Nhiều điểm mới về chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp

(Pháp lý). Nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, phát triển cụm công nghiệp bền vững, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và kịp thời tháo gỡ những bất cập phát sinh trong thực tiễn, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ( ngày 15 tháng 3 năm 2024 ), có hiệu lực từ ngày 1.5.2024. Theo đó, Nghị định có nhiều điểm mới về chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp.

1-1714620182.jpg

Nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/5/2024

Nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ

Việc áp dụng các ưu đãi đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về thuế, pháp luật về tín dụng và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp pháp luật quy định các mức ưu đãi khác nhau thì áp dụng mức ưu đãi cao nhất

- Nghị định quy định Ngân sách địa phương (đã bao gồm thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương) cân đối hỗ trợ đầu tư, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài cụm công nghiệp trên địa bàn (ưu tiên hỗ trợ đầu tư công trình hạ tầng bảo vệ môi trường các cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động; hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật chung thiết yếu của cụm công nghiệp tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, cụm công nghiệp phát triển theo hướng liên kết ngành, chuyên ngành, hỗ trợ, sinh thái, bảo tồn nghề truyền thống) theo quy định của Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước.

- UBND cấp tỉnh báo cáo HĐND cùng cấp quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền, quy định của pháp luật về việc hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn.

Theo qui định tại Nghị định, Nhà nước hỗ trợ không quá 30% tổng mức vốn đầu tư của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp. Kinh phí hỗ trợ không tính vào tổng mức đầu tư của dự án để tính giá cho thuê lại đất, giá sử dụng hạ tầng đối với các dự án đầu tư trong cụm công nghiệp. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có trách nhiệm quản lý, sửa chữa, vận hành thường xuyên các công trình hạ tầng kỹ thuật được hỗ trợ để phục vụ hoạt động chung của cụm công nghiệp.

- Điều 27 Nghị định cũng quy định ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp do Bộ Công thương thực hiện gồm: Điều tra, xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp; tổ chức hội nghị, hội thảo, phối hợp xúc tiến đầu tư cụm công nghiệp; thông tin tuyên truyền, in ấn, xuất bản tài liệu, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, pháp luật, chính sách về cụm công nghiệp; Khảo sát, đánh giá, xây dựng chính sách, mô hình quản lý, kinh nghiệm phát triển cụm công nghiệp ở trong và ngoài nước; xây dựng, phổ biến thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.

- Nghiên cứu, xây dựng tiêu chí xác định các mô hình phát triển cụm công nghiệp hiệu quả, bảo vệ môi trường (như cụm công nghiệp chuyên ngành, cụm công nghiệp hỗ trợ, cụm công nghiệp sinh thái,…); tổ chức hướng dẫn, công nhận đối với các mô hình phát triển cụm công nghiệp; tổ chức khen thưởng, tổng kết, xây dựng báo cáo định hướng phát triển cụm công nghiệp.

- Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp do địa phương thực hiện gồm: Hoạt động phát triển cụm công nghiệp quy định tại a và b điểm 1.

- Tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư cụm công nghiệp; điều tra, khảo sát các tổ chức, cá nhân có nhu cầu di dời, đầu tư vào cụm công nghiệp; lập, thẩm định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; lập quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp; hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến cụm công nghiệp. Hỗ trợ kinh phí lập dự án đầu tư, chi phí vận chuyển, lắp đặt máy móc, dây chuyền thiết bị cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình trong làng nghề, khu dân cư di dời vào trong cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề. Mức hỗ trợ cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định.

Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ban hành ngày 15/3/2024 của Chính phủ quy định ưu đãi đầu tư đối với: Cụm công nghiệp là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp là ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư.  Nghị định nêu rõ kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp là nguồn kinh phí sự nghiệp; được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Những điểm mới quan trọng

Nghị định số 32/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2024, có một số điểm mới nổi bật và một số thay đổi đáng chú ý so với các Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp trước đây như sau:

- Để phù hợp với quy định của Luật Đất đai hiện hành (khoản 2 Điều 149) về cơ chế cho thuê đất đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp và phát huy hiệu quả hoạt động của các cụm công nghiệp do doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng thời gian qua, Nghị định số 32/2024/NĐ-CP quy định mô hình chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp là các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.

2-1714620189.jpg

Ảnh minh họa

Đối với các đơn vị đã được giao làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 68/2017/NĐ-CP tiếp tục hoạt động đến khi có quyết định sắp xếp, xử lý của cơ quan có thẩm quyền; thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp quy định tại Nghị định số 32/2024/NĐ-CP và pháp luật liên quan.

- Để phù hợp với quy định của Luật Đầu tư; kế thừa, giữ nguyên các nguyên tắc, nội dung quản lý đã được quy định tại Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP đang phát huy hiệu quả; tiếp tục thể chế hóa tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, tăng cường trách nhiệm cho cơ quan quản lý công thương địa phương trong quản lý cụm công nghiệp,… Nghị định số 32/2024/NĐ-CP tiếp tục quy định thủ tục thành lập, mở rộng cụm công nghiệp (trong đó có lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp) và đồng thời giao trách nhiệm Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền quy định dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp phù hợp với nội dung Báo cáo đầu tư thành lập, mở rộng cụm công nghiệp đã được phê duyệt không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư.

- Phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định (tại Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp) việc điều chỉnh về tên gọi, vị trí thay đổi trong địa giới hành chính cấp huyện, diện tích tăng không quá 05 ha so với quy hoạch được phê duyệt, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và quy hoạch khác trên địa bàn; đồng thời cập nhật nội dung thay đổi để báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại kỳ lập, phê duyệt quy hoạch tỉnh tiếp theo.

- Giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ thẩm quyền, quy định của pháp luật quyết định việc điều chỉnh nội dung hoặc bãi bỏ Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Đối với điều chỉnh chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, nếu cụm công nghiệp có công trình hạ tầng kỹ thuật hình thành từ ngân sách nhà nước thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật được lựa chọn để quản lý, sửa chữa và vận hành phục vụ hoạt động chung của cụm công nghiệp. Kinh phí xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp từ ngân sách nhà nước không được tính vào giá cho thuê đất, giá sử dụng hạ tầng kỹ thuật chung của cụm công nghiệp; chi phí quản lý, sửa chữa, vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật được tính vào giá sử dụng hạ tầng kỹ thuật chung của cụm công nghiệp. Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nội dung này thì thực hiện theo pháp luật chuyên ngành.

Về ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp và dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp: Nghị định số 32/2024/NĐ-CP quy định cụm công nghiệp là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp là ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư. Việc áp dụng ưu đãi đối với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành (pháp luật về đất đai, pháp luật về thuế, pháp luật về tín dụng và quy định khác của pháp luật có liên quan) để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Trường hợp pháp luật quy định các mức ưu đãi khác nhau thì áp dụng mức ưu đãi cao nhất.

- Nghị định số 32/2024/NĐ-CP tiếp tục quy định chuyển tiếp về xử lý thành lập cụm công nghiệp hình thành trước Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp theo hướng đơn giản, linh hoạt xử lý cho địa phương nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc chung trong quản lý cụm công nghiệp (thống nhất các nội dung của Quyết định thành lập cụm công nghiệp, xử lý trường hợp đối với cụm công nghiệp có diện tích lớn hơn 75 ha, việc lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp và xử lý công trình hạ tầng kỹ thuật hình thành từ ngân sách nhà nước - nếu có). Theo đó, Nghị định giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế, hiệu quả hoạt động của cụm công nghiệp, tổ chức rà soát lại hiện trạng đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hồ sơ pháp lý liên quan của cụm công nghiệp để làm rõ sự cần thiết, phù hợp quy định pháp luật, tính khả thi và quyết định việc thành lập cụm công nghiệp.

Nghị định số 32/2024/NĐ-CP được xây dựng và ban hành là cơ sở pháp lý để các địa phương tiếp tục tăng cường quản lý, hiệu quả đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, lao động theo hướng công nghiệp ở nông thôn gắn với thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước “ly nông bất ly hương” và xây dựng nông thôn mới.

Nghị định 32/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 quy định rõ điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

Có trong Danh mục các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có quỹ đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện;

Có doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp lý, có năng lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;

Trong trường hợp địa bàn cấp huyện đã thành lập cụm công nghiệp thì tỷ lệ lấp đầy trung bình của các cụm công nghiệp đạt trên 50% hoặc tổng quỹ đất công nghiệp chưa cho thuê của các cụm công nghiệp không vượt quá 100 ha. về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản bị phạt tiền từ 5 - 200 triệu đồng tùy thuộc vào các hành vi vi phạm.

Trang Anh

Link nội dung: https://phaply.net.vn/nhieu-diem-moi-va-chinh-sach-uu-dai-ho-tro-phat-trien-cum-cong-nghiep-a258105.html