Tại kỳ họp lần thứ 2 Quốc hội khóa XIII đang diễn ra, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá thách thức lớn nhất đối với nước ta trong 05 năm tới chính là tái cơ cấu nông nghiệp, bởi nông nghiệp nước ta hiện nay vừa phải đối mặt với nhiều rủi ro về biến đổi khí hậu, bên cạnh nhiều rủi ro về thị trường, cạnh tranh gay gắt. Từ thực tiễn gần 30 năm đồng hành gắn bó với nông nghiệp, nông thôn, nông dân, nhận thức rất rõ những thách thức, đồng thời mong muốn chung sức đưa nền nông nghiệp tái cơ cấu thành công, phát triển bền vững, Agribank tích cực triển khai nhiều hoạt động có ý nghĩa.
Triển khai nhiều chính sách tín dụng gắn với “Tam nông”
Tính đến 30/9/2016, tổng tài sản của Agribank đạt 980.000 tỷ đồng, tổng nguồn vốn 890.000 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng 720.000 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ cho vay nông nghiệp nông thôn luôn chiếm 70%/tổng dư nợ của Agribank và chiếm trên 50% tổng dư nợ của toàn ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này.
[caption id="attachment_156952" align="aligncenter" width="550"] Nguồn vốn Agribank chiếm trên 50% thị phần tín dụng toàn ngành Ngân hàng
đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn[/caption]
Trong suốt gần 30 năm phát triển, Agribank luôn khẳng định vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn. Hiện nay, Agribank đang triển khai 7 chính sách tín dụng và 02 Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới và Xóa đói giảm nghèo bề vững, với kết quả cụ thể như sau: Cho vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 473.000 tỷ đồng; Cho vay xây dựng Nông thôn mới đạt trên 286.000 tỷ đồng; Cho vay chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm, cá tra và tôm theo văn bản số 1149/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ đạt trên 3.800 tỷ đồng; Cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và Thông tư 06/2009/TT-NHNN đạt trên 3.000 tỷ đồng; Cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản đạt trên 1.800 tỷ đồng; Cho vay tái canh cà phê đạt 737 tỷ đồng.
Riêng về xây dựng Nông thôn mới, tham dự và phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Trịnh Ngọc Khánh cam kết Agribank tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, một chương trình mà Agribank luôn kiên định gắn bó, đồng hành ngay từ những ngày đầu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
“Mở đường” tín dụng phát triển nông nghiệp sạch
Gắn bó với nông nghiệp, nông thôn, nhận thức sâu sắc tương lai của Agribank gắn liền với tương lai của nền nông nghiệp Việt Nam, cùng mong muốn góp phần giải quyết những thách thức đặt ra đối với mục tiêu phát triển xanh, sạch, an toàn, bền vững của nền nông nghiệp nước nhà, bên cạnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng, Agribank luôn chú trọng đầu tư các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh nông nghiệp theo hướng phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi sinh, môi trường.
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Chỉ thị 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, Agribank đã ngay lập tức vào cuộc, chỉ đạo toàn hệ thống nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng gắn với quản lý môi trường – xã hội, đào tạo, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về hoạt động cấp tín dụng xanh, nâng cao ý thức sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng... Trong quy trình nghiệp vụ tín dụng, sổ tay tín dụng của Agribank luôn gắn việc thẩm định dự án, phương án vay vốn với vấn đề đảm bảo môi sinh, môi trường, các dự án phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt của cấp thẩm quyền theo quy định của pháp luật, kiên quyết loại trừ cấp tín dụng đối với các dự án có khả năng ảnh hưởng lớn và nghiêm trọng đến môi trường, xã hội. Bên cạnh đó, Agribank đã tham gia nhiều Dự án có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường do Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức tài chính tài trợ như: Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học; Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững; Quản lý rủi ro thiên tai; Hỗ trợ nông nghiệp Cacbon thấp; Cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng; Điện gió; đưa vốn tín dụng vào công cuộc chống hạn, mặn ĐBSCL và miền Trung Tây Nguyên…
[caption id="attachment_156950" align="aligncenter" width="581"] Agribank "mở đường" dòng tín dụng xanh[/caption]
Với mong muốn “mở đường” tín dụng phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, từ ngày 01/11/2016, Agribank không hạn chế nguồn vốn, tung gói tín dụng ưu đãi tối thiểu 50.000 tỷ đồng phục vụ phát triển nông nghiệp sạch. Agribank thực hiện ưu đãi cho vay đối với khách hàng vay vốn là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chủ trang trại tham gia các khâu trong chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn, quy mô lớn.
Góp phần nhân rộng những mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, từ đó thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng và sự an toàn của hàng nông sản Việt Nam, hướng đến phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, giữ được thị trường tiêu dùng trong nước và có vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu, Agribank đồng hành cùng Chương trình truyền hình thực tế “Nông nghiệp sạch – Cho người Việt Nam, cho thế giới” phát sóng lúc 18h20 trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam nhằm giới thiệu, quảng bá tới khán giả truyền hình trong và ngoài nước các loại nông sản Việt, các vùng nông nghiệp nổi tiếng, thúc đẩy phát triển các chuỗi sản xuất nông nghiệp sạch đang dần được hình thành trên toàn quốc.
Tăng cường hợp tác
Để triển khai các chương trình tín dụng gắn với phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững, kiên định đồng hành thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới bền vững gắn kết tái cơ cấu nông nghiệp, Agribank tiến hành ký thỏa thuận với Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương về việc hợp tác trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016–2020 với một số nội dung về hỗ trợ vốn tín dụng gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đầu tư hỗ trợ các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mô hình chuỗi giá trị…
[caption id="attachment_156951" align="aligncenter" width="566"] Agribank tăng cường hợp tác với nhiều Bộ, Ban, Ngành, đối tác chung mục tiêu xây dựng
nền nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững[/caption]
Để tạo điều kiện thuận lợi để các bên triển khai các cơ chế, chính sách tín dụng về phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước một cách sâu rộng, có hiệu quả, góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Chính phủ, tăng cường triển khai hiệu quả Nghị định 55 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tăng cường cho vay thông qua tổ nhóm, Agribank đã thực hiện ký kết thỏa thuận liên ngành với Trung ương Hội Nông dân và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Agribank ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Vingroup “Về đầu tư phát triển nông nghiệp an toàn, bền vững” với mong muốn cùng đối tác góp phần xây dựng một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn, bền vững, vì sức khỏe và tương lai lâu dài của người dân; hình thành và phát triển các chương trình tín dụng xanh, các chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu thực phẩm sạch, nông sản hữu cơ, thúc đẩy áp dụng rộng rãi mô hình VietGap, GlobalGAP…
Dẫn đầu dòng tín dụng xanh thông qua nhiều hoạt động tích cực, Agribank kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển các chuỗi sản xuất nông nghiệp sạch đã và đang dần được hình thành trên toàn quốc, chung tay cùng Đảng, Chính phủ, Bộ, Ngành và người dân cả nước tạo nên nhiều sản phẩm nông nghiệp an toàn “Cho người Việt Nam, cho thế giới”, tạo nền tảng vững chắc đưa nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Theo Agribank