Tháng trước, Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản đã yêu cầu 3 trong số 4 công ty là Công ty Điện lực Chubu, Công ty Điện lực Chugoku và Công ty Điện lực Kyushu nộp phạt tổng cộng 101 tỷ yen (764 triệu USD), mức phạt lớn nhất mà cơ quan giám sát chống độc quyền này từng ban hành.
Công ty Điện lực Kansai, vốn có liên kết với từng công ty nói trên, không bị áp phạt do đã tự nguyện báo cáo về việc vi phạm lên Ủy ban trước khi điều tra bắt đầu.
Nhật Bản bắt đầu mở cửa thị trường điện theo từng giai đoạn từ năm 2000 nhằm phá thế độc quyền của các công ty điện khu vực và giúp giảm hóa đơn tiền điện của người tiêu dùng.
Bộ Thương mại Nhật Bản coi việc các công ty thành lập liên kết là hành vi có thể cản trở các nỗ lực cải cách thị trường điện.
Người tiêu dùng Nhật Bản có thể chọn mua điện từ một trong 637 đơn vị bán lẻ.
Sự khác biệt trong giá bán của các công ty không lớn. Nhưng bù lại, hạ tầng, chính sách khuyến mãi và hậu mãi của họ là một hấp lực lớn cho sự lựa chọn của người tiêu dùng. Theo thống kê của Trung tâm Thông tin năng lượng Nhật Bản (JEPIC), trong năm 2019-2020, có đến khoảng 15% (khoảng gần 9,5 triệu) người dùng điện hạ thế, kể cả hộ gia đình, thay đổi nhà cung cấp.
Nhìn chung, giá bán điện ở Nhật Bản vẫn còn ở mức cao so với giá bán điện ở các nước phát triển khác. Người dùng điện ở Nhật Bản cũng buộc phải chịu mức giá điện cao hơn khi sử dụng vào giờ cao điểm. Nhưng ngược lại, họ được lựa chọn dòng điện (theo cường độ, ví dụ giữa dòng điện 2A hay 3A) khi ký hợp đồng với nhà cung cấp. Không phải là quốc gia duy nhất, nhưng hiện tại Nhật Bản có thị trường năng lượng cạnh tranh lớn bậc nhất thế giới với số lượng khách hàng lên đến 80 triệu người.
Link nội dung: https://phaply.net.vn/nhat-ban-4-cong-ty-dien-luc-bi-phat-hien-lap-lien-ket-kinh-doanh-vi-pham-luat-chong-doc-quyen-a256763.html