Hội Luật gia VN và nhiệm kỳ với nhiều dấu ấn đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Chủ trương đó một lần nữa được Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII khẳng định tại Nghị quyết số 27-NQ/TW – Nghị quyết về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”.

1-1734667379.jpeg
Các đồng chí lãnh đạo Đảng đoàn, Ban Thường vụ Hội Luật gia Việt Nam chụp ảnh lưu niệm tại kì Đại hội Đại biểu toàn quốc HLGVN lần thứ XIII (nhiệm kì 2019 – 2024)

Là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, những năm qua, Hội Luật gia Việt Nam (HLGVN) đã tham gia đóng góp tích cực  vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Phát huy vai trò của HLGVN trong tham gia xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN

Nghị quyết số 27-NQ/TW có mục tiêu tổng quát là hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả; nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại. Cùng với đó là bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; ….đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045.

Trọng tâm của Nghị quyết là hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán; bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ðẩy mạnh cải cách tư pháp, bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật…vv…

Nghị quyết số 27-NQ/TW cũng đã đề ra 10 nhiệm vụ giải pháp. Trong đó, có các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam...  Tăng cường, chủ động hội nhập quốc tế đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam….

2-1734660807.jpg

Lễ kí kết Chương trình phối hợp giữa Hội Luật gia Việt Nam và Bộ Công an trong việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật trong thời gian tới

Những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 56-CT/TW của Bộ Chính trị khoá VIII và Kết luận số 19-KL/TW của Ban Bí thư khoá XI về Hội Luật gia Việt Nam, cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền các cấp đã quan tâm đẩy mạnh củng cố, xây dựng, phát triển tổ chức và hoạt động của Hội Luật gia các cấp.

Là thành viên của Mặt trận Tổ quốc VN, những năm qua, HLGVN đã có bước phát triển tích cực, hệ thống tổ chức được thành lập từ Trung ương đến cơ sở, số lượng đội ngũ hội viên tăng lên, chất lượng được nâng cao; tham gia tích cực, hiệu quả vào công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật, cải cách tư pháp, cải cách hành chính; phổ biến, giáo dục pháp luật; tư vấn, trợ giúp pháp lý; phản biện xã hội, giám sát thi hành pháp luật; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và vi phạm pháp luật..., đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy hơn nữa vai trò của HLGVN trong tình hình mới, ngày 1/7/2022, Bộ Chính trị đã có Chị thị số 14 về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Luật gia Việt Nam trong tình hình mới. Trong đó, Bộ Chính trị nhấn mạnh: “… Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ đối với Hội Luật gia Việt Nam nhằm phát huy các cấp Hội, hội viên Hội Luật gia tích cực đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc…”

Thực tiễn 70 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt trong thời gian gần đây, HLGVN ngày càng khẳng định vai trò, có nhiều đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Chỉ thị 14 của Bộ Chính trị nhấn mạnh: … Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ đối với Hội Luật gia Việt Nam nhằm phát huy các cấp Hội, hội viên Hội Luật gia tích cực đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; …..

Đảng đoàn Quốc hội tiếp tục lãnh đạo, phát huy HLGVN tham gia tích cực, hiệu quả công tác nghiên cứu, đề xuất, phản biện, kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ sớm thể chế hoá nội dung Chỉ thị này; chỉ đạo các bộ, ngành và chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hội Luật gia các cấp; nghiên cứu chuyển giao những dịch vụ công phù hợp với khả năng của Hội Luật gia, thực hiện cơ chế giao việc, khoán kinh phí theo quy định của pháp luật.

Dấu ấn nhiệm kì gần đây của Hội Luật gia VN trong tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Nhiệm kỳ hoạt động 2019 – 2024 của Hội Luật gia VN đã đạt nhiều thành tích đáng tự hào, trong đó đặc biệt nổi bật là Hội đã tham gia đóng góp rất tích cực trong việc đưa Nghị quyết 27 – NQ/TW  vào cuộc sống bằng những chương trình hành động cụ thể. Có thể thấy các dấu ấn đậm nét đó qua các kết quả sau đây:

+ Kế hoạch 180 và 11 nhiệm vụ quan trọng

Ngay sau khi Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 27/ NQ-TW về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”, Đảng đoàn, Ban Thường vụ Trung ương Hội LGVN đã chỉ đạo các cấp Hội trong toàn quốc tổ chức Hội nghị nghiên cứu, quán triệt, học tập Nghị quyết và đề ra Chương trình hành động phù hợp từng cấp Hội, từng đơn vị

Đặc biệt, Đảng đoàn HLG đã ban hành Kế hoạch số 180 – KH/ĐĐ về thực hiện Nghị quyết số 27 -NQ/TW. Theo đó, Đảng đoàn, Ban Thường vụ Trung ương Hội LGVN  đã xác định 11 nhiệm vụ trọng tâm với lộ trình thực hiện rõ ràng.

Cụ thể, chỉ tính riêng năm 2023, Hội đã hoàn thành đảm bảo có chất lượng đối với hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Trọng tài thương mại để trình Quốc hội; hoàn thiện một bước về Đề án “Xây dựng Bộ Chỉ số đánh giá của người dân đối với hoạt động tư pháp”; và các Đề án “Phát huy vai trò của HLG các cấp trong công tác PBGDPL, giai đoạn 2022-2027”;  Đề án “Tổng kết, đánh giá chế định bào chữa viên nhân dân để có giải pháp trong thời gian tới”.

Đảng đoàn, Ban Thường vụ xác định rõ một số nhiệm vụ thường xuyên quan trọng hàng năm như:  chỉ đạo các cấp Hội tham gia tích cực vào công tác xây dựng pháp luật, góp phần thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; tham gia phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về Hiến pháp và pháp luật, góp phần xây dựng ý thức và lối sống thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong toàn xã hội; tích cực thực hiện tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; tham gia công tác cải cách tư pháp, góp phần xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân…;

Đồng thời, Đảng đoàn Hội LGVN còn đặt ra nhiệm vụ tích cực tham gia xây dựng các Đề án có liên quan đến hoàn thiện Nhà nước nước PQXHCN Việt Nam do các cơ quan chức năng chủ trì chuẩn bị, như: “Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả cơ chế Nhân dân tham gia xét xử tại tòa án” do Ban cán sự TANDTC chủ trì; Đề án hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội, giải trình và tiếp thu ý kiến các tầng lớp Nhân dân đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật” do Đảng đoàn MTTQ Việt Nam chủ trì…

+ Chủ trì hồ sơ xây dựng Luật TTTM (sửa đổi) với nhiều đề xuất chính sách mới về trọng tài thương mại, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước

Trong những năm qua, Hội LGVN luôn chủ động, tích cực thực hiện nhiều hoạt động quan trọng, thiết thực đồng hành cùng Quốc hội, Chính phủ nhằm đổi mới mạnh mẽ những thiết chế pháp lý, đóng góp hiệu quả vào công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. HLGVN đã chủ trì xây dựng thành công một số đạo luật quan trọng, trong đó có Luật Trọng tài thương mại.

Sau 12 năm thi hành, Luật Trọng tài thương mại năm 2010, các tổ chức trọng tài và trọng tài viên phát triển cả về số lượng và chất lượng; số lượng vụ tranh chấp được các bên thỏa thuận lựa chọn giải quyết thông qua trọng tài liên tục thay đổi và có xu hướng ngày một tăng; lĩnh vực tranh chấp ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Tuy nhiên, từ kết quả nghiên cứu, rà soát cho thấy còn tồn tại những hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trọng tài cũng như phát huy vai trò của trọng tài trong giải quyết các tranh chấp thương mại, ảnh hưởng đến hiệu quả đáp ứng nhu cầu thực tiễn giải quyết tranh chấp đầu tư, kinh doanh, thương mại, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam… rất cần được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn.

 

3-1734660807.jpg

Tháng 11 năm 2023, tại Tp. HCM, Hội Luật Gia Việt Nam phối hợp cùng Viện Khoa học Pháp lý và Kinh doanh quốc tế (IBLA) tổ chức Hội thảo với chủ đề "Góp ý Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Trọng tài Thương mại" (Ảnh: Các đại biểu tham dự hội thảo chụp hình lưu niệm)

Trên cơ sở đề xuất của HLGVN, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao Hội chủ trì xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Trọng tài thương mại. Với Hồ sơ Luật TTTM sửa đổi, Hội đã tổ chức hàng chục cuộc hội thảo, tọa đàm và đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách chế định mới của trọng tài thương mại nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập. Hồ sơ đề nghị hoàn thiện đã được gửi đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Việc Hội Luật gia VN tiếp tục được Quốc hội khóa XV lựa chọn để giao nhiệm vụ đề xuất và chủ trì xây dựng Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật TTTM, chứng tỏ năng lực của Hội Luật gia VN và khả năng huy động các nguồn lực vào việc trình sáng kiến xây dựng pháp luật và chủ trì soạn thảo các văn bản pháp luật.

Việc Hội Luật gia VN tiếp tục được Quốc hội khóa XV lựa chọn để giao nhiệm vụ đề xuất và chủ trì xây dựng Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật TTTM, chứng tỏ năng lực của Hội Luật gia VN và khả năng huy động các nguồn lực vào việc trình sáng kiến xây dựng pháp luật và chủ trì soạn thảo các văn bản pháp luật.

+ Tham gia hàng chục ngàn lượt ý kiến góp ý, phản biện có chất lượng vào các dự án luật và các văn bản qui phạm pháp luật

Xác định việc tham gia xây dựng chính sách pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội, vì vậy trong nhiệm kỳ qua, TW Hội đã có nhiều biện pháp để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng của công tác phản biện với nhiều nội dung và hình thức phong phú, đa dạng, thiết thực đóng góp tích cực vào việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong 5 gần đây, Trung ương Hội đã tổ chức được 126 hội thảo, tọa đàm, nghiên cứu góp ý vào các chương trình, dự án, dự thảo luật, pháp lệnh, nghị định quan trọng theo Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội và theo đề nghị của các cơ quan chủ trì soạn thảo. Hình thức phản biện, phương pháp tham gia nghiên cứu, góp ý xây dựng pháp luật ngày càng chuyên sâu có chất lượng.

Hội đã tham gia có hiệu quả vào việc khảo sát, tổng kết việc thi hành nhiều luật như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Bộ Luật Tố tụng dân sự, Luật Phá sản, Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Trọng tài thương mại, Luật Mặt trận Tổ quốc, Luật Đất đai,... Hoạt động này góp phần tạo dựng một kênh thông tin khách quan, có ý nghĩa phản biện và có giá trị tham khảo, được các cơ quan hữu quan đánh giá cao trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Bên cạnh đó, Hội đã tham gia tích cực vào hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo Quyết định số 236/QĐ-TTg, ngày 12/02/2020; chủ trì xây dựng Báo cáo “Rà soát cụ thể, đánh giá pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng phương thức trọng tài thương mại”; nghiên cứu, đánh giá pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng;…

Đối với một số văn bản luật lớn, có tác động lớn đến kinh tế xã hội, quan trọng chẳng hạn như Luật Đất đai (sửa đổi), Trung ương Hội đã nghiên cứu xây dựng Báo cáo tư vấn “Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới ở Việt Nam” theo yêu cầu Hội đồng Lý luận Trung ương; phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức 03 cuộc Hội thảo khoa học với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến (thu hút nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực lập pháp, lĩnh vực nghiên cứu có chất lượng) và đại diện của gần 40 chi hội luật gia, các cơ quan ban, ngành ở Trung ương cùng hơn 100 điểm cầu tại các tỉnh, thành hội góp ý dự thảo Luật.

Trung ương Hội còn chủ động tổ chức Hội thảo có quy mô với chủ đề: “Thị trường bất động sản du lịch Việt Nam: Những nút thắt pháp lý, thực tiễn và giải pháp tháo gỡ”. Hội thảo đã thu thập được hàng trăm ý kiến phản biện của các chuyên gia pháp lý và các doanh nghiệp góp phần làm rõ những vướng mắc, bất cập và đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với thị trường bất động sản du lịch Việt Nam…Gần đây, tháng 8/2024, TW Hội cũng tổ chức thành công Hội thảo “Nâng cao hiệu quả thi hành Luật Đất đai: Chống lãng phí và vi phạm trong sử dụng đất công”. Hội thảo thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều Đại biểu Quốc hội, các Giáo sư, Tiến sĩ, nhà khoa học pháp lý và đại diện một số cơ quan quản lý ở TW.

4-1734660807.jpg

TS.Nguyễn Văn Quyền - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam và TS.Trần Công Phàn - ĐBQH, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam chủ trì Hội thảo: “Nâng cao hiệu quả thi hành Luật Đất đai: Chống lãng phí và vi phạm trong sử dụng đất công” (tháng 8/2024)

Cùng với Trung ương Hội, các cấp Hội ở 63 tỉnh thành, trong nhiệm kỳ đã tham gia hơn 66.600 lượt ý kiến góp ý vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương; tham gia kiểm tra, rà soát hơn 49.700 văn bản và đề nghị hủy bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung sau kiểm tra, rà soát gần 1.500 văn bản. HLG ở cơ sở đã trở thành chỗ dựa tin cậy của cấp ủy và chính quyền trong công tác xây dựng văn bản pháp luật và văn bản quản lý của chính quyền các cấp. Tham gia góp ý, phản biện hơn 2.400 ý kiến vào các dự thảo văn bản, chương trình, đề án, kế hoạch ở địa phương. Hầu hết các ý kiến tham gia phản biện được HĐND các địa phương và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cùng cấp ghi nhận, đánh giá cao và nghiên cứu tiếp thu để bổ sung, chỉnh sửa. Vai trò, vị thế của HLGVN nói chung và vai trò vị thế của các cấp Hội ở địa phương ngày càng được nâng cao thông qua công tác tham mưu, xây dựng và góp ý hoàn thiện chính sách pháp luật.

+ Tuyên truyền, phổ biến GDPL cho gần 5 triệu lượt người thụ hưởng

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là một trong những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm mà Nghị quyết 27 đặt ra.

Xác định rõ công tác PBGDPL là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, trong 5 năm qua, bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn từ các Bộ, ngành (đặc biệt là Bộ Tư pháp với vai trò là cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL ở Trung ương), HLGVN đã tiến hành đồng bộ các giải pháp từ củng cố kiện toàn đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên pháp luật, đến xây dựng và triển khai có nề nếp các chương trình, kế hoạch PBGDPL từ Trung ương Hội đến các cấp Hội ở cơ sở.

Trong hoạt động PBGDPL, Trung ương Hội LGVN chỉ đạo các cấp Hội luôn bám sát các vấn đề nóng của xã hội được Đảng, Nhà nước và Nhân dân quan tâm. Hỗ trợ cho công tác này, Trung ương Hội đã tổ chức biên soạn, xuất bản cuốn sách “Pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính Luật gia Việt Nam”; ban hành Kế hoạch hướng dẫn các cấp hội tổ chức triển khai Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 - 2021”. Có thể nói đây là 02 tài liệu “gối đầu giường” cho các cấp Hội và báo cáo viên trong đào tạo, bồi dưỡng và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN và góp phần nâng cao đạo đức liêm chính cho cán bộ và hội viên. Các cấp Hội cũng tham gia biên soạn tài liệu tuyên truyền đăng tải trên các kênh thông tin của địa phương như phát thanh, truyền hình và các bản tin, tạp chí...

5-1734660807.jpg

Ngày 30/1/2024, Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát huy vai trò của Hội Luật gia các cấp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2024 - 2030”

Trong 5 năm qua, các cấp Hội đã phối hợp các cơ quan, tổ chức ở địa phương và trực tiếp thực hiện được gần 795.200 cuộc tuyên truyền, PBGDPL cho gần 4.800.000 lượt đối tượng thụ hưởng là người dân, học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên. Đồng thời, cung cấp thông tin văn bản pháp luật, tờ rơi, tờ gấp pháp luật hơn 4.100.000 bản; đăng tải hơn 1.700.000 tin, bài trên trang thông tin điện tử, báo, tạp chí, mạng xã hội.

Cùng với các hình thức phong phú trên, Thường trực Trung ương Hội đã chỉ đạo Ban Nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật phối hợp với Tạp chí ĐS&PL tích cực có các bài viết trong lĩnh vực pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng các talkshow đối thoại, các clip tuyên truyền;

Đặc biệt là từ đầu năm 2024 đến nay, công tác tuyên truyền, PBGDPL của các cấp Hội được tăng cường và phát huy mạnh mẽ, nhờ sự kích hoạt từ Đề án “Phát huy vai trò của Hội Luật gia các cấp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2024 - 2030” theo Quyết định phê duyệt số 129/QĐ-TTg ngày 30/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ. Đề án phát huy vai trò của Hội Luật gia các cấp trong công tác PBGPL giai đoạn 2024 – 2030 là sự tiếp nối của Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017 - 2021” mà Hội LGVN tổ chức thực hiện và hoàn thành có hiệu quả các nhiệm vụ đề ra. Hiện Đề án đã và đang được các cơ quan có thẩm quyền, UBND các cấp và các cấp hội tích cực triển khai đến 63 tỉnh, thành phố và đã có gần 40 địa phương ban hành kế hoạch thực hiện Đề án.

Để phát huy hiệu quả và lan tọa hiệu ứng Đề án, Thường trực Trung ương Hội đã chỉ đạo Ban Nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật phối hợp Tạp chí điện tử Pháp lý mở chuyên mục “Nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật” để truyền thông các hoạt động nghiên cứu xây dựng chính sách và tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

+ Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho hơn 650.000 vụ việc

Tư vấn pháp luật (TVPL) và trợ giúp pháp lý (TGPL) là nhiệm vụ và là thế mạnh của Hội LGVN vì Hội tập hợp và kết nối được một đội ngũ luật gia đông đảo hơn 80.000 hội viên. Tuy nhiên để thực hiện có hiệu quả công tác TVPL và TGPL phù hợp với tình hình mới, trong nhiệm kỳ, Trung ương Hội đã tiến hành nhiều giải pháp củng cố kiện toàn tổ chức, cán bộ, xây dựng và triển khai có nề nếp. Ở Trung ương Hội, Ban Tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý tham mưu từng bước củng cố, kiện toàn 10 Trung tâm trực thuộc. Các cấp Hội địa phương đã có 101 Trung tâm tư vấn pháp luật và 71 chi nhánh trung tâm tư vấn pháp luật tại cơ sở.

Nội dung các luật gia TVPL và TGPL trong nhiệm kỳ chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực nóng, sôi động của đời sống xã hội. Các Trung tâm đẩy mạnh TVPL và TGPL bằng nhiều hình thức khác nhau, đa dạng hơn, nhất là TVPL và TGPL miễn phí cho đối tượng là người nghèo, dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách và những nhóm người yếu thế trong xã hội. Các Trung tâm TVPL ở nhiều địa phương còn phối hợp với các trại tạm giam, trại giam của các tỉnh thực hiện phổ biến, TVPL cho các đối tượng là phạm nhân, người sắp chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Các cấp Hội còn tổ chức “Điểm tư vấn pháp luật miễn phí” cho công nhân tại các khu công nghiệp, tổ chức “ngày hội pháp luật”, “diễn đàn tri thức pháp luật” v.v... để giải đáp trực tiếp cho người dân những vấn đề pháp luật mà họ quan tâm.

Đặc biệt, nhiệm kỳ 2019 – 2024, còn đánh dấu sự hiện diện của các luật gia thuộc các Trung tâm TVPL trực thuộc Trung ương Hội thực hiện TVPL và TGPL cho công dân tại Trụ sở tiếp dân TW, kể từ ngày 11/07/2022. Đây là kết quả của sự nỗ lực đề xuất của Trung ương Hội với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thanh tra Chính phủ. Theo đó, từ tháng 7/2022 đến nay, HLGVN đã tham gia trợ giúp pháp lý được 169 buổi tiếp công dân tại Trụ sở tiếp Công dân Trung ương với 151 vụ việc, 162 người tới trợ giúp pháp lý. Nhiều tỉnh, thành Hội đã tư vấn giúp chính quyền giải quyết nhiều vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài; tham gia định kỳ các cuộc đối thoại với công dân do UBND tỉnh tổ chức; tham gia nghiên cứu nhiều vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp, kéo dài và có ý kiến tư vấn với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xem xét, giải quyết khiếu nại… 

Trong nhiệm kỳ, các cấp Hội đã thực hiện TVPL và TGPL miễn phí được 542.500 vụ việc; tư vấn pháp luật có thu phí được hơn 21.500 vụ việc, tham gia tố tụng được hơn 76.500 vụ và đại diện ngoài tố tụng được hơn 10.700 vụ việc; tham gia hoà giải thành hơn 337.600 vụ việc.

+ Tham gia có hiệu quả vào công tác giám sát; và hoạt động cải cách tư pháp

Trong nhiệm kì, Hội Luật gia Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực và có hiệu quả vào công tác cải cách tư pháp, hoàn thành tốt vai trò thành viên Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương. Hội đã xây dựng báo cáo“Đánh giá toàn diện công tác xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện pháp luật, các mục tiêu cải cách tư pháp giai đoạn 2011- 2020 và mục tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn 2021 - 2030, Kế hoạch 5 năm 2021-2025”; Chuyên đề “Bảo đảm thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với hoạt động tư pháp”;… Nhất là, Hội đã chủ trì xây dựng các Đề án quan trọng phục vụ công tác cải cách tư pháp như: Đề án “Xây dựng Bộ chỉ số đánh giá của người dân đối với hoạt động tư pháp”, hiện nay Đề án đã được Ban Bí thư giao tổ chức thí điểm trong năm 2024; Đề án“Tổng kết, đánh giá chế định bào chữa viên nhân dân để có giải pháp trong thời gian tới”.

Cùng với Trung ương Hội, HLG các tỉnh, thành phố đã cử cán bộ tham gia hơn 12.700 đoàn giám sát và hoàn thành tốt nhiệm vụ  thành viên các đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc tại địa phương. Hầu hết các ý kiến tham gia của các cấp Hội được HĐND các địa phương và Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp ghi nhận, đánh giá cao và nghiên cứu tiếp thu để bổ sung, chỉnh sửa vào các văn bản quy phạm pháp luật.

Đặc biệt là Hội đã hoàn thành nhiệm vụ của Ban Bí thư giao về xây dựng Đề án “Xây dựng Bộ chỉ số đánh giá của người dân đối với hoạt động tư pháp”. Bộ chỉ số ra đời sẽ góp phần đánh giá mức độ hiệu quả, hiệu lực của hoạt động tư pháp, để có cơ sở đề xuất với lãnh đạo Đảng, Nhà nước về các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tư pháp, thực hiện cải cách tư pháp đến 2030, định hướng đến 2045, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Đến nay Đề án đã được Ban Bí thư giao tổ chức thí điểm trong năm 2024. Đảng đoàn HLGVN đã ban hành Kế hoạch thực hiện, giai đoạn 1 đã thực hiện khảo sát tại 3 tỉnh, thành phố Hà Nội, Yên Bái, Thái Bình; đang triển khai giai đoạn 2 tại 8 tỉnh, thành phố.

Ngoài ra trong nhiệm kỳ, Hội còn huy động đội ngũ luật gia tham gia nghiên cứu, xây dựng và hoàn thành tốt các công việc của Ban Nội chính TW giao, của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, như: Báo cáo “Đánh giá toàn diện công tác xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện pháp luật, các mục tiêu cải cách tư pháp giai đoạn 2011– 2020 và mục tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn 2021 – 2030, kế hoạch 5 năm 2021-2025”; xây dựng hoàn thành Báo cáo Chuyên đề “Bảo đảm thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với hoạt động tư pháp”. Đặc biệt là đối với xây dựng Đề án “Tổng kết, đánh giá chế định bào chữa viên nhân dân để có giải pháp trong thời gian tới”, đã làm rõ được một số vấn đề lý luận cơ bản về sự tham gia của nhân dân vào hoạt động tư pháp, trong đó có sự tham gia của bào chữa viên nhân dân trong tố tụng hình sự …

Đặc biệt Hội LGVN đã hoàn thành nhiệm vụ của Ban Bí thư giao về xây dựng Đề án “Xây dựng Bộ chỉ số đánh giá của người dân đối với hoạt động tư pháp”. Bộ chỉ số ra đời sẽ góp phần đánh giá mức độ hiệu quả, hiệu lực của hoạt động tư pháp, để có cơ sở đề xuất với lãnh đạo Đảng, Nhà nước về các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tư pháp, thực hiện cải cách tư pháp đến 2030, định hướng đến 2045, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Đến nay Đề án đã được Ban Bí thư giao tổ chức thí điểm trong năm 2024.

+ Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo, lợi ích quốc gia, dân tộc

Trong nhiệm kỳ này, Hội Luật gia Việt Nam đã thiết lập quan hệ và ký kết Thỏa thuận hợp tác song phương với Ủy ban đối ngoại của thành phố Saint Petersburg (Liên bang Nga) và ký lại Thỏa thuận với Hội Luật gia bang California (Hoa Kỳ). Tính đến nay, Hội đã thiết lập và duy trì các quan hệ hợp tác song phương với 11 tổ chức luật gia của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hội cũng đã phối hợp với IADL và Quỹ quốc tế Con đường hòa bình, Trung tâm Luật hòa bình của Liên bang Nga tổ chức 03 hội thảo quốc tế về vấn đề Biển Đông với chủ đề “Tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông”, “Tranh chấp trên Biển Đông và nhu cầu tăng cường hợp tác quốc tế” tại Liên Bang Nga trong năm 2019, 2022, 2023; phối hợp với Học viện Ngoại giao và Quỹ hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông tổ chức hội thảo quốc tế về Biển Đông thường niên lần thứ XI tại Việt Nam; tham dự và trình bày tham luận tại nhiều Hội thảo trong nước và quốc tế về vấn đề Biển Đông, qua đó góp phần thông tin đến giới luật gia quốc tế về chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo, góp phần thiết thực vào công tác vận động, đấu tranh, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc.

Đặc biệt từ năm 2020 đến nay, Trung ương Hội đã thường niên tổ chức các hoạt động trưng bày ảnh thường niên với chủ đề “Luật gia Việt Nam với biển đảo quê hương” tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và tỉnh Khánh Hòa… nhằm biểu thị mạnh mẽ tiếng nói và lập trường của giới luật gia Việt Nam về ủng hộ quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước, khẳng định Biển Đông là của Việt Nam.

+ Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp và pháp luật

Nhằm tăng cường năng lực cho hội viên và cán bộ các cấp hội, đồng thời góp phần hỗ trợ các hoạt động chuyên môn của Hội, trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội đã huy động được nhiều dự án tài trợ của các tổ chức quốc tế và nước ngoài cho các hoạt động của Hội, bao gồm: dự án hợp tác với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP); Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF); Quỹ hỗ trợ các sáng kiến tư pháp (JIFF); Tổ chức ActionAid Việt Nam, Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới (BFTW) của Cộng hòa Liên bang Đức, Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (ABA), Quỹ Hợp tác quốc tế về pháp luật Đức (IRZ)… 

6-1734660807.jpg

Đồng chí Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch và đồng chí Lê Thị Kim Thanh - Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo, các bộ Trường Đại học Luật Hà Nội, các giám khảo và các thí sinh tham gia Vòng thi quốc gia ASEAN Moot 2023 tại Lễ bế mạc

Đặc biệt, trong nhiệm kỳ, lần đầu tiên Hội đã phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Vòng thi quốc gia phiên tòa giả định cho sinh viên luật toàn quốc để lựa chọn đội xuất sắc nhất tham dự cuộc thi phiên tòa giả định ASEAN (ASEAN Moot 2023), được tổ chức trong khuôn khổ Đại hội lần thứ XIV của Hiệp hội Luật các nước ASEAN (ALA) vào tháng 10/2023 tại Ma-lai-xi-a. Kết quả chung cuộc, 01 sinh viên Việt Nam đã giành được giải ba cho danh hiệu “Sinh viên tranh tụng hay nhất”, đồng thời đội Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với Ban tổ chức, giám khảo, các đội tuyển từ các quốc gia khác về kiến thức pháp lý, ngoại ngữ, khả năng tranh luận và tinh thần thân thiện của người Việt Nam. Kết quả này đã đóng góp tích cực cho lĩnh vực công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của Hội, gây tiếng vang lớn cho Hội Luật gia Việt Nam trước cộng đồng luật gia trong khu vực. 

Đổi mới, sáng tạo, đóng góp hiệu quả hơn nữa vào công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới

Chủ trương đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam tiếp tục là một trong những nội dung ưu tiên trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta. 

Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng đang mở ra nhiều cơ hội cho nước ta (tính đến tháng 10/2024, Việt Nam đã có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 8 quốc gia, có quan hệ đối tác chiến lược với 18 quốc gia, có quan hệ đối tác toàn diện với hơn 10 nước, thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 nước), nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, nhất là tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Trong bối cảnh đó, vai trò của Hội LGVN càng cần được củng cố và phát huy để  tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa vào công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới, nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước.

7-1734660807.jpg

Đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc - Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho ý kiến về các nội dung tại hội nghị Đảng đoàn, Ban Thường vụ Trung ương Hội Luật gia Việt Nam lần thứ 21, khóa XIII

 Xác định rõ vai trò trọng trách, trong Dự thảo Báo cáo trình Đại hội nhiệm kì mới 2024-2029, BCH Trung ương Hội Luật gia VN đã đề ra nhiều giải pháp, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhằm đóng góp hiệu quả, nhiều hơn nữa vào công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong giai đoạn mới.

1) Tiếp tục quán triệt sâu sắc, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, nhà nước đối với Hội Luật gia Việt Nam thông qua các văn bản như: Nghị quyết 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới; Quyết định số 118-QĐ/TW ngày 22/8/2023 của Ban Bí thư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương; Chỉ thị số 14-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với HLGVN trong tình hình mới, các nhiệm vụ do Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ và các cơ quan thẩm quyền của Đảng, Nhà nước yêu cầu....

 2) Nâng cao nhận thức của các cấp Hội và hội viên về vị trí, vai trò và trách nhiệm của HLGVN trong việc tham gia xây dựng, hoàn thiện chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Chủ động, tích cực đề xuất với Đảng và Nhà nước các sáng kiến, kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công; gắn công tác tham gia xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật với các hoạt động nghiên cứu khoa học, giám sát và phản biện xã hội, tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý do các cấp hội thực hiện.

 3) Phát huy vai trò của HLGVN trong nghiên cứu, đề xuất xây dựng, trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội trong đó có việc đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Trọng tài thương mại; trong tham gia tích cực vào Ban soạn thảo, Tổ biên tập các dự án luật và các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương theo yêu cầu; trong các hoạt động góp ý, tư vấn, phản biện chính sách, pháp luật trong xây dựng, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, thi hành pháp luật do các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, soạn thảo theo quy định.

 4) Tăng cường tham gia công tác thẩm tra, chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội theo yêu cầu của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Tăng cường, mở rộng các kênh phối hợp trong công tác nghiên cứu, tư vấn, phản biện chính sách, pháp luật, trong xây dựng, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Triển khai các chương trình phối hợp đã ký kết với Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, tổ chức một cách thực chất, hiệu quả.

 5) Đẩy mạnh công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; tham gia tiếp công dân và hòa giải ở cơ sở, thông qua nhiều biện pháp và hình thức linh hoạt. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình phối hợp giữa Hội Luật gia các cấp với Mặt trận Tổ quốc, cơ quan Thanh tra, cơ quan Tư pháp, tổ chức Luật sư về giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở...

 6) Tập trung phát huy vai trò của đại diện HLG trong tham gia Hội đồng PBGDPL các cấp; tiếp tục triển khai thực hiện tốt Đề án "Phát huy vai trò của Hội Luật gia các cấp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2024-2030".  

7) Tích cực, chủ động thực hiện tốt vai trò thành viên Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương và địa phương để tham gia tích cực, có hiệu quả vào công tác cải cách tư pháp, góp phần xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Trong đó, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia xây dựng thể chế, tăng cường các hoạt động tư vấn chính sách và tham gia giám sát, phản biện xã hội đối với những vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, hoạt động tư pháp và bổ trợ tư pháp.

8) Tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế giữa HLGVN và các tổ chức luật gia quốc tế, tổ chức luật gia các nước, tạo điều kiện để luật gia Việt Nam được giao lưu học hỏi kinh nghiệm quốc tế, chủ động và tích cực tham gia bảo vệ quyền, lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam, bảo vệ lợi ích quốc gia trong các tranh chấp pháp lý quốc tế. 

Lê Phúc – Minh Trung

Link nội dung: https://phaply.net.vn/hoi-luat-gia-vn-va-nhiem-ky-voi-nhieu-dau-an-dong-gop-tich-cuc-vao-cong-cuoc-xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-xhcn-viet-nam-a259057.html