ECJ tuyên hủy án phạt trốn thuế đối với Apple: Tìm hiểu về vai trò của ECJ và EC trong xử lý các vi phạm kinh tế, thương mại

(Pháp lý) - Mới đây, Tòa án Liên minh châu Âu (ECJ) đã hủy bỏ án phạt, vốn buộc Apple phải trả lại 13 tỷ euro (15 tỷ USD) tiền thuế cho Ireland. Án phạt này trước đây được tuyên ( quyết định) bởi Ủy ban Châu Âu (EC). Vậy EJC và EC có vai trò thế nào trong hệ thống bộ máy của Liên minh Châu Âu và trong xử lý các vi phạm kinh tế, thương mại ?

Apple thoát án phạt thuế từ EC nhờ quyết định của ECJ

Hồi tháng 8/2016, Ủy ban châu Âu (EC) đã quyết định phạt tập đoàn công nghệ Apple của Mỹ 13 tỷ euro về hành vi trốn thuế tại Ireland. Đây được coi là mức án phạt cao nhất trong lịch sử của liên minh.

EU đã tiến hành điều tra trong 3 năm về các thỏa thuận ưu đãi thuế giữa Apple và Ireland. Kết quả cho thấy tập đoàn có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới này đã dàn xếp với Chính phủ Ireland để tránh các hóa đơn đóng thuế.

Ủy viên phụ trách vấn đề cạnh tranh của EU, bà Margrethe Vestager, cho hay Dublin đã dành những ưu đãi thuế bất hợp pháp, hay còn gọi là "các thỏa thuận nhân ái," cho Apple, qua đó tiếp tay cho hãng này trốn thuế trong nhiều năm.

Quan chức EU này còn chỉ rõ cùng các thỏa thuận với Chính phủ Ireland, mức thuế mà Apple phải đóng rất thấp, chỉ ở mức 0,005% trên tổng lợi nhuận của hãng này tại EU vào năm 2014. Như vậy, Apple chỉ phải trả 50 euro tiền thuế cho mỗi 1 triệu euro lợi nhuận.

Ảnh minh họa

Cả Ireland và Apple đều phản đối quyết định trên và kháng cáo. Trong phán quyết mới nhất, tòa án EU cho rằng EC đã không chứng minh được rằng các chi nhánh của Apple tại Ireland được hưởng lợi kinh tế thông qua hành động hỗ trợ của chính phủ nước này. Các bên liên quan có thể tiếp tục kháng cáo lên Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) vào năm 2021.

Apple đã hoanh nghênh phán quyết mới nhất, tái khẳng định rằng điểm đến của số lợi nhuận trên là Mỹ, chứ không phải Ireland. Apple nhấn mạnh vụ kiện này không phải là về số tiền thuế mà công ty phải trả, mà tập trung vào nơi công ty cần nộp. Doanh nghiệp này luôn tự hào là công ty đóng thuế lớn nhất trên thế giới và nhận thức được tầm quan trọng của tiền thuế trong xã hội.

Còn Ireland thì đánh giá tích cực phát quyết trên, khẳng định Apple đã không nhận được bất kỳ ưu đãi nào và công ty đã nộp thuế theo đúng luật của nước này.

Thất bại trên của EC được cho là sẽ làm suy yếu hoặc trì hoãn các vụ kiện chống lại các thỏa thuận của các "đại gia" Ikea và Nike với Hà Lan, Huhtamaki với Luxembourg.

Trước Apple, thương hiệu cà phê nổi tiếng của Mỹ là Starbuck và hãng sản xuất ô tô Fiat cũng chịu mức phạt lên tới 30 triệu euro (tương đương 34 triệu USD) về hành vi trốn thuế lần lượt tại hai nước nói trên./.

Vai trò của ECJ trong thể chế chính trị của Liên minh Châu Âu

ECJ là tên viết tắt của Tòa án Công lý Liên minh châu Âu. ECJ là một trong 7 thể chế chính trị chính của Liên minh châu Âu (EU) có thẩm quyền tư pháp đối với các vấn đề liên quan đến luật pháp của Liên minh châu Âu.

Theo đó, ECJ có nhiệm vụ đảm bảo luật pháp được theo dõi sát sao khi giải thích và áp dụng các hiệp ước đã ký kết giữa các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu.

ECJ có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật của các thể chế khác của Liên minh châu Âu và đảm bảo rằng các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu phải tuân thủ các nghĩa vụ theo đúng quy định của các hiệp ước có hiệu lực. Khi các tòa án của quốc gia thành viên yêu cầu, ECJ có trách nhiệm giải thích các vấn đề liên quan đến luật pháp Liên minh châu Âu.

ECJ có quyền thụ lý và đưa các nước thành viên hoặc các cơ quan vi phạm ra trước Tòa án Công lý Liên minh châu Âu để xét xử. Đặc biệt, ECJ có quyền tuyên hủy và bác bỏ các quyết định trước đó của Ủy ban châu Âu (EC) đối với các vi phạm kinh tế, thương mại của các tập đoàn kinh tế…

Việc hôm 15.7 vừa qua ECJ đã hủy bỏ án phạt, vốn buộc Apple phải trả lại 13 tỷ euro (15 tỷ USD) tiền thuế cho Ireland, mà án phạt này trước đây được tuyên ( quyết định) bởi EC là một ví dụ.

Kể từ khi thành lập, ECJ đã đưa ra hàng trăm phán quyết khác nhau, trong đó có các phán quyết nổi tiếng xử lý các tranh chấp liên quan đến kinh tế, thương mại ở các nước….

Vai trò của EC trong mối quan hệ với ECJ và trong xử lý các vi phạm kinh tế thương mại.

Ủy ban châu Âu (EC) là tổ chức then chốt, cơ quan hành pháp cao nhất của Liên minh châu Âu, chịu trách nhiệm thi hành các quyết định, giám sát việc duy trì các hiệp ước, các qui định của Liên minh châu Âu và điều hành công việc hàng ngày của Liên minh. Ủy ban hoạt động như một chính quyền độc lập siêu quốc gia, tách riêng khỏi các chính phủ; được mô tả như "cơ quan duy nhất dành cho việc suy nghĩ tới châu Âu".

Trụ sở của EC

Theo đó, Uỷ ban châu Âu có các quyền rất quan trọng sau:

Quyền hành pháp của Liên minh do Hội đồng nắm giữ: Hội đồng trao cho Ủy ban một số quyền để hoạt động. Tuy nhiên, Hội đồng có thể rút lại các quyền này, tự mình trực tiếp hành động, hoặc áp đặt các điều kiện cho việc sử dụng chúng. Các quyền này được qui định ở các điều 211–219 của Hiệp ước Liên minh châu Âu và bị hạn chế nhiều hơn quyền hành pháp quốc gia.

EC khác với các thể chế khác trong các trụ cột của Liên minh châu Âu ở chỗ riêng nó có quyền đề ra các sáng kiến lập pháp, nghĩa là chỉ Ủy ban mới có thể đưa ra các đề nghị chính thức về lập pháp. Ủy ban chia sẻ quyền này với Hội đồng về chính sách đối ngoại và an ninh chung, nhưng không có quyền về việc hợp tác tư pháp và cảnh sát trong các vấn đề tội phạm.

Tuy nhiên trong Liên minh châu Âu, thì Hội đồng và Nghị viện có thẩm quyền đề nghị lập pháp; trong phần lớn các trường hợp, Ủy ban đề xướng phần căn bản của các đề nghị này, điều đó bảo đảm việc dự thảo luật của Liên minh châu Âu được phối hợp chặt chẽ và mạch lạc.

Các quyền đề nghị luật của Ủy ban thường tập trung vào việc chỉnh đốn kinh tế, đề xuất nhiều điều chỉnh dựa trên "nguyên tắc phòng ngừa". Điều này có nghĩa là việc điều chỉnh chặn trước sẽ xảy ra nếu có một nguy cơ tác động đến môi trường hoặc sức khỏe con người. Ví dụ việc xử lí vấn đề biến đổi khí hậu, hạn chế sử dụng sinh vật biến đổi gen (GMO).

Đáng chú ý, EC có trách nhiệm bảo đảm các hiệp ước và luật được duy trì, bằng cách đưa các nước thành viên hoặc các cơ quan vi phạm ra trước Tòa án Liên minh châu Âu ( ECJ) để xét xử.

Trong nhiều trường hợp, Ủy ban đã đưa ra các điều chỉnh nghiêm ngặt hơn các nước khác. Do qui mô rộng lớn của thị trường châu Âu, nên trên thực tế, Ủy ban trở thành chủ thể điều chỉnh thị trường toàn cầu.

Gần đây, Ủy ban đã xúc tiến soạn thảo Luật tội phạm châu Âu. Năm 2007, một đề nghị luật chống tội phạm khác được xúc tiến là Chỉ thị về tăng cường các biện pháp chống tội phạm nhằm bảo đảm việc tôn trọng các quyền sở hữu trí tuệ.

Khi luật pháp đã được Hội đồng và Nghị viện thông qua, thì Ủy ban có trách nhiệm bảo đảm việc thi hành, thông qua các nước thành viên hoặc qua các cơ quan của Liên minh. Ngoài ra, Ủy ban còn chịu trách nhiệm thi hành Ngân sách Liên minh châu Âu, cùng với Tòa Kiểm toán, bảo đảm quĩ của Liên minh được chi tiêu chính xác.

Ngoài ra, Ủy ban cũng có một số vai trò đại diện đối ngoại cho Liên minh, như đại diện trong các tổ chức như WTO. Chủ tịch Ủy ban cũng thường dự các cuộc họp của G8.
Đáng chú ý, EC có trách nhiệm bảo đảm các hiệp ước và luật được duy trì, bằng cách đưa các nước thành viên hoặc các cơ quan vi phạm ra trước Tòa án Liên minh châu Âu ( ECJ) để xét xử.

Thời gian qua, quyền lực của EC được biết đến khi đã tuyên nhiều án phạt đối với các tập đoàn kinh tế lớn như hồi tháng 6 năm 2017, EC đã công bố mức án phạt lên tới 2,4 tỷ euro (tương đương 2,7 tỷ USD) đối với Google do vi phạm các quy định về chống độc quyền của EU trong lĩnh vực bán hàng trên mạng.

Google từng bị EC tuyên mức án phạt lên tới 2,4 tỷ euro (tương đương 2,7 tỷ USD)

Lê Phúc ( t/h)

Link nội dung: https://phaply.net.vn/ecj-tuyen-huy-an-phat-tron-thue-doi-voi-apple-tim-hieu-ve-vai-tro-cua-ecj-va-ec-trong-xu-ly-cac-vi-pham-kinh-te-thuong-mai-a238959.html