An ninh năng lượng và những vấn đề liên quan

Vấn đề về an ninh năng lượng được TS. Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề cập tại Diễn đàn “An ninh năng lượng cho phát triển bền vững” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 55 ngày 11/2/2019 của Bộ Chính trị về “Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và tiếp tục xác định quan điểm “phát triển nhanh và bền vững” với mục tiêu đến năm năm 2030, trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao như đã nêu tại dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Tại Việt Nam, bảo đảm an ninh năng lượng được xác định là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia. Ảnh minh họa.

Chủ đề an ninh năng lượng bắt đầu được khởi nguồn quan tâm sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ từ những năm 1970 của thế kỷ 20 và trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới. Cho đến nay, khái niệm an ninh năng lượng đã phát triển từ khái niệm an ninh năng lượng truyền thống sang khái niệm an ninh năng lượng phi truyền thống. Theo cách tiếp cận phi truyền thống, an ninh năng lượng được xét trong bối cảnh rộng hơn, không chỉ tập trung vào các mối đe dọa an ninh gây ra bởi sự gián đoạn đột ngột, sự tan rã và sự biến động giá cả từ các thao túng của những thỏa thuận cung cấp năng lượng hiện có như cách tiếp cận an ninh năng lượng truyền thống mà bao gồm cả việc tiêu thụ, sự khan hiếm và phân bổ tài nguyên năng lượng không cân bằng, cũng như việc xử lý các thảm họa, nhất là về môi trường. Theo đó, có 4 yếu tố quan trọng trong nội hàm khái niệm về an ninh năng lượng, đó là: (1) Khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng đối với nền kinh tế; (2) Khả năng tiếp cận và đa dạng các nguồn cung cấp năng lượng; (3) Chi phí cho các hoạt động trong hệ thống năng lượng; (4) Việc đảm bảo môi trường bền vững từ các hoạt động năng lượng. Như vậy, bảo đảm an ninh năng lượng được tiếp cận đầy đủ các yếu tố thuộc cả phía cung và cầu năng lượng.

Theo TS. Nguyễn Đức Hiển, việc đảm bảo an ninh năng lượng trên phương diện quốc gia chính là sự duy trì liên tục, ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng năng lượng với mức giá cả chấp nhận được đối với quốc gia đó. Trong đó các vấn đề về giá cả và sự đa dạng về nguồn cung cấp là những yếu tố có tính quyết định đến an ninh năng lượng xét trên góc độ lợi ích quốc gia.

Báo cáo của tổ chức đánh giá năng lượng toàn cầu (GEA) trên 130 quốc gia cho thấy, phần lớn các quốc gia rất dễ bị tổn thương, hiện đang đối mặt với thách thức về bảo đảm an ninh năng lượng. Hiện nay, trên thế giới chỉ có 15-20 quốc gia xuất khẩu năng lượng, chủ yếu là dầu khí, phần lớn còn lại là các quốc gia nhập khẩu hoặc tự túc về năng lượng. Có hơn 3 tỷ người sống ở 83 quốc gia nhập khẩu hơn 75% sản phẩm dầu mà họ tiêu thụ. Trên 80% các nước có thu nhập thấp đều nhập khẩu năng lượng và chi phí nhập khẩu năng lượng vượt quá 20% thu nhập xuất khẩu ở 35 quốc gia với 2,5 tỷ dân và vượt quá 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở 15 quốc gia khác với 200 triệu dân. Nhu cầu về dầu mỏ và các sản phẩm chiếm 90% năng lượng ở các quốc gia và có xu hướng tăng lên, đặc biệt là châu Á; gần 650 triệu người sống ở 32 quốc gia Á- Âu nhập khẩu hơn 75% lượng khí đốt; hơn 700 triệu người sống ở 31 quốc gia sử dụng một tỷ lệ đáng kể điện năng chỉ từ một hoặc hai đập lớn; có 20 trong số 31 quốc gia có chương trình điện hạt nhân đã không bắt đầu xây dựng một lò phản ứng mới trong 20 năm qua và ở 19 quốc gia tuổi trung bình của các nhà máy điện hạt nhân là trên 25 năm; ở gần 3/4 các quốc gia có thu nhập thấp, thời gian mất điện trung bình hơn 24 giờ mỗi tháng và ở khoảng 1/6 các quốc gia thu nhập thấp, thời gian mất điện trung bình trên 144 giờ (sáu ngày) một tháng…

Ảnh minh họa.

TS. Nguyễn Đức Hiển cho biết: Tại Việt Nam, bảo đảm an ninh năng lượng được xác định là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia. Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã nêu rõ quan điểm “Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; đồng thời, Nghị quyết đã xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.Ngày 30/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 136 về phát triển bền vững, trong đó mục tiêu số 7 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 có nội dung về bảo đảm an ninh năng lượng, cụ thể là: đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người.

Chủ đề an ninh năng lượng bắt đầu được khởi nguồn quan tâm sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ từ những năm 1970 của thế kỷ 20 và trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới. Cho đến nay, khái niệm an ninh năng lượng đã phát triển từ khái niệm an ninh năng lượng truyền thống sang khái niệm an ninh năng lượng phi truyền thống. Theo cách tiếp cận phi truyền thống, an ninh năng lượng được xét trong bối cảnh rộng hơn, không chỉ tập trung vào các mối đe dọa an ninh gây ra bởi sự gián đoạn đột ngột, sự tan rã và sự biến động giá cả từ các thao túng của những thỏa thuận cung cấp năng lượng hiện có như cách tiếp cận an ninh năng lượng truyền thống mà bao gồm cả việc tiêu thụ, sự khan hiếm và phân bổ tài nguyên năng lượng không cân bằng, cũng như việc xử lý các thảm họa, nhất là về môi trường. Theo đó, có 4 yếu tố quan trọng trong nội hàm khái niệm về an ninh năng lượng, đó là: (1) Khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng đối với nền kinh tế; (2) Khả năng tiếp cận và đa dạng các nguồn cung cấp năng lượng; (3) Chi phí cho các hoạt động trong hệ thống năng lượng; (4) Việc đảm bảo môi trường bền vững từ các hoạt động năng lượng. Như vậy, bảo đảm an ninh năng lượng được tiếp cận đầy đủ các yếu tố thuộc cả phía cung và cầu năng lượng.

Theo TS. Nguyễn Đức Hiển, việc đảm bảo an ninh năng lượng trên phương diện quốc gia chính là sự duy trì liên tục, ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng năng lượng với mức giá cả chấp nhận được đối với quốc gia đó. Trong đó các vấn đề về giá cả và sự đa dạng về nguồn cung cấp là những yếu tố có tính quyết định đến an ninh năng lượng xét trên góc độ lợi ích quốc gia.

Báo cáo của tổ chức đánh giá năng lượng toàn cầu (GEA) trên 130 quốc gia cho thấy, phần lớn các quốc gia rất dễ bị tổn thương, hiện đang đối mặt với thách thức về bảo đảm an ninh năng lượng. Hiện nay, trên thế giới chỉ có 15-20 quốc gia xuất khẩu năng lượng, chủ yếu là dầu khí, phần lớn còn lại là các quốc gia nhập khẩu hoặc tự túc về năng lượng. Có hơn 3 tỷ người sống ở 83 quốc gia nhập khẩu hơn 75% sản phẩm dầu mà họ tiêu thụ. Trên 80% các nước có thu nhập thấp đều nhập khẩu năng lượng và chi phí nhập khẩu năng lượng vượt quá 20% thu nhập xuất khẩu ở 35 quốc gia với 2,5 tỷ dân và vượt quá 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở 15 quốc gia khác với 200 triệu dân. Nhu cầu về dầu mỏ và các sản phẩm chiếm 90% năng lượng ở các quốc gia và có xu hướng tăng lên, đặc biệt là châu Á; gần 650 triệu người sống ở 32 quốc gia Á-Âu nhập khẩu hơn 75% lượng khí đốt; hơn 700 triệu người sống ở 31 quốc gia sử dụng một tỷ lệ đáng kể điện năng chỉ từ một hoặc hai đập lớn; có 20 trong số 31 quốc gia có chương trình điện hạt nhân đã không bắt đầu xây dựng một lò phản ứng mới trong 20 năm qua và ở 19 quốc gia tuổi trung bình của các nhà máy điện hạt nhân là trên 25 năm; ở gần 3/4 các quốc gia có thu nhập thấp, thời gian mất điện trung bình hơn 24 giờ mỗi tháng và ở khoảng 1/6 các quốc gia thu nhập thấp, thời gian mất điện trung bình trên 144 giờ (sáu ngày) một tháng.…

Ảnh minh họa.

TS. Nguyễn Đức Hiển cho biết: Tại Việt Nam, bảo đảm an ninh năng lượng được xác định là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia. Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã nêu rõ quan điểm “Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; đồng thời, Nghị quyết đã xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.Ngày 30/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 136 về phát triển bền vững, trong đó mục tiêu số 7 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 có nội dung về bảo đảm an ninh năng lượng, cụ thể là: đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người.

Thực tiễn phát triển năng lượng quốc gia từ năm 2007 đến nay cho thấy, mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia còn nhiều thách thức: các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, cơ cấu đang bị mất cân đối, áp lực phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn; một số chỉ tiêu bảo đảm an ninh năng lượng đang biến động theo chiều hướng bất lợi (bao gồm các chỉ tiêu như: (1) Tỷ số trữ lượng và sản xuất than, dầu và khí tự nhiên ngày càng giảm; (2) Sự phụ thuộc vào nhập khẩu than, dầu và khí tự nhiên ngày càng tăng; (3) Tỷ trọng chi phí nhập khẩu than, dầu và khí tự nhiên trong tổng thu nhập quốc nội ngày càng tăng. Từ năm 2015, Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu năng lượng và xu hướng này ngày càng tăng lên nhanh trong dài hạn); các mối đe dọa liên quan đến an ninh năng lượng ngày càng lớn.

Nguyên nhân chủ yếu là do tài nguyên năng lượng sơ cấp về thủy điện về cơ bản đã khai thác hết; sản lượng dầu và khí ở một số mỏ lớn sau thời gian dài khai thác đã suy giảm nhanh, việc phát triển mỏ mới trên Biển Đông gặp nhiều khó khăn; tuy trữ lượng than còn nhiều nhưng chưa khai thác triệt để do công nghệ còn lạc hậu và điều kiện khai thác ngày càng khó khăn làm tăng giá thành; một số dự án nguồn điện chưa đưa vào vận hành do chậm tiến độ và chậm khởi công so với quy hoạch, hoặc dừng triển khai; chưa có một chiến lược và chính sách cụ thể rõ ràng để bảo đảm khả năng tiếp cận được các nguồn năng lượng có khả năng cung cấp dài hạn, có độ tin cậy cao, giá thành hợp lý; giá năng lượng còn chưa theo cơ chế thị trường; khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế chưa chú trọng đúng mức đến vấn đề cung cấp năng lượng dẫn đến hệ số đàn hồi năng lượng cao…

Nghị quyết 55 đã đề ra 6 nhóm nhiệm vụ và giải pháp lớn để tăng cường đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cụ thể là:

Hoàn thiện thể chế bảo đảm thực hiện tốt chính sách vĩ mô của Nhà nước đối với quy hoạch, phát triển và vận hành hệ thống năng lượng quốc gia;

Chuyển dịch năng lượng và thực hiện dữ trự năng lượng quốc gia: phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng; ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch; khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng hoá thạch trong nước, chú trọng mục tiêu bình ổn, điều tiết và yêu cầu dự trữ năng lượng quốc gia;

Cơ cấu lại khu vực tiêu thụ năng lượng gắn với sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: cơ cấu lại các ngành tiêu thụ năng lượng, đặc biệt là khu vực đầu tư nước ngoài để giảm thiểu cường độ năng lượng. Có chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp tiêu thụ ít năng lượng và có hiệu quả về kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, cần phải xem sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường là quốc sách quan trọng và trách nhiệm của toàn xã hội. Tăng cường kiểm toán năng lượng; xây dựng cơ chế, chính sách đồng bộ, chế tài đủ mạnh và khả thi để khuyến khích đầu tư và sử dụng các công nghệ, trang thiết bị tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, góp phần thúc đẩy năng suất lao động và đổi mới mô hình tăng trưởng;

Nâng cao nội lực, tăng cường tính tự chủ trong ngành năng lượng: chủ động sản xuất được một số thiết bị chính trong các phân ngành năng lượng; nâng cấp, xây dựng lưới điện truyền tải, phân phối điện tiên tiến, hiện đại;

Thu hút các nguồn lực trong phát triển năng lượng gắn với phát triển thị trường năng lượng: cần cơ cấu lại toàn diện các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực năng lượng theo hướng tập trung vào các lĩnh vực cốt lõi, có thế mạnh; tạo lập môi trường thuận lợi, minh bạch; công khai quy hoạch, danh mục các dự án đầu tư, xoá bỏ mọi rào cản để thu hút, khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư, phát triển các dự án năng lượng trong và ngoài nước. Để thu hút được các nguồn lực cho phát triển năng lượng cần phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông giữa các phân ngành điện, than, dầu khí và năng lượng tái tạo, kết nối với thị trường khu vực và thế giới. Xoá bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định;

Thực hiện chính sách đối ngoại năng lượng: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tích cực, chủ động xây dựng các đối tác chiến lược để thực hiện mục tiêu nhập khẩu năng lượng trong dài hạn và đầu tư tài nguyên năng lượng ở nước ngoài; Thực hiện chính sách đối ngoại năng lượng linh hoạt, hiệu quả, bình đẳng, cùng có lợi. Mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác năng lượng với các đối tác chiến lược, đối tác quan trọng; Khẩn trương xây dựng chiến lược nhập khẩu năng lượng dài hạn song song với khuyến khích đầu tư, khai thác tài nguyên năng lượng ở nước ngoài để góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư dự án năng lượng ở nước ngoài, trước hết là với các dự án nguồn điện tại một số nước láng giềng để chủ động nhập khẩu điện về Việt Nam. Mở rộng quan hệ đối tác với các công ty đầu tư năng lượng, phát triển công nghệ năng lượng tiên tiến…

Chúng ta cũng cần làm rõ phương pháp, cách tiếp cận phù hợp trong đánh giá mức độ bảo đảm an ninh năng lượng của Việt Nam. Thực tế, Việt Nam hiện nay mới bắt đầu nghiên cứu có tính tổng thể về bài toán đánh giá mức độ đảm bảo an ninh năng lượng. Trong điều kiện hệ thống năng lượng cũng như nền kinh tế Việt Nam có những đặc điểm riêng, cần thiết phải xây dựng cơ sở phương pháp luận và mô hình mô phỏng hệ thống năng lượng Việt Nam với các dấu hiệu phù hợp với điều kiện tự nhiên và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp đánh giá mức độ đảm bảo an ninh năng lượng được xây dựng bởi các tổ chức và các nước khác nhau, tùy thuộc vào đặc thù của từng quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổ chức năng lượng quốc tế (IEA) đánh giá dựa trên 8 dấu hiệu đơn lẻ và 5 dấu hiệu hợp nhất, trong đó 8 dấu hiệu đơn lẻ bao gồm: (1) về nguồn tài nguyên năng lượng, (2) tỷ lệ dự trữ/sản xuất, (3) sự đa dạng, (4) sự phụ thuộc nhập khẩu, (5) sự ổn định chính trị, (6) giá năng lượng, (7) tỉ lệ sử dụng các nhiên liệu có gốc carbon, (8) tính thanh khoản của thị trường; dấu hiệu hợp nhất có thể được xây dựng từ các dấu hiệu đơn lẻ đã nêu ở trên và từ việc xem xét tổ hợp các yếu tố tác động tác động tới vấn đề an ninh năng lượng mà các dấu hiệu đơn lẻ đã đề cập đến. Các dấu hiệu hợp nhất thể hiện qua chỉ số cơ sở Shannon, Chỉ số S/D (Cung cấp/Tiêu thụ), Dấu hiệu về sự sẵn sàng để chi trả, Dấu hiệu về tính dễ tổn thương của dầu mỏ…

Liên minh châu Âu (EU) đánh giá dự trên 8 dấu hiệu đơn lẻ đã được sử dụng bao gồm: cường độ năng lượng; cường độ carbon; tỉ lệ độc lập về nhập khẩu năng lượng với từng nguồn năng lượng sơ cấp chính là than đá, khí thiên nhiên và dầu mỏ; sản lượng của các nguồn năng lượng sơ cấp; tổng công suất nguồn điện và cuối cùng là nhu cầu năng lượng cho giao thông.

Theo phương pháp đánh giá của Liên bang Nga, có 7 dấu hiệu đơn lẻ quan trọng nhất để đánh giá các khía cạnh khác nhau về an ninh năng lượng của mình, bao gồm: sụt giảm năng lực công suất sản xuất năng lượng của hệ thống, tỉ lệ của các loại nhiên liệu chi phối trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng, mức độ không cấp đủ năng lượng cho khách hàng so với tổng nhu cầu của các nguồn năng lượng đó, khả năng tìm kiếm các nguồn năng lượng bù đắp lại mức độ khai thác hàng năm phục vụ cho việc tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, mức độ vượt quá của các khả năng cung cấp của các loại nhiên liệu trên tổng số nhu cầu của các loại năng lượng đó, mối quan hệ giữa tổng số nhiên liệu dự trữ tại thời điểm đầu của thời đoạn và mức tiêu thụ hàng năm, mức độ sử dụng hiệu quả năng lượng, đặc trưng cho mức độ tiêu thụ năng lượng trên 1 đơn vị GDP.

Việt Nam cần tham khảo và lựa chọn cách tiếp cận và phương pháp đánh giá nào cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển riêng biệt.

Theo doanhnghiephoinhap.vn

Nguồn bài viết: http://doanhnghiephoinhap.vn/an-ninh-nang-luong-va-nhung-van-de-lien-quan.html

Link nội dung: https://phaply.net.vn/an-ninh-nang-luong-va-nhung-van-de-lien-quan-a244091.html