Tế bào gốc - hồi sinh những số phận

Sau những biến cố cuộc đời, không ít người rơi vào hoàn cảnh đáng thương. Từ một người khoẻ mạnh bỗng thành tàn phế, cuộc sống rơi vào bế tắc. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực của bản thân và sự phát triển của y học, nhiều người bệnh đã quay lại cuộc sống bình thường.

anh-vin-1663835144.jpg
 

Anh Hà đã có thể tự đi lại sau ghép tế bào gốc. Ảnh: BVCC

Tai biến ập đến

Năm 2019, Nguyễn Ngọc Hà, sinh năm 1990 ở Hải Dương không may gặp tai nạn giao thông. Sau ca tai nạn, Hà bị chấn thương sọ não, liệt nửa người, tay chân co quắp... Suốt một năm trời, mẹ đẻ của Hà đồng hành cùng con trai trên từng bài tập, từng bước đi. “Nhiều lúc tay mình co quắt kéo cả ống dẫn nội khí quản ra, không kiểm soát được bản thân, mẹ đã phải “trói” tay lại,  rồi những lúc trở mình, ngồi lên xuống… mọi cử động đều phải nhờ vào người thân”, Hà nhớ lại.

Nghe ai mách có bài thuốc nào chữa cho con mẹ Hà đều tìm đến. Một năm dòng, gia đình Hà phải bán nhà cho anh điều trị. Tuy nhiên, kết quả nhận lại không như mong muốn.

Tháng 4.2021, sau một thời gian điều trị tiến triển chậm, nghĩ “còn nước, còn tát” gia đình anh Hà tìm đến Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec. Tại đây, Hà được ghép tế bào gốc lần 1. Ngay sau ghép, Hà đã chủ động được một số động tác đơn giản. Điều vui mừng hơn, sau lần ghép thứ 2 vào tháng 10.2021, sức khoẻ của Hà tiến bộ hơn hẳn. Hà đã đi lại được, cánh tay trái bị liệt sau tai nạn lúc nào cũng co quắp giờ đã duỗi thẳng, cầm nắm mọi thứ…

“Sau hơn 2 năm không đi đâu xa, chỉ quanh quẩn trong nhà với các bài tập, Tết 2022 vừa qua tôi đã về thăm bố mẹ vợ mà không cần sự trợ giúp của người thân. Tôi bắt đầu trở lại cuộc sống bình thường”, Hà tâm sự.

Bác sĩ Lê Thu Hương – Trung tâm Y học tái tạo và Trị liệu tế bào của Vinmec cho biết: Cũng giống như bệnh nhân Nguyễn Hồng Hà, bệnh nhân Đào Mạnh Hùng, sinh năm 1959 ở Hà Nội cũng may mắn vượt qua khó khăn sau biến cố cuộc đời. Bệnh nhân Hùng bị liệt nửa người phải di chứng thần kinh do đột quỵ nhồi máu não. Trước khi ghép tế bào gốc bệnh nhân khó khăn trong đi lại, giao tiếp, nhận thức, trí nhớ suy giảm… Sau khi ghép tế bào gốc 2 lần, hiện bệnh nhân đã đi lại được. Khó khăn với người tai biến là giữ thăng bằng nhưng giờ đây bệnh nhân Hùng đã ngồi được sau xe máy.

Cũng theo bác sĩ Lê Thu Hương, sau ghép tế bào gốc những thay đổi ban đầu diễn ra ngay về lâm sang nhưng khoảng 3 tháng sau ghép tế bào gốc lần 1 những thay đổi sẽ biểu hiện rõ hơn. Sau ghép tế bào gốc lần 2, người bệnh đã trở lại gần như bình thường.

Cũng vào năm 2019, chị Lương Thị Nhâm, 51 tuổi ở Thái Bình được chẩn đoán ung thư lympho Hodgkin thể xơ nốt. Sau khi điều trị 6 đợt hoá chất bước 1 và 3 đợt hoá chất bước 2 theo phác đồ tại Bệnh viện K bệnh nhân đến ghép tế bào gốc tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec.

Bác sĩ Phạm Thị Việt Hương - Trung tâm Y học tái tạo và Trị liệu tế bào của Vinmec chia sẻ về trường hợp bệnh nhân Lương Thị Nhâm: Với những bệnh nhân như vậy chúng tôi tiên lượng ghép tế bào gốc sẽ gặp khó khăn vì tuỷ của người bệnh xơ nhiều do điều trị hoá chất trước đó. Rất may, bệnh nhân đã huy động được tế bào gốc ở liều tối ưu, khoảng 5 triệu đơn vị tế bào gốc/cân nặng người bệnh. Với thu hoạch ở liều tối ưu như vậy ca ghép có thể thuận lợi. Sau 7 ngày ghép, tế bào gốc có biểu hiện mọc. Những ngày sau đó, bạch cầu, máu ngoại vi đã lên tới 8 triệu tế bào. Hiện thể trạng người bệnh bình thường.

“Còn sớm để nói bệnh nhân khỏi hoàn toàn. Thể bệnh của bệnh nhân thường gặp ở người trẻ nhưng ở đây gặp ở bệnh nhân trên 50 tuổi là khá hiếm. Nếu không điều trị sớm bệnh sẽ tiên lượng, tử vong 30% trong 3 năm đầu. Ghép tế bào gốc là phương pháp tốt nhất cho bệnh nhân mắc lympho tái phát hoặc lympho kháng trị. Với trường hợp của bệnh nhân Nhâm, tại thời điểm tái phát ở phổi khá to trên 10cm cộng với thời gian tái phát nhanh là biểu hiện tiên lượng xấu. Mục đích ghép tế bào gốc cho bệnh nhân Nhâm để đẩy lùi bệnh, không tái phát hoặc không may tái phát thì kéo dài cuộc sống, từ đó góp phần nâng cao cuộc sống cho người bệnh. Bệnh nhân sẽ tái khám định kỳ suốt 5 năm đầu tiên. Nếu bệnh nhân vượt qua 5 năm đầu chúng ta tự tin bệnh nhân khỏi hoàn toàn” bác sĩ Hương chia sẻ thêm.

Ghép tế bào gốc đem lại cuộc sống mới

Tại Trung tâm Y học tái tạo và Trị liệu tế bào của Vinmec đã điều trị tích cực cho hơn 1.000 bệnh nhân nan y bằng phương pháp ghép tế bào gốc.

Sau 5 năm ứng dụng nghiên cứu trong điều trị, Trung tâm đã áp dụng phương pháp ghép tế bào gốc mang lại kết quả tích cực cho nhiều căn bệnh nan y như: Bại não, tự kỷ, chấn thương tủy sống, xơ gan, phổi tắc nghẽn mãn tính.

Kết quả ghi nhận sau 5 năm triển khai, 90% bệnh nhân ghép tế bào gốc chữa thoái hóa khớp đã có những cải thiện khả năng đi lại và giảm đau ở các mức độ khác nhau, 90% ca bệnh tự kỷ có sự thay đổi tích cực, 80% bệnh nhân bại não tiến triển tốt….

Trung tâm đã mang lại cuộc sống chất lượng hơn cho 1.000 bệnh nhân nan y, mãn tính. Bên cạnh đó, Trung tâm còn ứng dụng liệu pháp tế bào miễn dịch tự thân để hỗ trợ điều trị các bệnh nhân ung thư phổi, ung thư dạ dày…, giúp tăng thời gian sống và chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Link nội dung: https://phaply.net.vn/te-bao-goc-hoi-sinh-nhung-so-phan-a255907.html