Vai trò của đạo đức đối với cán bộ ngân hàng

Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cán bộ ngân hàng, đối với ngành Ngân hàng Việt Nam luôn được các thế hệ cán bộ ngân hàng ghi nhớ, coi đây kim chỉ nam cho mọi hoạt động. 

Tháng 1-1965 trong thư gửi Hội nghị cán bộ Ngân hàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Quản lý tiền bạc là một công tác rất quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cán bộ Ngân hàng là người có trách nhiệm giữ tiền cho Nhà nước và nhân dân, phải học tập cách quản lý tiền cho tốt, đừng để lãng phí, mất mát. Một đồng vốn bỏ ra phải bảo đảm tăng thêm của cải cho xã hội, phải luân chuyển nhanh, đừng để đọng. Phải tích cực huy động tiền nhàn rỗi để bỏ vào sản xuất”. Bác cũng nói: “Cán bộ Ngân hàng phải luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, thấu suốt hơn nữa đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đi sâu học tập lý luận và nghiệp vụ, cải tiến lề lối làm việc, để phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân được nhiều và tốt hơn”. Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cán bộ ngân hàng, đối với ngành Ngân hàng Việt Nam luôn được các thế hệ cán bộ ngân hàng ghi nhớ, coi đây kim chỉ nam cho mọi hoạt động. 

1-1730095330.jpg

Trong giai đoạn hiện nay, ngành Ngân hàng đang đứng trước những yêu cầu mới về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ “vừa hồng vừa chuyên”. Do vậy, thấm nhuần những căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ ngành Ngân hàng cần tiếp tục học tập, rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Để nêu cao những phẩm chất đạo đức cần thiết, xây dựng hình ảnh đẹp đối với xã hội, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của ngành Ngân hàng, mỗi cán bộ ngân hàng cần thực hiện tốt những căn dặn của Người ở mọi lúc, mọi nơi, mọi vị trí công tác, đã được quy định thành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng

Trong giai đoạn hiện nay, mỗi cán bộ ngân hàng còn phải tích cực, chủ động, sáng tạo trong công việc được giao, mang lại hiệu quả cao trong công việc mình đảm nhiệm. Tính hiệu quả là yêu cầu không thể thiếu trong điều kiện kinh tế thị trường, nhất là đối với cán bộ ngân hàng trong giai đoạn đổi mới, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và hội nhập quốc tế.

Đạo đức đối với ngành ngân hàng luôn được quan tâm và được đặt lên hàng đầu bởi lẽ nếu không có đạo đức chắc chắn rủi ro sẽ xảy ra ở bất cứ vị trí công việc nào.

Đối với giao dịch viên, nếu không coi trọng đạo đức nghề nghiệp, rủi ro sẽ xảy đến tại nhiều giao dịch khác nhau như giao dịch viên giả mạo chữ ký của khách hàng nhằm trục lợi tiền của khách hàng, cán bộ lợi dụng việc trả thẻ cho khách hàng để đánh cắp số thẻ và thực hiện chi tiêu mua hàng hóa trên mạng bằng thẻ của khách hàng…

Đối với cán bộ khách hàng, rủi ro xảy ra khi cán bộ cố tình che giấu những thông tin tiêu cực liên quan đến khách hàng dẫn đến rủi ro gia tăng nợ xấu cho ngân hàng, khách hàng đưa tiền cho cán bộ tín dụng để trả gốc, lãi khoản vay của khách hàng nhưng cán bộ tín dụng không nộp hoặc không nộp ngay, dẫn đến khoản vay bị quá hạn, chuyển nhóm nợ…

Đối với cán bộ ngân quỹ, rủi ro đạo đức xảy ra khi cán bộ được giao quản lý thùng tiền và thực hiện lấy tiền từ quỹ do mình quản lý để yêu cầu giao dịch viên nộp tiền vào tài khoản của mình nhưng không đưa tiền vào quỹ…

Từ thực tiễn của ngành ngân hàng, việc rèn luyện đạo đức đối với cán bộ ngân hàng phải là công việc thường xuyên, liên tục, là ý thức tự rèn luyện, tu dưỡng của từng cán bộ. Các cán bộ ngân hàng cần phát huy vai trò nêu gương trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; luôn gương mẫu trong đổi mới tác phong, lề lối làm việc cũng như trong công tác; rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh; gương mẫu thực hiện nhiệm vụ, ý thức tổ chức kỷ luật trong sinh hoạt đảng, sinh hoạt cơ quan và nơi cư trú; gương mẫu tự học tập nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ.

Với chúng tôi, những cán bộ Vietcombank nói riêng và toàn ngành ngân hàng nói chung, việc hoàn thành tốt nhiệm vụ, hiệu quả công việc, đặt lợi ích của tổ chức lên trên hết, vượt qua những khó khăn, thử thách trong công việc cũng như trong cuộc sống. Trải nghiệm, làm việc qua các phòng ban nghiệp vụ, khách hàng, ngành nghề khác nhau là cách thức giúp chúng tôi nắm vững nghiệp vụ chuyên môn, liên tục rèn luyện phẩm chất đạo đức, bản lĩnh, có chính kiến, dám đấu tranh bảo vệ những điều đúng đắn, bảo vệ người tốt, học hỏi từ thực tế, từ nhiều người đến từ những lĩnh vực khác nhau, văn hóa khác nhau, vị trí khác nhau. Chúng tôi hiểu rằng, việc rèn luyện phẩm chất đạo đức không thể tới trong ngày mai hay ngày kia, mà cần cả một quá trình tích lũy, tự nhận ra và sống với hiểu biết của chính mình và được chuẩn hóa theo 05 tiêu chí: Tin – Chuẩn – Mới – Bền – Nhân:

Tại Vietcombank đã nhận định và đặt ra mục tiêu phải quản trị tốt, giảm thiểu nguy cơ rủi ro này thông qua giáo dục đạo đức nghề nghiệp và coi đó như một nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình hoạt động. Bên cạnh ban hành bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ và đảng viên, Vietcombank còn thiết lập một hệ thống kiểm soát đặc biệt từ những quy trình, quy định trong các hoạt động kinh doanh, thường xuyên thực hiện tập huấn, tổ chức các chương trình đào tạo cho tất cả các cán bộ từ những bộ phận làm việc trực tiếp với khách hàng, giao dịch viên, thủ quỹ, thẩm định hồ sơ, ra phán quyết tín dụng tới các bộ phận nghiệp vụ khác của ngân hàng. 

Những nỗ lực của Vietcombank trong việc đẩy mạnh rèn luyện phẩm chất đạo đức tác phong giao dịch trong toàn thể đảng viên và người lao động đã đem lại những kết quả tốt đẹp. Trong nhiều năm qua, phong cách, tác phong giao dịch và đạo đức của cán bộ ngân hàng Vietcombank đã được khách hàng ghi nhận. Khách hàng đến và gắn bó với Vietcombank không chỉ bởi những sản phẩm dịch vụ chất lượng tốt và phù hợp mà còn bởi từ phẩm chất và thái độ phục vụ của cán bộ Vietcombank.

Ban Giám đốc chi nhánh luôn quan tâm đề cao đạo đức nghề  nghiệp là 1 yếu tố quan trọng để xây dựng hình ảnh uy tín, thương hiệu và tính chuyên nghiệp của người làm ngân hàng.

Bản thân cán bộ VCB ngay khi được tuyển dụng đã được đào tạo Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp, nội quy lao động, các quy định của Vietcombank và 5 giá trị của bản sắc văn hóa Vietcombank. Trong quá trình làm việc, các cán bộ liên tục nâng cao nhận thức và hiểu biết về đạo đức nghề nghiệp thông qua các chương trình đào tạo cũng như đào tạo online: chương trình hội thảo tự đánh giá rủi ro và các chốt kiểm soát định kỳ hằng năm ,chương trình đào tạo ‘‘Kỹ năng nhận biết chữ ký, hình dấu và tài liệu giả mạo”; quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên Vietcombank….Đồng thời hàng quý, hằng năm luôn có những kỳ kiểm tra đột xuất, các chuyên đề của kiểm tra nội bộ tại các phòng ban trong chi nhánh và trụ sở chính, sự giám sát hiệu quả sẽ giúp phát hiện sớm các hành vi không chuẩn mực và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế được các hành vi vi phạm.

2-1730095339.jpg

Cán bộ nhân viên VCB tại chương trình đào tạo “ Kỹ năng nhận biết chữ ký, hình dấu và tài liệu giả mạo”

Ngoài các giá trị đạo đức  nghề nghiệp thì các yếu tố đạo đức nhân văn cũng được VCB Chí Linh phát triển và gìn giữ hàng năm như: chương trình hiến máu tình nguyện ‘‘Trao giọt hồng – trao yêu thương’’, ủng hộ đồng bào bị bão lũ, trao tặng quà tết cho người nghèo, nhận đỡ đầu các cháu thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, chương trình trao quà tặng cho cán bộ có tứ thân phụ mẫu nhân ngày 27/07 và ngày Quốc tế người cao tuổi 01/10… các hoạt động này đã thể hiện  sự quan tâm chu đáo của ban lãnh đạo để truyền tải ý nghĩa thông điệp nhân văn và trách nhiệm cho cán bộ.

3-1730095339.jpg
4-1730095339.jpg

“Đại diện Ban Giám đốc tặng quà nhân ngày quốc tế người cao tuổi và chương trình nhận đỡ đầu trẻ em khuyết tật”

Việc giữ gìn và phát huy sự tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của toàn bộ CBCNV Vietcombank Chí Linh là kim chỉ nam để khẳng định hình ảnh uy tín, giá trị thương hiệu và tính chuyên nghiệp của Vietcombank trên con đường khẳng định ngân hàng hàng đầu của Việt Nam.

Phạm Thị Hà (Cán bộ CSA Phòng giao dịch Phả Lại- VCB Chí Linh)

Link nội dung: https://phaply.net.vn/vai-tro-cua-dao-duc-doi-voi-can-bo-ngan-hang-a258824.html