Phân phối Vaccine dưới góc nhìn quốc tế: Vai trò của Doanh nghiệp, Chính phủ và Công nghệ

Phát triển Vaccine phòng chống vi rút Corona được đánh giá là bước tiến vĩ đại trong cộng đồng y học thế giới. Tuy nhiên triển khai vaccine đồng nghĩa với Chính phủ các nước phải đối mặt với những thách thức trên diện rộng. Phân phối vaccine quy mô lớn đòi hỏi tiến trình hòa nhập và hợp tác giữa các địa phương, quốc tế và thực thể kinh tế trên toàn cầu.

Vai trò của công nghệ và quan hệ đối tác công – tư

Thế giới chưa từng chứng kiến sự kiện gắn bó khăng khít giữa hai khu vực tư và công như trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, chính vì vậy thảo luận về vai trò hợp tác của doanh nghiệp và các chính phủ là điều cần thiết nhằm mục đích phân phối vaccine công bằng và hiệu quả. Doanh nghiệp và chính phủ sẽ cần tham gia vào các lực lượng toàn cầu nhằm đưa ra thông điệp nhất quán, đáng tin cậy và trung thực về tính an toàn và hiệu quả của vaccine. Bên cạnh đó, sự góp mặt của công nghệ là trợ thủ đắc lực không thể thiếu giúp các chính phủ quản lý chiến dịch vaccine. Ví dụ, vaccine của hãng Pfizer-BioNTech với liệu trình tiêm hai mũi là loại vaccine đầu tiên được chấp nhận thực nghiệm trên người, trong đó, quá trình phân phối tập trung đặc biệt chuỗi cung ứng và dây chuyền vận chuyển hậu cần. Chính vì vậy, không thể giải quyết những vấn đề xoay quanh vaccine một cách đơn lẻ mà cần đưa vào ứng dụng công nghệ cao nhằm cung cấp cho cơ quan đầu não đầy đủ thông tin về số lượng và thời gian để có thể đưa ra quyết định chính xác nhất. Toàn thế giới phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhanh chóng triển khai phân phối vaccine không chỉ giải quyết vấn đề hôm nay mà còn cho cả tương lai.

Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Không những vậy, tiến sĩ Ashwini Zenooz, Giám đốc Y tế và Phó Chủ tịch Cấp cao về Chăm sóc Sức khỏe và Khoa học Đời sống tại Salesforce cho biết: “Chúng ta cần chắc chắn rằng các cộng đồng trên thế giới đâng được tiếp cận và tiếp thu những thông tin rõ ràng, minh bạch và trung thực không chỉ trong không gian quốc nội mà còn phát triển cộng đồng quốc tế”. Tất cả những nỗ lực trên hướng về chung một mục địch tập trung vào phân phối công bằng vaccine, đảm bảo các khu vực nguy cơ cao và lực lượng lao động chủ chốt được ưu tiên tiếp cận vaccine. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy các quốc gia thu nhập cao và trên trung bình đã thu thập gần 5 tỷ liều vaccine, trong khi đó, người dân tại các nước thu nhập thấp có khả năng phải đợi đến năm 2023 hoặc 2024 mới có thể được tiêm chủng. Ngoài ra, đã có nhiều trường hợp thiểu số các quốc gia chỉ có 10 người được tiếp cận với vaccine chống Covid. Chủ nghĩa dân tộc không nên được áp dụng trong tiêm chủng thời đại dịch bởi nếu không khống chế được vi rút trên toàn cầu, bất kỳ nơi đâu cũng có khả năng tiềm ẩn mối đe dọa khủng khiếp hơn. Do đó, Chính phủ và doanh nghiệp cần hợp lực để bảo vệ lợi ích chung.

Phân phối vaccine

Bàn về phân phối vaccine công bằng trên toàn cầu, tiến sĩ Samira Asma, Trợ lý tổng giám đốc phụ trách dữ liệu, phân tích và phân phối cho tác động của Tổ chức Y tế Thế giới cho hay: “Chúng tôi đang làm việc chặt chẽ với các văn phòng khu vực và các quốc gia thành viên, đảm bảo hệ thống theo dõi khi vaccine được triển khai. Hệ thống sinh thái của các quốc gia cần được chú trọng và giữ vững cơ sở hạ tầng vững chắc là điều cần thiết. Tuy hiện nay vẫn tồn tại nhiều khoảng trống trong dữ liệu từ các quốc gia nhưng ưu tiên trước hết là kết nối toàn cầu".

Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Andrew Schroeder, Phó chủ tịch nghiên cứu & phân tích tại Direct Relief đã có những chia sẻ về tiến trình phân phối, vận chuyển và lưu trữ vaccine. Ông cho biết vaccine Pfizer yêu cầu nhiệt độ lạnh âm 94 độ F, tương đương với mức nhiệt ở Nam Cực do đó cần có hệ thống đóng gói riêng, ví dụ sử dụng đá khô trước trong quá trình đưa ra ngoài khu vực bảo quản. Đồng thời, vaccine đòi hỏi hệ thống giám sát nhiệt độ tiêu chuẩn cùng các điều kiện nghiêm ngặt xuyên suốt quá trình phân phối. Tiếp theo, cần phải xem xét vấn đề vận chuyển và lắp đặt thiết bị cho các xe chuyên dụng hoặc thông qua đường hàng không”. Tiến sĩ Samira Asma bổ sung: “Điều quan trọng là mỗi quốc gia đều đã sở hữu các hệ thống chức năng phục vụ phân phối vaccine trong bối cảnh các nước tồn tại lỗ hổng dữ liệu”.

Tiến sĩ Saad Omer, Giám đốc Viện Y tế Toàn cầu Yale trả lời câu hỏi về sự tham gia của doanh nghiệp trong phân phối vaccine, ông cho biết hiện nay có rất nhiều doanh nhân và các chủ sở hữu lao động có điều kiện giúp đỡ quốc gia cũng như thế giới về mặt vận chuyển, công nghệ và nhiều phương diện khác. Tất nhiên không phải ngành nghề nào cũng giống nhau. Ngành hàng không có lợi thế về phân phối, ngành sản xuất duy trì chuỗi cung ứng và hệ thống chăm sóc sức khỏe giữ nhiệm vụ khác. Về số lượng nhân viên y tế cần thiết, ông Andrew Schroeder chỉ ra: “Bắt buộc phải có nhân viên y tế được đào tạo bài bản tiếp nhận quá trình phân phối tiêm chủng”. Tiến sĩ Samira Asma bàn về thách thức trong quản lý dữ liệu cho hay thiết lập từng bước tiêu chuẩn là điều cần thiết nhằm quản lý và thực hiện có hiệu quả các chiến dịch cũng như phương pháp bao gồm xác định mục tiêu, nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực,… Bà cho rằng phân tích mô hình phân phối vaccine là điều kiện tiên quyết để đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Theo doanhnghiephoinhap.vn

Nguồn bài viết: https://doanhnghiephoinhap.vn/phan-phoi-vaccine-duoi-goc-nhin-quoc-te-vai-tro-cua-doanh-nghiep-chinh-phu-va-cong-nghe.html

Link nội dung: https://phaply.net.vn/phan-phoi-vaccine-duoi-goc-nhin-quoc-te-vai-tro-cua-doanh-nghiep-chinh-phu-va-cong-nghe-a251686.html