Kêu gọi tham gia Diễn đàn Hội nghị phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) đã trở thành một trong những sáng kiến quốc tế quan trọng của Cộng hòa Kazakhstan, nhằm duy trì hòa bình và an ninh khu vực và toàn cầu.
CICA là chìa khóa cho an ninh châu Á
Châu Á được xem là một trong những động lực chính phát triển thế giới trong thế kỷ 21, vai trò và tầm quan trọng của châu lục này ngày càng phát triển lớn mạnh. Khu vực đông dân nhất hành tinh, nổi bật với sự đa dạng về văn hóa và sắc tộc, phát triển kinh tế năng động và tính liên kết ngày càng tăng, cần phải thể hiện trách nhiệm, vai trò mới của mình trên phạm vi toàn cầu.
Tuy nhiên, châu Á vẫn đang phải gánh chịu một số các cuộc xung đột kéo dài, bởi thiếu lòng tin lẫn nhau. Các vấn đề toàn cầu trong thời đại chúng ta là cấp bách, từ vấn đề khủng bố quốc tế và chủ nghĩa cực đoan, buôn bán ma túy trái phép và di cư, xung đột tôn giáo và sắc tộc, thảm họa môi trường. Giải pháp cho những mối đe dọa và thách thức này chỉ có thể thực hiện được với sự phát triển của các phương pháp tiếp cận chung giữa các quốc gia trong lục địa.
Diễn đàn Hội nghị phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) đã thực hiện một chặng đường phát triển đáng kể từ khi hình thành ý tưởng đến khi thực hiện và hiện là nền tảng cần thiết cho sự tương tác giữa các quốc gia châu Á về một loạt các vấn đề an ninh.
Các quốc gia thành viên CICA chia sẻ quan điểm rằng, đã đến lúc bản thân các dân tộc châu Á phải xác định tương lai của mình và xây dựng các phương thức hiệu quả nhất để tăng cường an ninh và hợp tác quốc tế. Nhận thức về vai trò mới của châu Á trong các vấn đề thế giới chắc chắn được thúc đẩy bởi sự tương tác sâu rộng của các quốc gia thành viên tại cơ cấu diễn ra Diễn đàn Hội nghị phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA), do Tổng thống đầu tiên của Kazakhstan khởi xướng cách đây gần 30 năm.
Đương nhiên, trong Tuyên bố của Hội nghị cấp cao lần thứ năm tại Dushanbe ngày 15/6/2019, CICA đã đánh giá cao vai trò cá nhân của Tổng thống đầu tiên Cộng hòa Kazakhstan Nursultan Nazarbayev, với tư cách là người sáng lập CICA, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc vì những đóng góp quan trọng của ông đối với sự phát triển của hội nghị. Đồng thời hoan nghênh sự tham gia tích cực hơn nữa của ông trong việc mở rộng năng lực của CICA và những nỗ lực chung nhằm đảm bảo hòa bình, an ninh và tương tác ở châu Á.
Tại Hội nghị lần thứ 6 Bộ trưởng Ngoại giao của CICA tổ chức vào ngày 12/10 năm nay, Tổng thống đầu tiên Nursultan Nazarbayev được đề cử vào vị trí người đứng đầu cơ quan tư vấn mới được thành lập - Hội đồng cố vấn của CICA. Các quốc gia thành viên CICA đã nhất trí ủng hộ việc ứng cử của Nursultan Nazarbayev. Tất cả những điều này minh chứng cho sự đóng góp to lớn của Tổng thống đầu tiên của Kazakhstan vào việc xây dựng hòa bình và hòa hợp, và tiềm năng hiện tại của Hội nghị là một minh chứng sống động cho hiện thân của khát vọng và ý chí trên con đường hướng tới hòa bình và an ninh ở châu Á.
Tại các hội nghị cấp cao và các cuộc gặp ngoại trưởng vừa qua, các quốc gia thành viên CICA tích cực tham gia đối thoại theo chương trình nghị sự rộng lớn và chú ý đến các thách thức và đe dọa mới, các vấn đề khu vực cần có sự tham gia và giải quyết của quốc tế.
Kazakhstan với tư cách là quốc gia khởi xướng tiến trình CICA, đề xuất chuyển đổi dần dần và nhất quán Hội nghị thành tổ chức quốc tế chính thức. Do đó sẽ tăng cường hơn nữa vai trò của diễn đàn trong các vấn đề an ninh lục địa và toàn cầu, tăng cường hiệu quả trong việc thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin và điều chỉnh bộ công cụ CICA để giải quyết các nhiệm vụ mới.
Theo nhà phân tích Kazakhstan Murat Laumulin: “Hiện tại, nhiệm vụ cấp bách của CICA là chuyển đổi sang cấp độ hợp tác mới về chất - ngoại giao phòng ngừa và ngăn chặn xung đột”.
Tổng thống đương nhiệm của Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev nhìn thấy triển vọng trong tương lai gần là xây dựng, dưới sự bảo trợ của CICA hệ thống an ninh chính thức có khả năng thực hiện hòa giải quốc tế, hơn nữa ngành ngoại giao của Kazakhstan đã có kinh nghiệm về hòa giải như vậy, nên việc mở rộng quy mô dưới hình thức Hội nghị là rất quan trọng.
Những điều kiện tiên quyết
Những sự kiện cuối những năm 1980 - đầu những năm 1990 thế kỷ XX đã dẫn đến sự phá vỡ hệ thống lưỡng cực trong quan hệ quốc tế, dẫn đến sự xuất hiện các quốc gia độc lập mới trên bản đồ chính trị thế giới. Cùng với những thay đổi toàn cầu về địa chính trị trong không gian Âu-Á và Đông Âu, các xung đột dân sự hoặc giữa các quốc gia mới ngày càng trở nên trầm trọng, cũng như các thách thức và mối đe dọa mới bắt đầu xuất hiện. Ví dụ như tội phạm có tổ chức, chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, chủ nghĩa khủng bố, buôn bán ma túy, có khả năng phá hoại sự ổn định kinh tế và chính trị xã hội mong manh không chỉ trong không gian hậu Xô Viết, mà còn trên phạm vi toàn cầu.
Trong những điều kiện đó, các quốc gia mới độc lập không chỉ phải đối mặt với việc giải quyết những nhiệm vụ quan trọng như xác định vị thế và xây dựng chế độ nhà nước phù hợp, hay lựa chọn mô hình phát triển chính trị và kinh tế xã hội, mà còn cả những thách thức về chương trình nghị sự quốc tế, tạo điều kiện cho an ninh khu vực, hội nhập sâu rộng hơn vào cộng đồng quốc tế.
Những thay đổi cơ bản trong hệ thống tọa độ địa chính trị buộc các quốc gia phải tìm kiếm các hình thức tương tác và hợp tác mới cả về song phương lẫn đa phương. Nếu không tạo ra các cơ chế tương tác và an ninh phù hợp ở cấp khu vực, thì việc phát triển ổn định nội tại của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng sẽ khó đạt được.
Trong điều kiện lịch sử đầy biến động đó, Tổng thống đầu tiên của Kazakhstan Nursultan Nazarbayev đã có bước đi quyết định theo hướng thúc đẩy các nguyên tắc ngoại giao đa dạng và đa phương trong chính sách đối ngoại và đưa ra một số sáng kiến quốc tế nhằm duy trì hòa bình và an ninh ở cấp khu vực và toàn cầu. Và lời kêu gọi triệu tập Hội nghị về tương tác và Các biện pháp xây dựng Lòng tin ở Châu Á (CICA) là một trong những sáng kiến như vậy.
Đây là lần đầu tiên kể từ diễn đàn khóa họp lần thứ 47 Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1992, Nursultan Nazarbayev đã thúc giục cộng đồng quốc tế hình thành một cấu trúc có hiệu quả và phổ quát để đảm bảo an ninh ở châu Á. Tổng thống đầu tiên của Kazakhstan ghi nhận rằng, thông điệp chính của sáng kiến này là nhằm thực hiện những nỗ lực không thành công trước đây, tạo ra một cơ chế đảm bảo an ninh tập thể ở châu Á.
Theo chuyên gia Kazakhstan Karimzhan Shakirov, “nội dung chính của sáng kiến này là tạo ra hệ thống an ninh ở châu Á, trong đó bất kỳ quốc gia tham gia nào cũng sẽ được bảo vệ và an ninh của họ sẽ được đảm bảo bởi toàn bộ các biện pháp mang tính pháp lý quốc tế, nhằm hạ thấp thực tế mức độ đe dọa quân sự tiềm tàng ở châu Á”.
Trong những năm 1990, các nhà ngoại giao Kazakhstan, đứng đầu là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Kassym - Zhomart Tokayev đã hiện thực hoá sáng kiến của Tổng thống Nursultan Nazarbayev. Văn bản chính thức đầu tiên đặt cơ sở cho quá trình phát triển tiếp theo là “Tuyên bố về các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia - thành viên của CICA”, được thông qua tại Almaty tại cuộc họp đầu tiên của các Bộ trưởng Ngoại giao CICA ngày 14/9/1999.
Tuyên bố của các quốc gia thành viên CICA khẳng định, tuân thủ mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, đồng thời phản ánh các nguyên tắc được chấp nhận chung sau đây của luật pháp quốc tế: Tôn trọng chủ quyền và quyền của tất cả các quốc gia thành viên tham gia cuộc họp; giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giải quyết hòa bình các tranh chấp; từ chối sử dụng vũ lực; giải trừ quân bị và kiểm soát vũ khí; hợp tác trong các lĩnh vực thương mại và kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân văn; tôn trọng các quyền cơ bản của con người phù hợp với các nguyên tắc của Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
Cơ chế CICA hiện nay
Có thể hoàn toàn tin tưởng rằng, trong hơn 20 năm kể từ khi thành lập, Diễn đàn Hội nghị phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) có một vị trí xứng đáng trong cấu trúc an ninh chung của châu Á, cùng với các tổ chức khu vực khác. CICA đã nổi lên như một diễn đàn quốc tế hiệu quả để xây dựng lòng tin và hợp tác nhằm đảm bảo hòa bình, an ninh và ổn định ở châu Á.
Ngay từ đầu, sáng kiến triệu tập Hội nghị của Nursultan Nazarbayev đã nhận được sự ủng hộ của hầu hết các nước châu Á, cũng như nhiều tổ chức quốc tế có uy tín, trong đó có LHQ.
Hội nghị quy tụ 27 quốc gia từ Thái Bình Dương đến Địa Trung Hải, từ Urals đến Ấn Độ Dương. Quy chế quan sát viên CICA có 9 quốc gia và một số tổ chức quốc tế, bao gồm Liên hợp quốc, OSCE và Liên đoàn các quốc gia Ả Rập.
Văn kiện cơ bản quan trọng nhất của CICA là Hành động Almaty - đã được thông qua tại Hội nghị cấp cao lần thứ nhất giữa các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của CICA năm 2002. Nó cũng hoạt động như điều lệ của diễn đàn. Trong văn kiện lịch sử này đã nêu rõ quyết tâm của các Quốc gia Thành viên hình thành ở Châu Á một không gian chung và không thể chia cắt, trong đó tất cả các quốc gia cùng tồn tại hòa bình và các dân tộc của họ, sống trong điều kiện hòa bình, tự do và thịnh vượng, lòng tin rằng hòa bình, an ninh và phát triển bổ sung sẽ củng cố và tăng cường lẫn nhau.
Ưu điểm chính của CICA là cách tiếp cận toàn diện an ninh, đó là an ninh theo 5 lĩnh vực: Chính trị-quân sự, thách thức và đe dọa mới, kinh tế, môi trường, nhân đạo. Số lượng các lĩnh vực tương tác giữa các quốc gia thành viên CICA đang tăng lên liên tục, bao gồm các vấn đề về sinh thái, du lịch, giáo dục, chính sách thanh niên, doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông nghiệp, đối phó với những thách thức và mối đe dọa mới, bao gồm tội phạm mạng và sự lây lan virus, chống khủng bố và buôn bán trái phép chất ma túy.
Kể từ khi thành lập, CICA đã diễn ra 5 hội nghị cấp cao và 6 cuộc gặp cấp ngoại trưởng, thể hiện sự ủng hộ tích cực về mặt chính trị đối với tiến trình hội nghị. Vị trí chủ tịch CICA liên tiếp được đảm nhiệm bởi Kazakhstan (2002–2010), Thổ Nhĩ Kỳ (2010–2014), Trung Quốc (2014–2018) và Tajikistan (2018–2020).
Vai trò chủ tịch của Kazakhstan
Năm 2020 được đánh dấu bằng việc Kazakhstan một lần nữa được bầu vào đảm nhận vị trí Chủ tịch Diễn đàn Hội nghị phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA).
Ngày 12/10 năm nay tại Nur-Sultan, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev trong cuộc gặp với các Trưởng đoàn tham gia Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao CICA lần thứ 6 đã lưu ý một loạt các ưu tiên cụ thể.
Trước hết, vấn đề nói về phát triển thể chế hơn nữa của CICA. Đề xuất chuyển CICA thành một tổ chức quốc tế chính thức về an ninh khu vực mà trước đó đã được Tổng thống đầu tiên của Kazakhstan đưa ra vào năm 2012 tại phiên họp kỷ niệm Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 4 của các nước CICA, diễn ra trùng với 20 năm kỷ niệm sáng kiến.
Chủ tịch luôn tiến hành chính sách tổ chức thảo luận có hệ thống đề xuất này trong khuôn khổ các nội dung khác nhau của diễn đàn. Đổi lại, ban thư ký hỗ trợ chủ tịch và thực hiện các công việc phân tích tương ứng.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao CICA lần thứ 6 do Kazakhstan chủ trì, các văn kiện quan trọng sau đây đã được thông qua: Danh mục cập nhật về các Biện pháp xây dựng lòng tin của CICA, Quy chế của hai cơ quan tư vấn mới của CICA là Hội đồng cố vấn và Trung tâm phân tích.
Theo vtc.vn
Nguồn bài viết: https://vtc.vn/tang-cuong-vai-tro-cua-cica-chia-khoa-cho-an-ninh-chau-a-ar653362.html
Link nội dung: https://phaply.net.vn/quyet-liet-day-lui-toi-pham-cua-cac-loai-toi-pham-a254260.html