng này.