Duy trì Hội đồng bán đấu giá lâm sản thuộc tỉnh, liệu có “lợi ích nhóm”?: Gia Lai điều chỉnh chủ thể bán đấu giá, nhưng ….

Ngày 29/7, Pháp lý Online đăng bài: “Gia Lai duy trì Hội đồng bán đấu giá lâm sản thuộc tỉnh, liệu có “lợi ích nhóm”?”.

>> Gia Lai: Duy trì Hội đồng bán đấu giá lâm sản thuộc tỉnh, liệu có “ lợi ích nhóm” ?

[caption id="attachment_145898" align="alignleft" width="292"]Văn bản của UBND tỉnh Gia Lai “V/v tổ chức bán đấu giá tang vật vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng”  Văn bản của UBND tỉnh Gia Lai “V/v tổ chức bán đấu giá tang vật vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng”[/caption]

Bài viết đã phản ánh thực trạng từ khi Luật XLVPHC có hiệu lực đến nay đã hơn 3 năm, nhưng tỉnh Gia Lai vẫn duy trì Hội đồng bán đấu giá lâm sản (do UBND tỉnh thành lập theo Quyết định 1789/QĐ-UBND ngày 17/12/2010) để thực hiện việc bán đấu giá lâm sản bị tịch thu mà không thuê tổ chức đấu giá chuyên nghiệp.Theo đó, toàn bộ lâm sản tịch thu trên địa bàn tỉnh đều được tập trung tại tỉnh để bán đấu giá do Hội đồng bán đấu giá lâm sản của tỉnh thành lập thực hiện.

Trong khi đó, theo thống kê, hiện tại trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 10 tổ chức, chi nhánh tổ chức đấu giá tài sản chuyên nghiệp, bao gồm Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh (Sở Tư pháp), 1 doanh nghiệp bán đấu giá tài sản và 4 tổ chức đấu giá tài sản chuyên nghiệp, 4 chi nhánh tổ chức đấu giá tài sản chuyên nghiệp của địa phương khác đặt tại Gia Lai. Ngoài ra còn có 2 Văn phòng đại diện của tổ chức đấu giá tài sản chuyên nghiệp của địa phương khác đặt tại Gia Lai. Các tổ chức đấu giá chuyên nghiệp này, một số tổ chức có việc làm, một số không có việc phải giải thể (như Công ty đấu giá Minh Long).

Việc làm không đúng quy định của pháp luật của UBND tỉnh Gia Lai đã gây ra nhiều hoài nghi trong dư luận về sự không khách quan trong các cuộc đấu giá lâm sản…

Nghĩa vụ của tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp:

“1. Thực hiện việc bán đấu giá tài sản theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này và chịu trách nhiệm về kết quả bán đấu giá tài sản;
2. Ban hành nội quy bán đấu giá tài sản phù hợp với quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật có liên quan”.
( Trích Điều 18. Nghị định 17/2010/NĐ-CP)

Ngày 4/8, UBND tỉnh Gia Lai có Văn bản số 3587/UBND-NL gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính và Sở Tư pháp. Theo đó, UBND tỉnh này chỉ đạo: “Thống nhất giao Chi Cục Kiểm lâm tỉnh trực tiếp liên hệ thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp có đủ năng lực trên địa bàn tỉnh để tổ chức bán đấu giá tang vật vi phạm hành chính. Sau khi hoàn chỉnh hợp đồng thuê bán đấu giá; tổ chức bán đấu giá chủ trì phối hợp với Chi cục Kiểm lâm xây dựng Nội quy bán đấu giá tài sản trình UBND tỉnh có ý kiến trước khi tổ chức thực hiện”.

Với văn bản trên, UBND tỉnh Gia Lai đã chính thức điều chỉnh chủ thể bán đấu giá từ Hội đồng bán đấu giá lâm sản thuộc tỉnh thành lập sang chủ thể là tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật.

Tuy nhiên việc UBND tỉnh giao trách nhiệm cho tổ chức bán đấu giá chủ trì phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh xây dựng Nội quy bán đấu giá tài sản trình UBND tỉnh cho ý kiến trước khi tổ chức thực hiện vẫn trái với quy định tại khoản 2, Điều 18, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ, quy định về nghĩa vụ của tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp.

Không hiểu vì lý do gì mà UBND tỉnh Gia Lai vẫn muốn “ can thiệp” và xem ra “không muốn buông” hoạt động bán đấu giá lâm sản???

Quang Văn

Bạn đọc đặt tạp chí Pháp lý dài hạn vui lòng để lại thông tin