Kinh nghiệm một số nước trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là việc bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh thực hiện các hoạt động xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về pháp luật; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức và thói quen tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật. Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được ghi nhận. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp có bước phát triển mạnh”; đồng thời, đã xác định trọng tâm và các định hướng của công tác hỗ trợ doanh nghiệp nói chung, trong đó có hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trong giai đoạn 2021-2030, gồm: (i) tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật của doanh nghiệp; (ii) hỗ trợ doanh nghiệp các vấn đề pháp lý trong giải quyết tranh chấp thương mại, giảm thiểu rủi ro trong hội nhập quốc tế; (iii) có chính sách hỗ trợ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; (iv) hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, mang tầm quốc gia và thể hiện tính liên ngành, liên vùng.

1-1695288739.jpeg

Để tiếp tục nghiên cứu và đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian tới, xin phép thông tin một số kinh nghiệm nước ngoài trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, cụ thể một số nước như sau:

1. Hoa Kỳ

Hoa Kỳ có gần 31 triệu doanh nghiệp nhỏ, chiếm 99% tổng số doanh nghiệp và 1/2 tổng lao động của khu vực tư nhân[1]. Theo thống kê, mỗi năm, hơn 13 triệu doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt với các vấn đề pháp lý nhưng chỉ khoảng 60% trong số đó lựa chọn thuê luật sư tư vấn để giải quyết vấn đề vướng mắc, ít hơn 20% đăng ký sử dụng dịch vụ pháp lý thường xuyên[2]. Để hỗ trợ về mặt pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ, Chính phủ liên bang và chính quyền các bang của Hoa Kỳ đã có một số biện pháp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ như sau:

Thứ nhất, thông qua Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp nhỏ của Hoa Kỳ (Small Business Administration hay SBA). Cơ quan này được thành lập và hoạt động trên cơ sở Đạo luật Doanh nghiệp nhỏ (Small Business Act) năm 1953, hoạt động chuyên trách với chức năng “giúp đỡ, tư vấn, hỗ trợ và bảo vệ lợi ích của các mối quan tâm của doanh nghiệp nhỏ”[3]. Đến nay, SBA đã phát triển đáng kể về quy mô cũng như bề dày hoạt động; riêng về khía cạnh hỗ trợ pháp lý, SBA đã thành lập hơn 1.800 chi nhánh trải dọc Hoa Kỳ, thường xuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí và đào tạo với chi phí thấp cho các doanh nhân mới và các doanh nghiệp nhỏ[4].

Theo đó, SBA tài trợ cho các Văn phòng SBA cấp quận và các tổ chức được SBA cho phép hoạt động để có thể đồng hành, giải quyết thắc mắc về khía cạnh pháp lý cho chủ doanh nghiệp nhỏ, đồng thời có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời về các chương trình hỗ trợ của SBA) Các trung tâm được SBA tài trợ như Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp nhỏ (Small Business Development Centers), Cố vấn Kinh doanh SCORE (SCORE Business Mentoring), Trung tâm Tiếp cận Doanh nghiệp Cựu quân nhân làm chủ (Veterans Business Outreach Center), Trung tâm dành cho Doanh nghiệp Phụ nữ làm chủ (Women's Business Centers) cũng nhận đào tạo pháp lý miễn phí và hoặc đào tạo với chi phí thấp cho doanh nghiệp nhỏ. Các tổ chức kể trên đều được tổ chức dưới hình thức tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động độc lập với SBA.

Ngoài ra, SBA còn tổ chức hoặc liên kết tổ chức các khóa học, lớp tập huấn nâng cao hiểu biết pháp luật cho các doanh nghiệp nhỏ, giúp họ hiểu thêm về pháp luật kinh doanh của tiểu bang nơi doanh nghiệp hoạt động cũng như pháp luật kinh doanh liên bang. Điển hình, khóa học “Boot to Business – Reboot” được khởi động vào năm 2017, miễn phí đào tạo cho chủ doanh nghiệp nhỏ về các chủ đề kinh doanh khác nhau, trong đó có kỹ năng lựa chọn loại hình doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp. Vào năm 2020, SBA tài trợ 100,000 USD cho chương trình đào tạo thí điểm “Phát triển Doanh nghiệp nhỏ do Cựu quân nhân làm chủ” (Veteran Owned Small Business Growth), với mục đích cung cấp kiến thức và kỹ năng quản lý doanh nghiệp (bao gồm cách thức ứng phó với các vấn đề pháp lý) cho chủ doanh nghiệp nhỏ là các cựu quân nhân cùng người nhà của họ.

Thứ hai, thông qua các đoàn luật sư, tổ chức dịch vụ pháp lý và luật sư. Các luật sư ở Hoa Kỳ được khuyến nghị theo các quy tắc đạo đức của Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (American Bar Association - ABA) để đóng góp ít nhất 50 tiếng dịch vụ pro bono (cung cấp dịch vụ chuyên môn nghiệp vụ miễn phí nhằm hỗ trợ cho đối tượng yếu thế nào đó trong xã hội) mỗi năm[5]. Trong đó, doanh nghiệp nhỏ là một trong những đối tượng thụ hưởng của dịch vụ pro bono.

Ví dụ, Tại bang Washington D.C., Đoàn Luật sư bang Washington D.C) thành lập Trung tâm D.C) Bar Pro Bono năm 1999, được giao nhiệm vụ điều hành Chương trình Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ để cung cấp dịch vụ pháp lý cho các doanh nghiệp nhỏ của bang Washington D.C) Tổ chức cung cấp các dịch vụ tiêu biểu như sau[6]:

- Phòng Tư vấn Sơ bộ cho Doanh nghiệp nhỏ (Small Business Brief Advice Legal Clinics) có nhiệm vụ cung cấp thông tin pháp lý sơ bộ cho các chủ doanh nghiệp nhỏ bằng cách kết nối chủ doanh nghiệp với các luật sư thuộc Phòng Tư vấn để họ có cơ hội trình bày trực tiếp nguyện vọng của doanh nghiệp hoặc các vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp đang gặp phải. Các luật sư tình nguyện giúp xem xét các tài liệu pháp lý và trả lời các câu hỏi về đăng ký kinh doanh, thuế, cho thuê bất động sản, pháp luật lao động và các vấn đề pháp lý khác thường gặp đối với các chủ doanh nghiệp nhỏ. Trong bối cảnh dịch Covid-19, các cuộc tham vấn được hỗ trợ qua nền tảng mạng Internet, qua cuộc gọi video hoặc điện thoại khi các chủ doanh nghiệp nhỏ có nhu cầu tư vấn trực tuyến.

- Chương trình Hỗ trợ pháp lý Doanh nghiệp nhỏ (Small Business Legal Assistance Program) tiến hành các khóa đào tạo kết hợp với các trung tâm tư vấn doanh nghiệp nhỏ, các cơ quan thuộc chính quyền bang và các công ty luật để giáo dục các doanh nghiệp nhỏ về các vấn đề pháp lý quan trọng. Các chủ đề bao gồm luật lao động, mua sắm chính phủ (mua sắm công), hợp đồng thuê thương mại và các vấn đề pháp lý khác) Đơn cử, vào ngày 14 tháng 7 năm 2021, đơn vị vừa tổ chức buổi tư vấn miễn phí cho các tổ chức phi lợi nhuận và doanh nghiệp nhỏ mới thành lập. Tại sự kiện, chủ doanh nghiệp nhỏ có cơ hội trao đổi với các luật sư đang hành nghề để tìm hiểu về các loại hình doanh nghiệp khác nhau và các yêu cầu đối với mỗi loại hình, các văn bản quản lý nội bộ, đăng ký và cấp phép kinh doanh của họ ở D.C., cũng như các bước cần thiết khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của họ. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể xem bản ghi của các hội thảo trực tuyến, hướng dẫn, thông tin về sửa đổi luật, kho lưu trữ đào tạo và thông tin pháp lý hữu ích khác trên trung tâm tài nguyên trực tuyến của D.C) Bar Pro Bono.

Tại thành phố Houston thuộc bang Texas, Văn phòng Tư vấn Pháp luật cho Doanh nghiệp nhỏ (Houston Small Business Legal Consultations - HSBLC) liên kết với các công ty luật Vinson & Elkins, Akin Gump, Arnold & Porter, Blank Rom,… tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ ở thành phố Houston và các khu vực lân cận được tư vấn pháp lý miễn phí và kịp thời. Thông thường, chủ doanh nghiệp nhỏ có thể liên lạc với HSBLC thông qua điện thoại trong tối đa một tiếng để trao đổi về những vướng mắc pháp lý mà doanh nghiệp đang gặp phải, trong đó có hình thức tổ chức doanh nghiệp, lao động, thuế, sở hữu trí tuệ,... Hơn nữa, Hiệp hội Luật sư Houston (Houston Bar Association) còn sắp xếp đường dây tham vấn pháp lý miễn phí LegalLine và Lone Star Legal Aid vào các ngày trong tuần, hỗ trợ giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp nhỏ liên quan đến dịch Covid-19.

2. Australia (Úc)

Để nâng cao văn hóa pháp lý của các doanh nghiệp nhỏ và giúp họ tháo gỡ khó khăn, Chính phủ Úc đã thực hiện một số biện pháp hỗ trợ pháp lý sau:

Thứ nhất, tài trợ cho doanh nghiệp nhỏ sử dụng dịch vụ pháp lý trong bối cảnh đặc thù. Úc là một trong những quốc gia phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ các nạn cháy rừng, mà gần đây nhất là sự kiện Mùa hè Đen – mùa cháy rừng ở Úc từ năm 2019 đến năm 2020. Không chỉ thiên nhiên bị tàn phá, mà các doanh nghiệp nhỏ cũng phải đối mặt với những hệ quả kinh tế và pháp lý phát sinh từ vấn nạn này, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động tại bờ Đông. Trước tình hình ấy, Chính phủ Úc đã cung cấp kinh phí hỗ trợ pháp lý cho các nhà sản xuất chính và doanh nghiệp nhỏ của bang New South Wales giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến nạn cháy rừng 2019 - 2020. Cụ thể, chủ doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận nguồn vốn để hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh từ nạn cháy rừng 2019 - 2020 bằng cách yêu cầu cá nhân, tổ chức tư vấn pháp luật làm thủ tục xin tài trợ từ Chính phủ $2,000 đến $5,000 tùy theo tính chất vụ việc) Ngoài ra, nếu doanh nghiệp nhỏ có nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến cháy rừng, cá nhân, tổ chức tư vấn có thể yêu cầu kinh phí hỗ trợ riêng cho từng hạng mục và nguồn vốn bổ sung sẽ được cung cấp trong những trường hợp hợp lý.

Như vậy, Úc là một trong các nước đã tung ra gói hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ khi đối mặt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, phù hợp với tình hình môi trường, kinh tế của quốc gia) Có thể thấy, Chính phủ đã hỗ trợ một cách linh hoạt, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp nhỏ tại Úc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sớm quay trở lại trạng thái bình thường, tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ thông qua thiết chế Ombudsman (tạm dịch là Thanh tra Nghị viện) cho Doanh nghiệp nhỏ và Doanh nghiệp gia đình Úc (Australian Small Business and Family Enterprise Ombudsman - ASBFEO) và các tổ chức hỗ trợ pháp lý của Úc) ASBFEO là cầu nối giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp tại Úc để trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ đang gặp vấn đề trong các lĩnh vực liên quan đến sản xuất và kinh doanh nhưng chưa được nhà nước hỗ trợ, giải quyết đúng mực) ASBFEO thực hiện vai trò hỗ trợ pháp lý bằng cách giới thiệu doanh nghiệp nhỏ có nhu cầu được tư vấn pháp luật đến các tổ chức hỗ trợ pháp lý, luật sư hoặc công ty luật phù hợp. Ví dụ, bang Queensland có Hội Luật sư Queensland – trợ giúp doanh nghiệp trong việc tìm luật sư, công ty luật hoặc tư vấn cách thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án; hay ở khu vực phía Bắc nước Úc có đường dây hỗ trợ pháp lý cho tất cả mọi người không kể điều kiện tài chính của doanh nghiệp,…

Thứ ba, hỗ trợ pháp lý thông qua cung cấp dịch vụ pro bono cho các doanh nghiệp nhỏ. Tại Tây Úc, chính phủ bang phối hợp cùng Cơ quan Phát triển doanh nghiệp nhỏ (Small Business Development Corporation, một cơ quan thuộc chính quyền bang Tây Úc) để giúp doanh nghiệp tiếp cận với pro bono bằng cách giới thiệu khách hàng tiềm năng đến Văn phòng luật John Curtin để được hướng dẫn cụ thể về các vấn đề họ gặp phải . Ngoài ra, Trường Đại học Luật Curtin còn cử các sinh viên năm cuối, dưới sự giám sát bởi các luật sư hành nghề có trình độ, để thực hiện tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp nhỏ, giúp họ tiếp cận với lời khuyên pháp lý và các biện pháp khắc phục mà trước đây họ không có điều kiện chi trả. Từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2017, Văn phòng đã hỗ trợ miễn phí cho 72 khách hàng và tổng số 41 khách hàng đã được giới thiệu bởi Cơ quan Phát triển doanh nghiệp nhỏ. Ngoài ra, dịch vụ pro bono còn tiết kiệm cho các doanh nghiệp nhỏ một khoản chi phí lớn từ $3,000 đến $9,000 trên một vụ việc .

3. Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong những quốc gia có hệ thống pháp luật và các quy định hỗ trợ pháp lý cho DNNVV tương đối hoàn thiện và hiệu quả. Pháp luật Hàn Quốc cũng đưa ra những chế định tương đối đầy đủ về hỗ trợ pháp lý cho DNNVV.

3.1. Tiêu chí xác định DNNVV

Theo quy định tại Đạo luật số 17626, Đối tượng được hỗ trợ ở Hàn Quốc được xác định:

Doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận đáp ứng tất cả các yêu cầu sau:
Một là, Doanh thu hoặc tổng tài sản, … cho từng ngành phải đáp ứng các tiêu chuẩn do Chính phủ quy định;

Hai là, Tách biệt thực tế giữa quyền sở hữu và quản lý, chẳng hạn như về quyền sở hữu cổ phần hoặc mối quan hệ đầu tư, phải đáp ứng các tiêu chuẩn do Chính phủ quy định;

Có thể thấy, các quy định về xác định DNNVV hay nói cách khác là đối tượng được hỗ trợ của DNNVV ở Hàn Quốc được quy định có những ưu điểm có thể tham khảo như sau:

Thứ nhất, cần xác định rõ, DNNVV được hỗ trợ cần dựa trên mục đích của doanh nghiệp là vì lợi nhuận. Trên thực tế, trong vận hành nên kinh tế còn có mô hình doanh nghiệp xã hội, vì lợi ích xã hội. Đối với doanh nghiệp xã hội sẽ có khung pháp lý riêng, DNNVV sẽ có khung pháp lý và sự hỗ trợ riêng

Thứ hai, phân loại theo từng ngành khác nhau, theo đó, việc phân loại, xếp loại DNNVV sẽ được giao cho cơ quan hành pháp chủ động xây dựng và ban hành theo từng ngành kinh tế.

Thứ ba, cũng có những quy định liên quan đến xác định DNNVV trong mối quan hệ của Tập đoàn kinh tế. Do Hàn Quốc là quốc gia có sự phát triển mô hình tập đoàn kinh tế, nên những quy định này cũng được đưa ra nhằm xác định đúng đối tượng được hỗ trợ.

3.2. Nội dung hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Thứ nhất, Hàn Quốc đẩy mạnh các biện pháp và thực hiện một cách hợp lý việc quản lý các và các doanh nghiệp vừa và nâng cấp công nghệ và chất lượng, bao gồm cả việc cung cấp các chương trình hướng dẫn và đào tạo pháp lý về quản lý doanh nghiệp, công nghệ, thúc đẩy phát triển công nghệ và theo đuổi tiêu chuẩn hóa)
Đặc biệt tại Hàn Quốc, hệ thống tra cứu thông tin pháp luật được phổ biến, ứng dụng công nghệ hiện đại và tiện lợi hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp trong quá tình tra cứu, áp dụng pháp luật.

Thứ hai, Thiết lập và vận hành hệ thống Quản lý Tích hợp cho Quy mô nhỏ và các Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp vừa) Tiến hành thiết lập và vận hành một hệ thống quản lý tích hợp cho vừa và nhỏ các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp để tích hợp và quản lý dữ liệu hoặc thông tin trên tình trạng đơn đăng ký của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc nhận đơn, và hồ sơ của các ứng dụng cho các chương trình viện trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm các thông tin:

- Số đăng ký doanh nghiệp

- Thông tin tín dụng theo Đạo luật Bảo vệ và Sử dụng Thông tin Tín dụng;

- Thông tin thuế nhằm phân tích hiệu quả của việc hỗ trợ đối với các doanh nghiệp được hưởng chính sách dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và việc sở hữu và sử dụng của ai được sự đồng ý của đương sự:

+ Tổng doanh thu, vốn góp, tổng tài sản, tổng nợ phải trả, lợi nhuận hoạt động, ròng lợi nhuận cho kỳ hiện tại;

+ Ngày bắt đầu kinh doanh, ngày tạm ngừng kinh doanh, ngày vĩnh viễn đóng cửa doanh nghiệp;

+ Số lượng người được đơn giản hóa việc khấu trừ thuế đối với tiền lương và thu nhập tiền lương, như được nêu rõ trong báo cáo về tình trạng khấu lưu theo Đạo luật thuế thu nhập;

- Thông tin về chứng nhận và xác minh của doanh nghiệp có liên quan theo các quy chế hoặc quy định, v.v. để phân tích tác động của việc hỗ trợ đối với các công ty tham gia vào chính sách cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bên cạnh đó, quản lý nhà nước thống nhất, thuận lợi trên cơ sở các dữ liệu như trên cho thấy, cơ sở dữ liệu này thuận lợi cho cơ quan nhà nước phổ biến, cung cấp thông tin pháp lý và các doanh nghiệp được tiếp cận thông tin một cách đầy đủ, là nền tảng thuận lợi cho hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Thứ ba, xây dựng cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động hỗ trợ DNNVV. Để khảo sát hiện trạng, phân tích, đánh giá và cải thiện hiệu quả của các chương trình viện trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ được quản lý thông qua hệ thống quản lý tích hợp:
- Xây dựng các tiêu chuẩn để thiết lập phạm vi, phân loại, phân tích và đánh giá, các chương trình viện trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ;

- Tăng cường chia sẻ vai trò và tương tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ các chương trình viện trợ doanh nghiệp;

- Đưa ra ý kiến ​​về việc cải tiến hệ thống và phản ánh ngân sách cho nâng cao hiệu quả;

- Kiểm tra dự phòng giữa các chương trình viện trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và chuẩn bị các biện pháp để cải thiện chúng;

- Phân tích hiệu quả hoạt động của các thể chế hoặc tổ chức hoạt động vừa và nhỏ các chương trình viện trợ của doanh nghiệp khi nhận ủy thác;

- Thực hiện khảo sát mức độ hài lòng đối với viện trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ các chương trình;

Bộ trưởng Bộ DNNVV và Công ty khởi nghiệp sẽ hoàn thiện các biện pháp để cải thiện hiệu quả tùy thuộc vào sự cân nhắc của chính sách doanh nghiệp vừa và nhỏ do hội đồng thảo luận, và người đứng đầu một trung tâm cơ quan hành chính, v.v. phải phản ánh các biện pháp đó trong phạm vi vừa và nhỏ các chương trình viện trợ của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng Thành lập Chương trình đánh giá cho Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ với các nội dung:

- Chương trình đánh giá cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được thành lập để cải thiện các quy định hiện hành có ảnh hưởng đến quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ và giải quyết những khó khăn đối mặt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Đánh giá cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thực hiện một cách độc lập từng phần sau:

+ Xác định và cải tiến các quy định có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ:

+ Giải quyết các vướng mắc phát sinh liên quan đến Chính phủ và chính quyền địa phương, các cơ quan nhà nước)

- Các công việc khác theo Sắc lệnh của Tổng thống quy định cần phải cải thiện các quy định liên quan và giải quyết các khó khăn vừa và nhỏ đang gặp phải doanh nghiệp.

Đánh giá cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ do Thủ tướng Chính phủ, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ DNNVV và Doanh nghiệp khởi nghiệp từ giữa những chuyên gia có kiến ​​thức sâu rộng và kinh nghiệm trong các lĩnh vực nhỏ và doanh nghiệp vừa và các quy định và sự cân nhắc của "Ủy ban Cải cách chính sách".

Như vậy, Hàn Quốc xây dựng cơ chế để khảo sát, đánh giá lại các quy định của pháp luật một cách thường xuyên. Việc xây dựng một cơ chế để đánh giá, hoàn thiện quy định một cách thường xuyên là hoạt động cần thiết cho quá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật, là kênh để lắng nghe tiếng nói khách quan, đa chiều, thường xuyên từ doanh nghiệp để hoàn thiện quy định dựa trên thực tiễn khách quan. Đây cũng là biện pháp gián tiếp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện khảo sát, đánh giá,…

Thứ năm, Thành lập Viện Doanh nghiệp vừa và nhỏ và Khởi nghiệp Hàn Quốc để thực hiện các cuộc khảo sát, nghiên cứu, giáo dục và đánh giá cần thiết cho việc xây dựng… các chính sách liên quan đến vừa và nhỏ với mục đích thành lập:

- Nghiên cứu, tìm hiểu và đề xuất chính sách để thúc đẩy và phát triển quy mô nhỏ và doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp mạo hiểm;

- Phân tích, đánh giá và giáo dục các chính sách hỗ trợ vừa và nhỏ doanh nghiệp và doanh nghiệp liên doanh;

- Các dự án giao lưu, hợp tác nghiên cứu trong và ngoài nước viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ các tổ chức;

- Ủy thác các dự án nghiên cứu của Chính phủ, công chúng trong và ngoài nước các tổ chức, v.v.;

- Tạo và phân tích thông tin về các chính sách và thống kê liên quan đến nhỏ và các doanh nghiệp vừa và các doanh nghiệp mạo hiểm;

- Công bố và công khai các kết quả nghiên cứu và học tập;

- Tư vấn, tham vấn và cung cấp thông tin về quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp mạo hiểm.

 

 


[1] U.S. Small Business Administration (2019), 2019 Small Business Profile. Nguồn: https://cdn.advocacy.sba.gov/wp-content/uploads/2019/04/23142719/2019-Small-Business-Profiles-US.pdf, truy cập ngày 4/12/2021.

[2] LegalShield (2013), The Legal Needs of Small Business - A Research Study Conducted by Decision Analyst Commissioned by LegalShield) Nguồn: https://www.business.com/images/content/58a/da0bd2f87b1207f721220/0-0-/, truy cập ngày 4/12/2021

[3] https://www.sba.gov/about-sba/organization, truy cập ngày 4/12/2021.

[4] https://www.sba.gov/about-sba/organization, truy cập ngày 4/12/2021.

[5]https://www.americanbar.org/groups/legal_education/resources/pro_bono/?fbclid=IwAR2vgis7CowFav5Rof_eO958BQa2RIvGtTOtAaPk2xmjcqQM_tLhXLUpaBI#:~:text=Model%20Rule%206.1%20states%20that,organizations%20that%20serve%20the%20poor, truy cập ngày 5/12/2021.

[6] https://www.dcbar.org/pro-bono/free-legal-help/help-for-small-businesses, truy cập ngày 5/12/2021.

Link nội dung: https://phaply.net.vn/kinh-nghiem-mot-so-nuoc-trong-cong-tac-ho-tro-phap-ly-cho-doanh-nghiep-a257401.html