Quyết định này được ủng hộ, bởi vì triết lý của họ là: “Những nguồn tài nguyên này là tài sản của người dân Na Uy, do đó họ sẽ được hưởng lợi từ nó”.
Có lẽ mọi người đều đã ít nhiều nghe nói về nền kinh tế hoàn hảo của Na Uy. Tuy nhiên, làm cách nào mà quốc gia này lại có thể xây dựng được một nền kinh tế tốt đến vậy?
Nhiều nhà kinh tế cho rằng, nền kinh tế Na Uy là sự pha trộn giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Đất nước này giữ vị trí khá cao trong danh mục xếp hạng những quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất, chỉ đứng sau 3 quốc gia. Không chỉ vậy, Na Uy còn tự hào là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất, sở hữu lực lượng lao động cực kỳ chuyên nghiệp. Tỷ lệ lực lượng lao động đã tốt nghiệp đại học lên đến 42% và tỷ lệ thất nghiệp cực kỳ thấp. Ngoài ra, họ là quốc gia được mọi ngân hàng lớn trên thế giới công nhận là một nơi rất thuận lợi để đầu tư kinh doanh.
Với những lợi thế như vậy, Na Uy chính là một trong những thị trường lao động có mức lương và chế độ phụ cấp cho công nhân tốt nhất thế giới. Theo chỉ số chất lượng cuộc sống được đánh giá bởi OECD, chỉ có khoảng 3% người Na Uy phải làm việc hơn 50 giờ một tuần, trong khi của Mỹ là 33%. Vậy bí quyết của nền kinh tế ở Na Uy là gì?
Trái với suy nghĩ của nhiều người, họ không giàu có một cách vô lý. Trước đây, nền kinh tế của Na Uy chủ yếu xoay quanh việc xuất khẩu cá. Thậm chí, quốc gia này còn có thể được so sánh với các nước chưa phát triển như Nigeria hay Bangladesh. Tuy nhiên, tất cả điều này đã thay đổi vào tháng 5 năm 1963, lần đầu tiên quốc gia này khẳng định chủ quyền của mình trên vùng biển Biển Na Uy. Họ cũng tuyên bố rằng, nếu Na Uy tìm thấy bất kỳ nguồn tài nguyên thiên nhiên nào như dầu mỏ thì chúng sẽ thuộc quyền sở hữu của họ, và họ được kiểm soát hoàn toàn chủ quyền của quốc gia trên vùng biển của mình. Do Na Uy là thành viên của tổ chức NATO nên không gặp bất kỳ khó khăn nào khi thực hiện tuyên bố này, không giống như trường hợp của các quốc gia khác đã thử làm điều này vào những năm 1960.
Thật bất ngờ, sau 6 năm, họ đã tìm thấy "vàng đen" hay thường được gọi là dầu mỏ. Kể từ thời điểm đó, ngành công nghiệp khai thác dầu của họ bùng nổ, nhưng nó hoàn toàn không giống như những nước khác. Họ trúng số độc đắc khi khai thác được hơn 1.600.000 thùng mỗi ngày. Việc tìm kiếm được một lượng lớn dầu như vậy đối với các quốc gia lớn như Mỹ hoặc Nga có thể sẽ gây ra sự tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nhưng đối với một quốc gia nhỏ như Na Uy, việc khai thác dầu mỏ quá nhiều sẽ gây tác động ngay lập tức.
Thay vì bị thu hút bởi hoạt động kinh doanh dầu mỏ, Na Uy dường như khá thận trọng khi kiểm soát doanh thu từ dầu và đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự gia tăng giá dầu này đã khiến GDP của Na Uy tăng thêm 500% trong một thập kỷ, điều chưa từng xảy ra vào thời điểm đó và được cho là vẫn còn tiếp tục gia tăng nhiều hơn nữa. GDP của Na Uy đã tăng từ 12 tỷ USD lên đến hơn 65 tỷ USD. Điều đáng ngạc nhiên là nguồn doanh thu từ dầu mỏ này không phải do các công ty tư nhân tạo ra. Thay vào đó, một công ty do nhà nước điều hành và sở hữu đã đảm nhận việc khai thác cũng như xuất khẩu dầu, tên công ty là Statoil. Quyết định này đã khiến chính phủ Na Uy trở nên vô cùng giàu có. Tầm ảnh hưởng của quốc gia đối với thị trường dầu mỏ cũng có sự thay đổi.
Thay vì vung tiền mặt như các đối tác Trung Đông, Na Uy có tầm nhìn xa khi thấy nguồn thu từ dầu mỏ không phải là mãi mãi. Họ cần một nguồn thu nhập đáng tin cậy hơn. Vì vậy, họ đã quyết định đầu tư vào một quỹ có tên "Sovereign wealth fund", quỹ tài sản có chủ quyền. Điều đáng ngạc nhiên là quỹ này có lượng tiền lớn nhất thế giới, đánh bại người Trung Quốc cũng như quỹ của UAE. Điều này càng đáng chú ý hơn là dân số của Trung Quốc gấp 250 lần dân số của Na Uy. Quyết định này được ủng hộ, bởi vì triết lý của họ là: "Những nguồn tài nguyên này là tài sản của người dân Na Uy, do đó họ sẽ được hưởng lợi từ nó".
Thật không may, người dân Na Uy không thể tiếp cận được số tiền này. Tuy nhiên, chính phủ cũng không được động chạm vào quỹ tiền này. Chỉ có lợi nhuận từ quỹ này mới được sử dụng để tài trợ cho chăm sóc sức khỏe, giáo dục, hệ thống phúc lợi, và quan trọng nhất là tái đầu tư lại vào quỹ. Năm 2017, Na Uy đã kiếm được 131 tỷ USD một cách đáng kinh ngạc từ việc sử dụng lợi nhuận để đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau, từ cổ phiếu cho đến hàng hóa. Quốc gia này cũng thật tuyệt vời và đáng khen ngợi khi thành lập một ủy ban đạo đức. Họ đã quyết định không đầu tư vào các nhà máy sản xuất vũ khí, công ty thuốc lá, các công ty có tiền sử gây ra thiệt hại cho môi trường, và cuối cùng là các công ty thường xuyên vi phạm quyền của người lao động. Điều thú vị nhất là họ bị cấm đầu tư vào chính đất nước của mình! Điều này có nghĩa là hiệu quả hoạt động của quỹ này không thể hỗ trợ các hoạt động kinh tế của Na Uy.
Quỹ tiền này là một công cụ vô cùng sáng tạo và hiệu quả. Nó giúp đảm bảo thu nhập cho đất nước và cho nhân dân Na Uy trong nhiều thập kỷ tới. Điều này tương đương với việc bạn trúng số hàng tháng nhưng vẫn đi phương tiện công cộng. Quỹ này sẽ đảm bảo điều kiện sống tốt cho các thế hệ sau này.
Công bằng mà nói, chi phí sinh hoạt ở Na Uy rất cao so với các quốc gia ở Châu Âu. Tuy vậy, có một cuộc sống an toàn và được đảm bảo vẫn là điều tuyệt vời nhất!
Có phải Na Uy có một nền kinh tế rất tốt không?
Đúng vậy. Na Uy có tổng GDP là hơn 403 tỷ USD, và nếu chúng ta quy đổi nó sang GDP bình quân đầu người, nó sẽ lên đến con số là 75.500 USD. Thậm chí, Na Uy còn rất giàu khi có quỹ tiền Chính Phủ lên đến trên 1000 tỷ USD, đánh bại Trung Quốc và UAE với biên độ hàng chục tỷ.
Tại sao Na Uy có một nền kinh tế tốt như vậy?
Thay vì phải đi xuất khẩu dầu mỏ, quốc gia này lại có một nền kinh tế tốt nhờ vào việc đầu tư vào các nước khác trên thế giới. Họ đầu tư vào các công ty khác thông qua một quỹ được gọi là "quỹ tài sản có chủ quyền". Quỹ này được dùng để đầu tư vào cổ phiếu, cơ sở hạ tầng và hàng hóa. Điều này sẽ đảm bảo thu nhập cho các thế hệ sau này của nhân dân Na Uy
Na Uy có phải là một quốc gia hoàn hảo?
Mặc dù Na Uy có một nền kinh tế gần như hoàn hảo, nhưng nó vẫn có những thiếu sót giống như mọi quốc gia khác. Ví dụ, mức thuế sinh hoạt của đất nước này cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác.
Theo cafebiz.vn
Nguồn bài viết: https://cafebiz.vn/na-uy-la-quoc-gia-co-nen-kinh-te-duoc-xep-hang-tot-nhat-tren-the-gioi-20211008100318721.chn
Link nội dung: https://phaply.net.vn/na-uy-la-quoc-gia-co-nen-kinh-te-duoc-xep-hang-tot-nhat-tren-the-gioi-a253586.html