Trí tuệ nhân tạo “AI” bắt đầu lấn chiếm mọi ngõ ngách trong đời sống con người qua các thuật toán (algorithms) mà các chuyên gia thế giới đã tạo ra trong thời kỳ cách mạng số hóa, nhằm tối ưu hóa và đơn giản hóa các bài toán nan giải khi chúng ta luôn còn phân vân, định hướng vướng mắc, khi việc “tự động hóa” (automation) và cách mạng công nghệ không ngừng phát triển.
Gần đây, công ty OpenAI cho ra mắt “ChatGPT”, MicroSoft giới thiệu “Bing AI”, và Google sau đó tung ra thị trường phần mềm “Bard”. Thế giới xôn xao, trí tuệ nhân tạo bắt đầu xâm nhập vào đời sống, tích hợp các thông tin của nền tảng World Wide Web, các thông tin trên mạng, các kiến thức phổ biến, “Large Language Models” (LLM) lần hồi lấn chiếm vào cuộc sống thường ngày, các phần mềm LLM phân tích các dữ liệu và đưa ra kết luận nhanh chóng.
Tại các nước tiên tiến, các ngành nghề liên quan đến “Luật pháp” đã áp dụng công nghệ nghiên cứu các hồ sơ tố tụng qua các phần mềm (software) nhằm giảm thiểu chi phí từ những năm qua. Từ nghiên cứu hồ sơ (legal research) cho đến soạn thảo văn bản (drafting legal documents) đều được giải quyết qua máy tính. Với sự phát triển của “AI”, theo báo New York Times, ngành luật trở nên minh bạch hơn, tất cả các số liệu đều được chuẩn hóa, các thông tin chính xác, duy chỉ thiếu yếu tố “con người” khi đưa ra quyết định cuối cùng.
“Large Language Models”, thí dụ như GPT-4, một phần mềm tích hợp, học hỏi từ các dữ liệu và được đào tạo từ các chuyên gia, đang cách mạng hóa ngành Luật. Những Bộ Luật thế giới hàng trăm nghìn trang, những hồ sơ liên quan đến tố tụng, hàng triệu trang, trãi qua bao nhiêu thế kỷ, LLM chỉ cần tham khảo thông tin “input”, so sánh với các dữ liệu trên mạng và các phần mềm của ngành luật, áp dụng các thuật toán liên quan, và soạn thảo đưa ra văn bản kết luận trong vòng vài phút, góp ý cho sự quyết định của luật sư tham gia, hỗ trợ thân chủ một cách tích cực. Tất cả nhanh chóng gọn gàng và vô tư.
“AI” sẽ thống trị thế giới? Câu hỏi đầy lo lắng. Không, trong ngành tư pháp “AI” hiện nay chỉ là mối đe dọa, có thể làm mất việc của các phụ tá pháp lý (Legal Assistants), những nhân viên truy cứu lục lọi thông tin giúp các luật sư nghiên cứu soạn thảo hồ sơ tố tụng. Thay vì một tuần, chỉ trong vòng một tiếng, nghiên cứu pháp lý đến tay, đầy đủ. Một hợp đồng mua bán quốc tế (Contractual Agreement), chỉ cần dùng phần mềm “AI” (thí dụ của AuditBase) là tránh được các sơ hở cho doanh nghiệp khi thực thi hợp đồng, cũng không cần nhờ luật sư bỏ công nghiên cứu soạn thảo hồ sơ, chi tiết đươc chuẩn hóa một cách tinh vi, tránh tranh tụng sau này. Ngay cả hợp đồng đề nghị của đối tác, chỉ cần “scan” và đưa vào “online”, sẽ được phân tích và đưa ra đề nghị hợp lý nhất.
Yếu tố “con người” vẫn là quan trọng nhất. Mặc dầu “AI” có thể hỗ trợ ngành tư pháp, nhưng áp dụng “AI” đòi hỏi sự điều khiển, xữ lý kiến thức, thông thạo qua việc “đặt lệnh”. Muốn sử dụng “AI”, luật sư phải nghiên cứu sử dụng và biết điều khiển “AI”. Ngay cả bị cáo và nguyên cáo cũng có thể truy cứu thông tin sau khi tham khảo trực tuyến (online) với các “AI tùy chọn”, đề nghị và góp ý để luật sư tham gia giải quyết nhanh chóng, thiết thực và hợp lý, và giảm chi phí.
Sự phát triển và áp dụng trí tuệ nhân tạo hiện đang mở rộng tầm nhìn chung. “AI” không phải là một cổ máy computer đă năng, nhưng là sự kết hợp của hàng nghìn khối đầu óc tư duy sáng tạo qua các thời kỳ lịch sử nhân loại, đúc kết vào một chương trình thực tiển với công nghệ mới, phân tích nhanh chóng, nhất là khi thời gian là “vàng bạc”.
Tuy nhiên, riêng với những điều kiện hiện nay trong nước, ngành Tư pháp vẫn còn nhiều trắc trở trong việc áp dụng công nghệ để minh bạch hóa các quyết định liên quan đến tố tụng và hành pháp. Việc đào tạo và áp dụng “AI” cũng vẫn rất còn nhiều khó khăn vì sự ngại ngùng tham gia học tập của nhiều viên chức quản lý và áp dụng “AI” đòi hỏi đầu tư cao.
“Artificial Intelligence” là một phần mềm (software) biết học hỏi, kết hợp với máy tính (hardware) do con người kiến tạo, muốn dùng thì bật nút “ON”, muốn tắt thì bật nút “OFF”. “AI” đóng góp cho cuộc sống trong những ngày tới, một công cụ, không hơn không kém, đơn giản hóa và tiết kiệm thời gian truy cứu thông tin, hỗ trợ đắc lực cho ngành tư pháp.
Áp dụng “AI”, kết luận đề nghị của máy tính, không phải là tuyệt đối, “AI” chỉ là một công cụ, mặc dầu theo công ty nghiên cứu thị trường Deloitte, 76% người tham gia khảo sát mới nhất (2023) tin tưởng vào các kết luận của “AI”.
Quyết định trong sáng trong ngành tư pháp, trong ngành tố tụng, luôn tùy thuộc vào sự liêm chính, Tâm-Trí-Tầm và Chí công vô tư. Hội đồng xét xử dùng “Artificial Intelligence” để tham khảo và minh bạch hóa các hành động thích nghi. Đó là hướng đi bắt buộc trong thời hội nhập, học tập và áp dụng công nghệ tiên tiến nhất, dân giàu nước mạnh, tránh tham nhũng không cần thiết khi “AI” được dùng làm công cụ hỗ trợ, và “AI” sẽ là trợ lý đắc lực nhất khi “minh bạch hóa” ngành tư pháp. Mặc dầu “AI” cho ngành tư pháp thế giới hiện chưa hoàn thiện, Large Language Models vẫn đang được tiếp tục cập nhật hóa cho các “quyền lực pháp lý” (jurisdictions) khác nhau. Và, chúng ta cũng không thể chối cãi sự hiện diện của “Artificial Intelligence” trong những ngày tới đối với ngành tư pháp trong nước, trong thời gian hội nhập và nhất là khi đảm nhiệm chức năng đầu tàu phát triển trong vùng.
LG-TS. Ngô Anh Cường
Link nội dung: https://phaply.net.vn/su-noi-day-cua-tri-tue-nhan-tao-ai-nganh-luat-viet-nam-co-can-phai-doi-pho-a256672.html